Hôm nay,  

Thời Sự Úc Châu: Cải Tổ Luật Pháp Hay Bắt Chẹt Người Lao Động

14/07/200500:00:00(Xem: 5521)
Theo kết quả cuộc thăm dò dân ý mới nhất vừa được đăng tải trên nhật báo Sydney Morning Herald ngày 5/7/05 vừa qua thì 60% dân chúng Úc chống lại những thay đổi mà chính phủ Howard dự định thông qua nhằm cải tổ quan hệ lao tư ở Úc, 19% không có ý kiến hoặc không biết và chỉ có 21% yểm trợ.
Cuộc thăm dò này được thực hiện trong hai ngày 3 và 4/7/05, sau cuộc bãi công biểu tình rộng lớn nhất nước Úc trong hơn một thập niên qua. Hôm thứ Năm 31/6/05 có hơn 100,000 người ở Melbourne, hơn 10,000 ở Perth, khoảng 20,000 tại Brisbane, 5,000 ở Adelaide và gần 3,000 ở Hobart đã hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Liên Đoàn Lao Động ACTU bãi công tham dự mít-tinh và biểu tình tuần hành để bày tỏ thái độ chống lại dự định nói trên của chính phủ Howard. Tại Sydney, hơn 120,000 người đã đình công trong hai giờ đồng hồ ngày thứ Sáu 1/7/06 để yểm trợ cho chiến dịch của ACTU.
Người ta có thể thấy được một cách thật rõ ràng sự thay đổi trong dân chúng về những cải tổ mà chính phủ Howard quyết định áp đặt lên cho tất cả mọi người dân Úc có công ăn việc làm. Kết quả của cuộc thăm dò dân ý vào hai ngày 14 và 15/6 do cơ quan Ipsos Mackay Public Affairs tổ chức - được đăng tải trên nhật báo The Australian Financial Review ngày 21/6 thì hơn 1/3 số người được thăm dò bày tỏ sự ủng hộ cho quyết định của chính phủ Howard.
Kể từ khi chính phủ Tự Do đại thắng trong kỳ tổng tuyển cử vừa qua để trở thành chính phủ liên bang đầu tiên trong hơn 26 năm, nắm được đa số tại Thượng Viện bắt đầu ngày 1/7/06, thì ông Howard đã tuyên bố rằng chính phủ liên bang sẽ đưa ra những cải tổ sâu rộng và quan trọng nhất trong quan hệ lao tư từ năm 1904 cho đến nay.
Những thay đổi này chủ yếu nhắm vào năm mục tiêu: tước quyền của chính phủ cấp tiểu bang trong vấn đề quan hệ lao tư, giảm thiểu tối đa vai trò của ủy Ban Hòa Giải Quan Hệ Lao Tư (Industrial Relations Commission - IRC), xóa bỏ hệ thống khẳng định mức lương quy chế (awards system), cắt giảm sức mạnh của công đoàn và giảm thiểu tối đa việc thương lượng chung về điều kiện làm việc (collective bargaining) để đưa tới một hợp đồng chung (collective agreement). Điều này có nghĩa, chính phủ LB sẽ chiếu theo hiến pháp dùng quyền hành pháp đối với các công ty để phủ quyết những chính sách về quan hệ lao tư của chính phủ tiểu bang.
Từ xưa đến nay IRC vẫn là cơ quan có thẩm quyền và nhiệm vụ hòa giải những xung đột về quan hệ lao tư giữa giới chủ nhân và công nhân. Nay thì quyền này bị tước mất. Hơn thế nữa, IRC cũng bị tước mất quyền quy định mức lương tối thiểu trên toàn quốc cũng như mức lương tối thiểu cho từng cấp bực trong mọi ngành nghề. Quyền này sẽ được trao cho một cơ quan mới được thành lập là Australian Fair Pay Commission (ủy Ban Định Lương Công Bằng - AFPC). Sự khác biệt giữa IRC và AFPC là AFPC không có sự tham dự của đại diện công đoàn. Chắc chắn AFPC sẽ không giảm mức lương tối thiểu hiện hành, nhưng theo như những nhà bình luận kinh tế cho biết, AFPC chắc chắn sẽ giảm thiểu sự gia tăng cũng như nhịp độ gia tăng mức lương tối thiểu, tạo nên một sự khác biệt to lớn giữa mức lương tối thiểu và mức lương trung bình.
Từ khi chính phủ Howard nắm quyền năm 1996 thì công nhân cùng làm chung tại một hãng xưởng được khuyến khích cùng nhau hợp tác để thương lượng với chủ nhân điều kiện làm việc thích hợp cho hoàn cảnh riêng biệt của hãng xưởng họ và không cần phải có sự tham dự của đại diện công đoàn. Và cũng từ thời điểm ấy thì IRC có nhiệm vụ duyệt xét những bản hợp đồng được thương lượng chung như thế để đảm bảo rằng công nhân không bị bất lợi vì giới chủ nhân chèn ép. Nay quyền ấy cũng bị tước đi và giao cho Office of the Employment Advocate - một cơ quan được thiết lập từ 1996 vốn chỉ có quyền xét duyệt hợp đồng cá nhân (Australain Workplace Agreement). Điều này có nghĩa sự duyệt xét cả hợp đồng cá nhân lẫn hợp đồng thương lượng chung sẽ trở nên vô cùng lỏng lẻo, tạo nhiều bất lợi cho giới công nhân.
Chính phủ Howard cũng tuyên bố sẽ không áp dụng luật ngăn chận việc sa thải công nhân một cách bất công (unfair dismissal laws) đối với các cơ xưởng, văn phòng, thương nghiệp có ít hơn 100 nhân viên - kể như 90% thương nghiệp, cơ xưởng ở Úc.

Hệ thống thẩm định mức lương quy chế (awards system) hiện hành có 20 phụ bổng mà chủ nhân phải trả cho công nhân và theo dự định cải tổ của chính phủ Howard thì bốn phụ bổng sẽ bị gạt ra: phụ bổng hưu trí (superannuation), phụ bổng nghỉ phép cho những người làm việc lâu năm (long service leave), phụ bổng cho những ngày bị gọi vào bồi thẩm đoàn (jury service leave) và quan trọng hơn hết là tiền thế cho thời gian thông báo cho nghỉ việc (notice of termination).
Quan trọng hơn hết là việc hủy bỏ “điều kiện không thiệt thòi” (no disadvantage test) hiện hành. Theo như phương pháp hiện hành thì bản hợp đồng cá nhân (Australian Workplace Agreement) hoặc hợp đồng thương lượng chung (collective agreement) phải dùng hợp đồng quy chế (awards) làm căn bản tối thiểu để công nhân không bị thiệt thòi, khi công nhân hy sinh một quyền lợi này thì phải được bù đắp bằng quyền lợi khác có giá trị tương đương - thí dụ như nếu đồng ý không lãnh lương thêm lúc làm giờ phụ trội thì phải được quyền lấy số giờ nghỉ tương đương mà vẫn có lương (time in lieu).
Theo dự định của chính phủ Howard thì “điều kiện không thiệt thòi” sẽ được thay thế bằng Tiêu Chuẩn Lương Hướng và Điều Kiện Công Bằng (Australian Fair Pay & Conditions Standard). Tiêu chuẩn này bao gồm vỏn vẹn mức lương tối thiểu và bốn điều kiện căn bản là nghỉ thường niên (annual leave), nghỉ bệnh (sick leave), nghỉ hậu sản (parental leave) và giờ làm việc tối đa mỗi tuần (hiện được định ở mức 38g/tuần, nhưng không có gì đảm bảo rằng nó sẽ không trở nên 40g/tuần).
Quả thật chính phủ Howard đang muốn đẩy ngược quan hệ lao tư ở Úc trong thế kỷ 21 trở lại thời kỳ đen tối của thế kỷ 19 khi công nhân thợ thuyền bị chủ nhân bóc lột dã man. Đại đa số người dân Úc - đặc biệt là những người đến từ các quốc gia mà ngôn ngữ chính không phải là tiếng Anh, hoặc từ các quốc gia chậm phát triển - có lẽ không biết, không để ý và ơ thờ với hệ thống xác định lương bổng quy chế, không nhận thức được rằng hợp đồng quy chế là cái lưới an toàn để bảo vệ quyền lợi của họ, ngăn cản không để họ bị giới chủ nhân chèn ép, bóc lột.
Theo sự biện luận của chính phủ Howard thì mỗi người công nhân biết rõ hơn ai hết về nhu cầu của mình và vì thế chỉ có họ mới là người có thể sáng suốt mạnh dạn thương lượng và điều đình với chủ nhân về những điều kiện làm việc thích hợp với hoàn cảnh của họ. Và vì thế, chính phủ ngày càng khuyến khích - nếu không nói là ngầm ép buộc - áp dụng hợp đồng cá nhân.
Thế nhưng, thử nghĩ xem, một thiếu phụ Việt Nam không rành tiếng Anh, không có kiến thức về quyền lợi của mình có thể nào có đủ tự tin hay khả năng để thương lượng ngang hàng với chủ nhân được không" Một thiếu niên 16 tuổi làm việc tại một tiệm ăn có dám điều đình với chủ nhân khi bị chèn ép không" Một người thất nghiệp lâu năm cố xin việc làm có dám từ chối không ký nhận hợp đồng mà chủ nhân soạn thảo mặc dù nó không công bằng hay không, nếu ông ta biết rằng ngoài phòng chờ có hơn 10 người khác sẵn sàng nhảy vào chụp lấy công việc ấy"
Chính phủ Howard dường như dựa vào tính chuộng công bằng cùng sự tử tế đứng đắn của giới chủ nhân và giám đốc để đảm bảo cho sự công bằng của việc thương lượng hợp đồng nặng tính một chiều như thế. Tuy nhiên, trong thương trường, lợi nhuận là trên hết. Mục tiêu tối hậu của bất kỳ một chủ nhân thương nghiệp, một giám đốc hãng xưởng hay công ty nào cũng là lợi nhuận. Và cách dễ dàng làm gia tăng lợi nhuận nhất vẫn là cắt giảm chi phí. Để có thể cạnh tranh với những thương nghiệp mà chủ nhân không tử tế, sẵn sàng xử dụng quyền hạn mà chính phủ Howard trao cho họ nhằm chèn ép công nhân để giảm giá hàng, chắc chắn bất kỳ chủ nhân nào, dù công bằng tử tế đến mấy, cũng sẽ phải làm tương tự cho sự sống còn của họ.
Công nhân Úc quả thực đang đứng trước một viễn ảnh đen tối. Phương pháp duy nhất để có thể ngăn chận chuyện này là tích cực hưởng ứng chiến dịch của công đoàn trong việc nâng cao sự hiểu biết của dân chúng về nguy cơ cận kề, kêu gọi dân chúng bày tỏ thái độ về dự định thay đổi để làm áp lực với từng thượng nghị sĩ trong Thượng Viện Úc đặt quyền lợi của người dân và của quốc gia lên trên ý thức hệ cùng quyền lợi của đảng phái và dùng quyền phủ quyết để đánh bại dự luật ác nghiệt này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.