Hôm nay,  

Chính Trị Đức Sẽ Thay Đổi?

26/07/200500:00:00(Xem: 5257)
Ngày 18-92005 sắp tới, bà Angela Merkel (con gái của một Mục Sư Tin Lành, đã sống, lớn lên và đã từng tham gia phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ dưới xã hội chủ nghĩa Đông Đức) nay là ứng cử viên Thủ Tướng của CDU và là đối thủ của Schroeder có thể thay thế Schroeder trở thành vị nữ Thủ Tướng đầu tiên và trẻ nhất của nước Đức, vừa tròn 51 tuổi. (Photo AFP)


Từ cuối năm 2004, các chuyên gia và viện nghiên cứu về bầu cử của Đức đã xôn xao bàn tán đến hai cuộc bầu cử nghị viện duy nhất của năm 2005, vào ngày 19.2.05 tại tiểu bang Schleswig-Holstein thuộc vùng Bắc Đức và ngày 22.5.05 tại tiểu bang NRW, một tiểu bang lớn nhất nước Đức. Vì thế nếu xét về phương diện chính trị thì kết quả 2 cuộc bầu cử nói trên có tầm ảnh hưởng rất lớn trên chính trường Đức. Và cũng theo những nhà chuyên gia nầy, nếu đảng nào thắng, nhất là tại bang NRW thì có triển vọng sẽ thắng trong kỳ bầu cử Quốc Hội (QH) Đức vào mùa thu năm 2006 (thông thường khi mãn nhiệm kỳ 4 năm nếu QH không bị giải tán).
Sau khi bị thất bại chua cay ở Schleswig-Holstein, SPD tìm đủ mọi cách để gở gạt trong kỳ bầu cử nghị viện tại NRW, một tiểu bang lớn nhất nước Đức và cũng là tiểu bang duy nhất còn lại do Xanh-Đỏ cầm quyền. Chủ tịch đảng SPD, Muentefering muốn lấy lòng cử tri nên lên tiếng chỉ trích giới tư bản. Muentefering nói: nhiều nhà đầu tư tài chánh đã không một chút bận tâm về số phận con người mà chỗ làm của họ đã bị hủy diệt không thương xót. "Thành phần tài phiệt này ẩn danh, vô hình tướng, sà xuống các hãng xưởng như một bầy châu chấu vơ vét mùa màng rồi tiếp tục bay đi" (nguyên văn tiếng Đức: Manche Finanzinvestoren bleiben anonym, haben kein Gesicht, fallen wie Heuschreckenschwaerme ueber Unternehmen her, grasen sie ab und ziehen weiter). Mặc dầu có nhiều chuyên gia cho rằng Muentefering chỉ trích giới tư bản là vì ông ta muốn sử dụng một chiến lược mới không ngoài mục đích tháo gở sự không ủng hộ của dân Đức liên quan đến cuộc bầu cử ở NRW vào ngày 22.5.05 nhưng ban lãnh đạo SPD nói riêng và ngay cả đương kim Thủ tướng Schroeder cũng đã lên tiếng ủng hộ lập trường của Muentefering. Tuy SPD rốt ráo vận động cử tri, công khai chỉ trích chương trình tranh cử của CDU và FDP và với ứng cử viên hàng đầu là đương kim Thống Đốc Steinbrueck, người vốn có nhiều uy tín đối với dân chúng bang NRW nhưng cuối cùng SPD vẫn thua CDU trong kỳ bầu cử nghị viện vào ngày vừa qua và đã bị liên minh CDU + FDP loại khỏi chính quyền sau 39 năm làm mưa làm gió tại bang NRW.
Một điều mà giới quan sát ghi nhận và tỏ ra ngạc nhiên nhiều là sau khi kết quả bầu cử NRW công bố lúc 18 giờ thì 20 phút sau đó đảng trưởng SPD, Muentefering đã tuyên bố qua đài truyền hình là liên minh cầm quyền muốn bầu cử lại quốc hội Đức vào mùa thu 2005, sớm hơn một năm thay vì đã ấn định là mùa tháng 09.06. Đúng 20 giờ, TT Schroeder xuất hiện trên truyền hình xác nhận và giải thích lí do tại sao cần phải có cuộc tổng tuyển cử mới sớm hơn. Schroeder cho biết là chính phủ đương nhiệm sẽ gặp nhiều khó khăn vì ngay trong nội đảng SPD, những nghị sĩ thuộc cánh tả sẽ công kích ông ta mạnh hơn nữa trong những biểu quyết tại quốc hội liên quan đến chương trình cải tổ Agenda 2010, chính phủ của ông sẽ không còn được sự tín nhiệm của liên minh cầm quyền và từ căn bản này đưa đến sự bế tắt, chính quyền do ông lãnh đạo chỉ còn hấp hối, chờ chết mà thôi. Có thể đây là chiến thuật mới của SPD sau khi mất quyền tại NRW nhưng chúng ta phải chờ thêm ít lâu nữa mới biết là tình hình chính trị Đức sẽ được giải quyết như thế nào dựa theo luật pháp Đức. Chính Schroeder đã đưa Tổng Thống Đức Horst Koehler vào thế kẹt, được Schroeder phôn cho biết sau khi giới truyền thông loan tải tin sẽ bầu cử lại vào tháng 09.2005 nên nhất thời cũng chưa biết xử trí làm sao qua thế cờ chính trị mới do hai ông Muentefering và Schroeder đạo diễn. Ngay sau đó, đại diện khối đối lập lần lượt lên tiếng. Westerwelle (FDP) tuyên bố sẳn sàng và bà Angela Merkel, chủ tịch đảng CDU cũng cho biết là không chống lại việc này vì đó cũng là ý muốn của dân chúng Đức!
Ngày 23.5.05, Muentefering tuyên bố sau một cuộc họp khẩn cấp của hội đồng lãnh đạo đảng SPD là Schroeder sẽ xác định lại sự tín nhiệm của quốc hội đối với ông qua một cuộc biểu quyết của các Thượng Nghị Sĩ vào ngày 01.7.05. Sau đó Schroeder tin cho Tổng Thống Đức biết ý định của mình.
Đến kỳ hạn, theo yêu cầu của Schroeder, liên minh cầm quyền Xanh-Đỏ đã biểu quyết tại Hạ Viện bất tín nhiệm đương kim Thủ Tướng Đức, Gerhard Schroeder. Dân chúng Đức và những chuyên gia phân tích về tình hình chính trị Đức thì theo dõi và bình phẩm về trò hề chính trị xảy ra tại Berlin, thủ đô Đức! Kết quả, Schroeder đã đạt được mục đích do chính ông ta muốn và đưa ra: Ông ta đã thua và bị quốc hội Đức bất tín nhiệm. Mặc dầu Muentefering kêu gọi các Thượng nghị sĩ (TNS) trong nội đảng nên bỏ phiếu trắng nhưng vẫn có nhiều TNS xem thường. Kết quả gồm có tất cả 151 phiếu tín nhiệm (105 phiếu của SPD và 46 phiếu thuận của Xanh) và 148 bất tín nhiệm Schroeder. Khối đối lập toàn bộ không tín nhiệm Schroeder với 296 phiếu. Điều đáng nói là có 3 TNS của SPD (Bà Dauebler-Gmelin, ông Uwe Kuester, bà Sigrid Skarpelis-Sperk) và Werner Schulz (Xanh) tẩy chay không tham dự cuộc bỏ phiếu không thật, được xem như là đã dàn xếp trước của SPD do hai ông Schroeder và Muentefering chủ mưu. Qua kết quả trên, Schroeder đã mở đường cho cuộc bầu cử quốc hội sớm hơn một năm thay vì vào mùa thu 2006 như luật pháp Đức đã ấn định. Tuy nhiên tất cả còn tùy thuộc vào quyết định của Tổng Thống Đức, Horst Koehler cũng như quyết định của Tòa án hiến Pháp tối cao Đức nếu có vài TNS đệ đơn tố tụng chống lại màn kịch bỏ phiếu bất tín nhiệm do chính Schroeder đạo diễn, như họ đã từng tuyên bố trước và sau cuộc biểu quyết nói trên. Nói chung, các đảng phái đối lập cũng như đa số dân chúng Đức đều muốn có một cuộc tổng tuyển cử mới. Điểm đáng lưu ý là TNS Werner Schulz (Xanh) lên tiếng chỉ trích rất mạnh đối vơi những thành viên của đảng Xanh đã đồng tình với mưu mô chính trị của Schroeder. Qua tuần báo Bild am Sonntag, TNS Schulz không những đã lên án cuộc bầu cử bất tín nhiệm Schroeder là ngụy tạo, vô lý cũng như đã so sánh quốc hội Đức qua sự kiện này không khác gì nghị viện DDR (Cộng sản Đông Đức) trước đây, có rất nhiều nghị gật. Ông Schulz còn nói thêm là những TNS Xanh nào, nhất là những ai thuộc phong trào 68 trước đây (một phong trào phản chiến, chống chiến tranh Mỹ vào thập niên 60 trong đó có Bộ trưởng ngại giao Fischer từng xuống đường, chiếm cứ trụ sở Đức và đánh lộn với cảnh sát Đức!) đã đưa đảng Xanh vào tình trạng nói trên phải gánh chịu trách nhiệm do họï tạo ra, đó là những ai đã mù quáng a dua cùng với SPD, đi theo con đường do Schroeder vạch ra và đẩy Xanh xuống hố sâu".


Dựa theo luật 68 của hiến pháp Đức, Tổng Thống Đức phải quyết định, trể nhất là 21 ngày sau khi Thủ Tướng bị quốc hội bất tín nhiệm là quốc hội có bị giải tán để bầu cử lại hay không. Trong trường hợp Tổng Thống Đức đồng ý giải tán Hạ Viện thì trể nhất là sau 6o ngày phải tổ chức tổng tuyển cử mới và luật Đức đã qui định rõ ràng, ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật hay ngày nghỉ lễ. Vài ngày trước khi quyết định, TT Koehler cò đặt nhiều câu hỏi với Schroeder và sau khi duyệt xét lại đựa theo hiến pháp Đức, lúc 20 giờ 15 ngày 21.7.05, TT Koehler đã tuyên bố qua truyền hình Đức là quốc hội thứ 15 của nước Đức bị giải tán và sẽ bầu cử lại vào ngày 18.09.2005. Điểm đáng ghi nhận là TT Koehler viện dẫn lí do giải tán quốc hội là vì nước Đức đang đứng trước một tình trạng rất khó khăn, cần phải có một chính phủ được hậu thuẩn của quốc hội và dân chúng nói chung. TT Koehler còn nói thêm: "Tương lai của chúng ta và con cái chúng ta đang đứng trên một trò chơi, hàng triệu người đang thất nghiệp từ nhiều năm nay. Ngân sách quốc gia và các tiểu bang thì đang lâm vào tình trạng rất bi đát. Chúng ta có ít con trẻ và càng ngày thì càng già đi. Thêm vào đó chúng ta còn phải cạnh tranh với thế giới để sinh tồn". Vì thế tôi cùng quan điểm với Schroeder, không còn cách nào khác sau khi xét lại tình trạng nước Đứùc hiện nay, tôi tuyên bố giải tán quốc hội Đức để bầu cử lại. Liền sau đó, Chủ Tịch Quốc Hội, ông W. Thierse (SPD) lên tiếng ngợi khen, tôn trọng quyết định của TT Koehler và chính thức tuyên bố giải tán HạViện. Kế đến Schroeder xuất hiện, cho biết là ông ta sẽ tái tranh cử chức Thủ Tướng và kêu gọi dân chúng bầu cử mình. Sau đó là bà Merkel lên tiếng, khen quyết định của Koehler và yêu cầu dân chúng nên xem đây là cơ hội tốt cho nước Đức và hãy tham gia cuộc bầu cử sắp đến cũng như hy vọng là sẽ có sự thay đổi chính quyền vào mùa Thu 2005. Chủ tịch đảng FDP, ông Westerwelle cũng tuyên bố tương tự.
Một điểm người viết xin lưu ý là trong trường hợp hai TNS Schulz và Hoffmann kiện lên Toà Án Hiến Pháp Liên Bang khiếu nại cuộc bỏ phiếu đầy mưu tính và có chuẩn bị của Schroeder là vi hiến thì Toà Án phải duyệt xét lại. Nhiều luật gia tên tuổi của Đức cũng chưa nhất trí trên phương diện này nên phải chờ quyết định của Toà Án Hiến Pháp Liên Bang mà theo kinh nghiệm của những chuyên gia phân tíùch chính trị Đức, có lẽ kết quả sẽ được công bố vài tuần trước ngày 18.9.05. Trong trường hợp Toà Án Hiến Pháp Liên Bang chuẩn y đơn kiện tụng của 2 TNS nói trên thì quyết định của Tổng Thống Koehler sẽ vô giá trị. Quốc Hội Đức phải nhóm họp lại và tiếp tục thi hành trọng trách nhân dân giao phó. Chỉ thắc mắc điều là chính Schroeder lại khẳng định rằng trong trường hợp này, ông ta (dù đã bị Quốc Hội bất tín nhiệm) sẽ không từ chức (") và sẽ cố gắng lèo lái tiếp tục chính quyền Xanh-Đỏ do ông lãnh đạo cho đến khi xong nhiệm kỳ vào mùa Thu 2006. Nhưng các đảng phái không thể chờ đến khi nước đến chân mới nhảy nên đã bắt đầu ngay với chương trình tranh cử, sau khi TT Koehler tuyên bố giải tán quốc hội Đức.
Một cuộc thăm dò ý kiến chớp nhống của đài truyền hình N-TV cho biết là có 78% dân chúng Đức đồng ý bầu cử lại Quốc Hội Đức. Bây giờ tôi xin mạn phép được đưa ra vài mô hình để từ đó thử đốn xem tình hình chính trị Đức sẽ đi về đâu (") sau cuộc tổng tuyển cử mới nói trên đựa theo kết quả thăm dò ý kiến cử tri Đức vào hạ tuần tháng 7.2005. Tuy nhiên, trước khi bình phẩm, người viết xin giới thiệu sơ qua các đảng phái Đức sẽ có mặt trong cuộc tổng tuyển cử sắp đến. Điểm quan trọng là muốn đắc cử vào Quốc Hội Liên Bang Đức, đảng ra tranh cử phải chiếm ít nhất 5% số cử tri đi bầu. Đi từ căn bản này, có thể nói trước là cho dù các đảng hữu khuynh liên minh với nhau nhưng họ sẽ không chiếm hơn được 5% sự ủng hộ của cử tri Đức nên không cần đền cập đến. Khác với các nước xã hội chủ nghĩa độc tài đảng trị, Đức là một quốc gia dân chủ và đa đảng nên tất cả các đảng phái có đăng bộ đều được quyền tranh cử trong các cuộc bầu cử nghị viện hay quốc hội. Còn lại chỉ có các đảng dân chủ như CDU (Christian Democratic Union) và CSU (Christian Social Union), FDP (Liberaldemocratic Party), SPD (Xã Hội Đức), Xanh và đảng Tả Khuynh (WASG & PDS) mới thành lập (WASG do nhóm ly khai từ cánh tả SPD lập ra và PDS là hậu thân đảng Cộng Sản Đức trước đây).
Nói chung, đảng nào cũng nói tốt trong chương trình tranh cử của họ hết, không ngoài mục đích tăng trưởng kinh tế hầu giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho dân chúng, giảm thuế, chấn chỉnh an ninh nội điạ v.v... nên người viết không đi sâu vào vấn đề này và chỉ giới hạn trên phương diện là nếu chính quyền Đức bị thay đổi thì đảng nào sẽ cầm quyền và ai có thể trở thành Thủ Tướng Đức"
Kết quả thăm dò ý kiến cử tri mới nhất cho biết đảng CDU hiện đang dẫn đầu với 42% cử tri ủng hộ, SPD được 27%, Xanh: 9%, FDP: 7% và Tả Khuynh được 12%. Chuyện ngựa về ngược, Xanh-Đỏ thắng cử bất ngờ như trong lần bầu cử Quốc Hội năm 2002 chỉ là ảo tưởng. Nếu đến ngày bầu cử kết quả không thay đổi thì liên minh đang cầm quyến sẽ bị lật, thời đại mới sẽ do CDU/CSU & FDP thay thế (tổng cộng dược 49%) trong khi SPD+Xanh+Tả khuynh tính chung thua vì chỉ được 46% mà thôi. Ba đảng này sẽ giữ vai trò đối lập ở Hạ Viện. Trong trường hợp này bà Merkel (CDU) sẽ lật Schroeder và trở thành Nữ Thủ Tướng Đức. Nhưng giả thử cho rằng CDU&CSU trong hơn 2 tháng tới sa sút (kém hơn 40%) hay cho dù CDU & CSU không thay đổi nhưng FDP lọt sổ vì không chiếm được 5% và cũng đặt giả thuyết là sự ủng hộ cho SPD hay Xanh khá hơn so với tình trạng hiện tại thì SPD+Xanh+Tả Khuynh sẽ thắng. Nếu họ liên minh để nắm quyền.thì Schroeder sẽ được bầu vào chức Thủ Tướng. Một chính trị gia hàng đầu thuộc cánh tả SPD, từng là đồng chí thân thiết với Lafontaine đã đưa ra đề nghị này. Một chuyện mà theo thiển ý người viết khó thành vì Schroeder và Lafontaine (từng là cựu chủ tịch đảng SPD, sau bị Schroeder thay thế, đã phản đối đường lối chính trị cuả Schroeder nên từ chức bộ trưởng tài chánh trong nội các Schroeder năm 1999 và gần đây, trả lại thẻ và bỏ đảng SPD sau 39 năm là thành viên đảng này và hiện tại là ứùng cử viên hàng đầu của WASG) từng đối nghịch nhau như nước với lửa, đó là chưa kể đến chuyện Lafontaine triệt để chống chương trình cải tổ Angenda 2010 của Schroeder, từng tuyên bố Schroeder là nhà chính trị không tôn trọng những gì đã thoả thuận nên khó mà có thể ngồi lại với nhau. Còn Xanh với PDS kị nhau ra mặt nên vì thế một liên minh giữa ba đảng này cũng khó mà thành hình. Trừ khi Schroeder tham quyền cố vị, vẫn muốn ngồi lì trên chiếc ghế Thủ Tướng và không còn nhớ đến những lời tuyên bố mới đây của ông ta là SPD sẽ chẳng bao giời liên minh làm việc chung với đảng tả khuynh thì sự kết hợp mới hình thành. Tuy nhiên theo suy luận của người viết, một sự liên minh chỉ đặt trên nền tảng chia chát nhau những chiếc ghế Thủ Tướng, Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng này kia v.v... thì khó mà tồn tại lâu dài được. Trước sau gì chính quyền (giả tưởng) giữa SPD, Xanh và Tả khuynh cũng sẽ tan vỡ. Còn lại chỉ có một giải pháp duy nhất là liên minh lớn giữa CDU và SPD mà thôi. Giải pháp này cũng đang được nhiều chính trị gia hàng đầu thuộc đảng SPD mang ra bàn cải. Trong trường hợp này, có lẽ CDU sẽ được đề cử vị Thủ Tướng Đức. Lí do tại sao". Tại vì trên căn bản, đảng nào mạnh sẽù chiếm được ưu thế hơn, có quyền đề cử ứng cử viên đảng vào chức vụ Thủ Tướng. SPD cho dù cho đến ngày bầu cử có thể khá hơn, được cử tri ủng hộ thêm nhưng sự chênh lệch hiện tại với gần 15% so với CDU, SPD khó mà san bằng được, dựa theo kinh nghiệm bầu cử Đức trong những năm qua. Bởi vậy, trong trường hợp này, Schroeder sẽ phải chôn vùi cái tham vọng thành Thủ Tướng Đức thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Có lẽ ông ta sẽ rút lui khỏi chính trường sau đó. Từ giả thuyết này, bà Angela Merkel, ứng cử viên Thủ Tướng của CDU và là đối thủ của Schroeder có thể thay thế Schroeder trở thành vị nữ Thủ Tướng đầu tiên và trẻ nhất của nước Đức, vừa tròn 51 tuổi.
Nếu giả thuyết trên biến thành sự thật thì vào ngày 18.09.2005 sắp tới, Tiến Sĩ Angela Merkel (CDU), con gái của một Mục Sư Tin Lành, đã sống, lớn lên và đã từng tham gia vào phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ dưới xã hội chủ nghĩa Đông Đức, một nước mà Cộng Sản đàn em một thời cho là thiên đàng Cộng Sản trước đây, một thanh nữ từng đóng góp ít nhiều trong cuộc cách mạng cuối thập niên 80 nhằm lật đổ chế độ độc tài đảng trị Động Đức có rất nhiều triển vọng để trở thành một "Maggie Merkel" của Đức, giống như nữ thủ tướng Margaret Thatcher cầm quyền nước Anh trước đây!

Lê Hoàng Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.