Hôm nay,  

Còn Lính Mỹ Mất Tích?

10/07/200500:00:00(Xem: 5417)
Còn tù binh Mỹ mất tích nào đang sống tại Việt Nam hay không" Đây là câu hỏi gợi hứng cho nhiều suy đóan hơn bất cứ đề tài nào trong các vấn đề về Cuộc Chiến Việt Nam. Nhưng, có thật là đảng CSVN đã trả về Mỹ tất cả các tù binh Mỹ sau cuộc chiến" Hay là đâu đó dứơi núi Ba Vì, hay trong hang động Pắc Bó… vẫn còn các nhà tù đặc biệt"

Thủ Tướng Phan Văn Khải đã hòan tất chuyến thăm Hoa Kỳ. Trong nghị trình làm việc ở Mỹ, một cách chính thức thì không có chuyện gì dính tới MIA/POW (lính Mỹ mất tích/tù binh chiến tranh). Có vẻ như là chuyện nhỏ, không có gì, hoặc là chuyện này đã xong rồi, khỏi nói. Nhưng nhìn lại trứơc khi ông Khải sang Mỹ 9 ngày, có một bản tin của thông tấn nhà nứơc VNA (tức TTXVN) loan bản tin nhan đề rằng "Vietnam, US Effectively Co-operate in POW/MIA Issue" (Việt-Mỹ Hợp Tác Hiệu Quả Trong Vấn Đề POW/MIA." Vì sao chọn thời điểm đó để thảy ra bản tin như thế" Giữa một lúc mà ai cũng bận rộn bàn về các hợp đồng phi cơ với Boeing, viễn thông với AT&T, Sprint, điện tóan với Intel, và bắt tay bắt chân với 20 ngân hàng Mỹ…

Thực ra, không phải vì phía Hà Nội muốn moi chuyện tìm xương cốt làm gì. Chết chóc là chuyện tối mật, phải giữ kín chứ. Cũng hệt như chuyện khi mổ xác ông Hồ Chí Minh để làm ướp xác, thì nan đề cãi nhau trong Đảng CSVN là phải đem thờ ở đâu bộ đồ lòng gan ruột phèo phổi đang bốc mùi của ông Hồ… Phải tối mật chứ, thế rồi bây giờ mới lộ ra là bộ đồ lòng đó đang để trong Đền Thờ Bác Hồ trên núi Ba Vì, trong Công Viên Quốc Gia Ba Vì.

Bản tin VNA loan ngày 10-6-2005, ghi lời Trung Uùy Lenfort Mitchell, Trưởng Đòan Liên Hợp Tìm Kiếm POW/MIA, Đơn Vị 2 tại VN, "ca ngợi quyết tâm phía VN cũng như nỗ lực giúp Mỹ tìm MIA sau cuộc chiến…" Bản tin rất là dài dòng, đầy lời ca ngợi nhà nứơc CSVN thành khẩn giúp tìm kiếm POW/MIA.
Nguyên do có bản tin ngày 10-6-2005 đó, chỉ vì một bài báo trên tờ The Village Voice (Tiếng Làng), nhan đề "Senator Goes Missing: Where are the soldiers" The issue the press never asks McCain about" (Thượng Nghị Sĩ Mất Tích Rồi: Các Chiến Binh Đâu" Vấn Đề Mà Truyền Thông Chưa Bao Giờ Hỏi McCain).
May mắn, báo này báo nhỏ, không ảnh hưởng lớn. Thêm nữa, nhằm đề tài tung ra giữa lúc bồi thẩm đòan vụ xử ngôi sao âm nhạc Michael Jackson bắt đầu họp, thế là dân Mỹ lại không chú ý. Còn phía những người quan tâm về Việt Nam, thì thấy tin này tung ra có vẻ như phá họai chuyến đi sắp tới của ông Khải. Có gì thì để ngừơi ta về nứơc rồi nói chứ, sao nói nhằm lúc sắp trải thảm đỏ…

Thực sự, Sydney H. Schanberg hình như không có thù riêng gì ông Khải hay McCain, mà chỉ vì thấy chuyện bực dọc phải nói. Cũng không phải Schanberg muốn đánh chận McCain (Đảng Cộng Hòa) trứơc ý định tranh cử Tổng Thống Mỹ 2008. Schanberg đã viết nhiều đề tài nóng hổi cho tuần báo The Village Voice, như về lún sình Iraq, chỉ trích cả báo chí thân Bush… mà chẳng kiêng nể gì ai.

Schanberg cũng không phải cánh tay nối dài của Đảng Dân Chủ, bởi vì chính trong mùa bầu cử nóng hổi 2004 nhà báo này đã tấn công kịch liệt ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ John Kerry cũng về đề tài ém nhẹm tin có thể có nhiều tù binh Mỹ còn sống sau khi Mỹ rút hòan toàn khỏi VN. Bài đó nhan đề "When John Kerry's Courage Went M.I.A." trong số ngày 24-2-2004. Nghĩa là, Schanberg không kiêng nề gì Dân Chủ, Cộng Hòa… mà cứ đụng ráo.

Thế, tại sao lúc đó ban vận động của TT Bush không chụp bài báo đó mà tấn công Kerry" Đơn giản, nếu tấn công, thì cử tri sẽ hỏi trong 4 năm làm Tổng Thống, ông Bush đã đụng vào hồ sơ này tới đâu" Hiển nhiên, dân Mỹ chỉ thấy là Bush đối xử ưu đãi VN hơn là Bắc Hàn, Cuba… nghĩa là Bush cũng nín thở qua sông đối với Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải…

Theo bài báo hôm 7-6-2005 về McCain, nhà báo Schanberg viết, "Làm việc sát cánh với Pentagon và giới tình báo, McCain đã giữ kín các hồ sơ mật về một số tù binh còn sống nhưng bí mật bị giam lại bởi Hà Nội khi cuộc chiến kết thúc để làm đòn bẩy đòi bồi thường chiến tranh. Họ không bao giờ được trở về Mỹ. Bây giờ họ chỉ được liệt kê hoặc như là đã chết hoặc như là mất tích. Có 7 tổng thống liên tục, khởi đầu với Richard Nixon, đã lặng lẽ cho phép bưng bít các hồ sơ POW này - trong khi tuyên bố là đã chỉ thị cho Pentagon và các sở tình báo giải mật mọi hồ sơ có thể…

"Thực tế là nhiều ngàn sồ sơ POW lý ra phải giải mật từ lâu và cung cấp cho các gia đình ngừơi mất tích và công chúng thì lại bị đẩy sâu vào bí mật. TNS John McCain là 1 tay chơi chính trong màn ém tin này.
"Vài thí dụ sẽ cho bạn thấy vai trò của McCain. Năm 1991, ông đưa ra cái gọi là 'Dự Luật McCain'. Đơn giản, nó tạo ra một mê hồn trận thư lại để chỉ có vài hồ sơ POW có thể đưa ra. Và năm 1996, McCain thành công trong việc tu chính, mà thực ra là làm hỏng, Đạo Luật Chiến Binh Mất Tích (Missing Service Personnel Act), gỡ bỏ hết tất cả các răng bén của luật này. Luật nguyên thủy buộc phạt tội hình sự bất kỳ ai, thí dụ như một viên chức chính phủ, dân sự hay quân sự, người nào phá hủy hay bưng bít hay giấu các gia đình POW bất kỳ thông tin nào về một lính mất tích. McCain đơn giản xóa đi phần này. Oâng nói phạt tội hình sẽ ảnh hưởng sợ hãi đối với khả năng của Pentagon khi tuyển nhân viên vào văn phòng POW-MIA….

"… Khi hòa ước thương thuyết ở Paris trong tháng 1-1973, Hà Nội từ chối đưa ra - cho tới sau khi ký hiệp ước - danh sách các tù binh Mỹ được trả về. Các viên chức Mỹ kinh hoàng khi đọc danh sách trao cho. Danh sách có 591 tên, ít hơn vài trăm mà dữ kiện tình báo Mỹ cho thấy số lính Mỹ còn sống khi bị bắt. Th1i dụ, danh sách Mỹ về tù binh ở Lào có 311 tên người. Trong số 591 tù binh trà về trên danh sách Hà nỘi trao, chỉ có 9 người từ Lào. Đó là mới nói chuyện về Lào.

"Chuyện sai biệt ở Lào này được đăng thành tin trang nhất báo The New York Times hồi cúôi tháng 1-1973. Sau đó, các báo dòng chính không bao giờ theo dõi nữa. Không, tới tận bây giờ. Mọi người tập trung vào chuyện thấy được: 591 tù binh về Mỹ. John McCain, chống nạng vì bị tra tấn tới đi hết nổi, là một trong nhóm này.

"Có bao nhiêu người Mỹ nhớ rằng năm 1992, có 2 Bộ Trưởng Quốc Phòng từng phục vụ thời Nixon trong Cuộc Chiến VN, Melvin Laird và James Schlesinger, điều trần trước 1 ủy ban đặc biệt Thượng Viện về POW - trước ống kính TV, có tuyên thệ - rằng họ tin là, từ các dữ kiện tình báo mạnh mẽ, rằng nhiều tù binh còn sống ở VN và Lào chưa được trả về Mỹ" Schlesinger nói với ủy ban: "Tôi không thể kết luận khác hơn… có một số còn bị bỏ lại." Chưa ai thách thức các lời điều trần đó. Schlesinger, trứơc khi trở thành Bộ Trưởng Quốc Phòng, đã giữ chức Giám Đốc CIA.

"TNS McCian là 1 thành viên trong ủy ban POW đó, đồng chủ tịch là bạn ông, TNS John Kerry. Bản phúc trình chung cuộc của ủy ban, đầu năm 1993, đã xóa trắng chứng cớ về có tù binh Mỹ còn sống bị bỏ rơi…
"…Năm 1993, một hồ sơ xuất hiện từ văn khố Xô Viết. Nhan đề cho biết đó là 1 bản phúc trình cuối cuộc chiến viết bởi Tướng CSVN Trần Văn Quang, trình lên Uûy Ban Trung Ương Đảng CSVN. Trong đó, Quang viết là quân đội CSVN đã giam 1,205 tù binh Mỹ - tức là 614 người nhiều hơn con số 591 tù binh trả về Mỹ. Oâng viết, chỉ vài người trao trả sau hòa ước, và phần còn lại sẽ bí mật giam làm bắt bí cho tới khi Hà Nội nhận xong bồi thường tái thiết. Pentagon lập tức gọi đó là bản văn giả mạo, nhưng không đưa hcứng cớ nào. Các nhà thư khố Xô Viết nói thẳng thừng rằng đó là 1 bản văn thật.

"Như chúng ta biết, Hà Nội chưa bao giờ nhận được tiền bồi thường. Mỹ nói vẫn giữ chính sách không bao giờ đưa tiền chuộc về tù binh; lời này có thể đúng, hoặc không đúng. Chưa có nỗ lực nghiêm túc nào do Washington hay báo chí điều tra về chuyện hồ sơ Tướng Quang.

"Chuyện CSVN đưa lời đòi tiền chuộc có hồi đầu chính phủ Reagan, theo lời điều trần hữu thệ trước ủy ban POW từ cố vấn an ninh quốc gia Riched Allen của TT Reagan. Sau đó, ông rút lời, nói là ông trí nhớ nhầm lẫn…"

Đại khái câu chuyện là thế. Khi ông Khải gặp ông Bush, và ký được hàng lọat hợp đồng gần như mọi ngành chiến lược, như điện, điện thoại, điện thọai, vệ tinh, xây khu công nghiệp, du lịch… có phải đây là tiền chuộc" Mà nếu Mỹ không chi tiền, thì vẫn cứ kẹt hòai. Mà thậm chí như chi tiền, như thời dân gốc Hoa nộp vàng để vượt biên, vẫn có tểh bị công an đục cho tàu chìm giữa biển mà…

Chỗ này, xin chính phủ Hà Nội xử cho khéo. Nếu còn tù binh Mỹ, thì nên trả cho thật êm dịu, đừng gây phẫn nộ. Còn nếu không còn gì hết, thì đây là cơ hội lớn để VN hội nhập với thế giới, để dần dần xóa hẳn cái chủ nghĩa CS đi. Cứ để bộ đồ lòng gan ruột phèo phổi của ông Hồ thờ trên Đền Núi Ba Vì là có tình nghĩa rồi, còn chúng ta phải lo chuyện cho người sống, cho nhiều thế hệ sau nữa…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.