Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Kính Chào Ông Phan Văn Khải

23/06/200500:00:00(Xem: 24749)
Tôi biết Bill, Kite, và Lang khi còn đi học. Cả ba không may đều bị bại não. Lúc mới chập chững biết đi Bill té xuống hồ bơi và chìm nghỉm một hồi, thời gian đủ lâu để về sau y trở thành một gã dở hơi - nếu nói theo kiểu Việt Nam.
Kite thì đẻ ngược, và gặp bà mụ chậm tay, nên tế bào não bị chết một mớ - trước khi hắn cất tiếng khóc chào đời. Kite rồi ra cũng trở nên ... dở người, nếu vẫn cứ theo kiểu Việt Nam mà nói.
Tương tự, khi hai tuổi, Lang bị sốt ác tính. Thuở ấy nước Mỹ chắc chưa có số điện thoại cấp cứu 911, và những xe cứu thương trang bị bình oxygen như bây giờ, nên khi đến được nhà thương thì tế bào não của y đã đi đong một ít. Tất nhiên là Lang bị chậm trí (retarded), nếu nói theo tiếng Mỹ.
Chậm trí có nhiều mức độ, phân chia tùy theo thương số thông minh của nạn nhân. Trong nỗi bất hạnh chung của ba nhân vật này, họ có cùng một điều may mắn. Thương số thông minh của cả ba đều thấp nhưng không thấp lắm, nghĩa là cỡ chừng từ 50 - 55 đến gần 70. Cả ba, theo hồ sơ, cùng được chẩn bệnh là "Mild Mental Retardation" : chậm trí hạng nhẹ, và đây là mức độ được coi là nhẹ nhất.
Chính ở điểm chung đó tôi mới có cơ hội biết được cả ba nguời cùng một lúc. Họ đều là bệnh nhân lâu năm của của nhà thương X., nơi mà tôi được trường gửi đi thực tập.
Tôi thực tập mỗi tuần ba ngày. Hơn phân nửa thời gian dùng để học nghề "cạo giấy"; phần còn lại, tôi được giao nhiêm vụ học làm "group therapy" cho Bill, Kite và Lang. Gọi là "nhóm trị liệu", như theo chữ dùng của đời thường, chứ thực sự thưở ấy (và ngay cả bây giờ nữa) tôi không có khả năng chữa trị bệnh tật gì cho bất cứ ai và cũng chưa bao giờ tôi có tham vọng ấy. Tôi chỉ cố chỉ cho Bill, Kite và Lang một số những hiểu biết căn bản để sinh sống ở xã hội bên ngoài (basic skills to survive in the community), nếu nói nguyên văn bằng tiếng Anh - qua sách vở.
Có sáng tôi đang chuẩn bị đến đón ba người ở "unit" của họ thì được báo tin cả ba đều biến mất. Bệnh nhân bỏ trốn là chuyện... bình thường, và sẽ bị bắt lại (không bao lâu sau đó) là chuyện bình thuờng không kém nên không có gì phải bận tâm.
Tự nhiên có một buổi sáng rảnh rỗi, tôi nghĩ ngay đến chuyện kiếm cớ chạy ra phố, kiếm một ly cà phê pha theo kiểu Việt Nam và một tờ báo tiếng Việt để đọc chơi. Vừa lái xe ra khỏi cổng vài trăm mét, tôi đã thấy Bill, Kite và Lang đứng lớ ngớ ở một góc đường, trước một cửa tiệm tạp hóa bán hàng đa dụng -Seven Eleven- rất thường thấy ở Hoa Kỳ.
Tôi tắp xe vô, chưa kịp mở cửa thì Bill, Kite và Lang đã chạy nhào tới, tranh nhau nói, nói không kịp thở :
- We're in deep shit, man !
- We got big trouble, man !
- We're cold and hungry, man!
Tôi làm bộ như chưa biết chuyện gì (đáng tiếc) đã xảy ra :
- Ủa, chớ tụi bay làm gì ở đây vậy cà"
- Tụi tao chôm chìa khóa đi chơi tính gần sáng về ...
- Tụi tao làm mấy lần rồi, đâu có sao, đêm hôm qua xui quá...
- Xui làm sao "
- Thằng cha gác gian nó quên khóa cổng nên tụi tao vô không được.
Tôi sợ mình nghe không rành tiếng Mỹ nên hỏi gặn:
- Nó quên khóa cửa tại sao lại không vô được"
- Thì đã nói là tụi tao có chìa khóa mà. Cửa phải khóa mới mở được chớ.
Cố nén một tiếng thở dài, tôi chỉ tay về phía bệnh viện, cổng đang mở toác hoác, ráng nói vớt vát:
- O.K., còn mai giờ thì sao" Cổng mở từ sáng sớm mà.
Cùng lượt, cả ba đều nổi nóng:
- Trời, đã nói là tụi tao có chìa khóa mà. Cổng nó mở tanh banh như vậy thì làm sao xài được chìa khoá ! Mà mày có thuốc hút không, tụi tao thèm thuốc quá rồi.
Trong một thoáng, tôi chợt thấy rất chán chường. Tôi thật nghi ngại cho khả năng của mình, cũng như của ngành tâm thần học. Trước khi gặp tôi, "chưa được tôi thử tập áp dụng tâm lý trị liệu", ba cha nội này cũng đã điên từ lâu, và điên dữ dội nhưng chắc không điên... đến cỡ này.
Tôi mời ba người ăn "donut", uống cà phê, chìa cho họ bao thuốc Marlboro rồi gọi điện thoại về bệnh viện. Tôi tóm tắt sự việc, trấn an mọi giới chức hữu trách bằng tất cả những tĩnh từ Anh ngữ tốt lành nhất mà mình biết được khi nói về hiện trạng của Bill, Kite và Lang - đại loại là "they are cool, calm, friendly, and very cooperative..." Tôi cố thuyết phục để họ đồng ý cho tôi đưa mấy chả về bằng xe của mình, và cam đoan là chúng tôi sẽ có mặt trong vòng mười phút, khỏi phiền tới cảnh sát, xe cứu thương, xe cứu hỏa... Và tất nhiên, tôi lờ tít vụ cái chìa khóa cổng.
Rồi mọi chuyện cũng đâu vào đó. Cuối cùng, cả ba ông bạn của tôi đều được phép rời bệnh viện, hòa nhập với đời sống bên ngoài. Bill về ở với gia đình bà dì ở Bloomington, tiểu bang Illinois. Kite và Lang thì không có thân nhân nên được sắp xếp để sống ở nhà trọ dành riêng cho người bệnh (Board and Care Home) ở thành phố San Jose, miền Bắc California.
Tôi học xong, ra trường, đi làm, có vợ, có con, có nhà, có cửa, có mèo, có chó... Cuộc sống của tôi chỉ khác Bill, Kite và Lang ở những cái có vớ vẩn và chưa chắc đã cần thiết đó. Ngoài ra, chúng tôi đều chia chung với nhau một cuộc đời thường, rất tầm thường và hơi tẻ nhạt - nếu nói một cách lịch sự là như thế. Điều an ủi là chúng tôi đều có cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày, được chăm sóc đàng hoàng về y tế (khi cần) và đều có những quyền tự do tối thiểu của một con người.
Tôi không nhớ gì đến Bill, Kite và Lang nữa mãi cho đến khi ở quê hương tôi xuất hiện ba nhân vật lãnh đạo của đảng cộng sản (thời đổi mới): ông Lê Khả Phiêu, ông Nguyễn Đức Lương và ông Phan Văn Khải. Theo dõi tình hình đất nước, cùng với hoạt động của ba nhân vật này sao - tự nhiên - khiến tôi nhớ đến Bill, Kite, và Lang đến muốn... rơi nước mắt!
Qua báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Việt nam - số ra ngày 3 tháng 4 năm 99 - ông tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã tuyên bố một câu, nguyên văn như sau :"Không nơi nào thiên hạ tự động đóng cửa. Nếu cửa đóng, nó sẽ tự mở ra và tại Việt Nam cũng vậy. Trong tình thế hiện tại, đóng cửa để hiện đại hóa và kỹ nghệ hóa chỉ là ...ảo tưởng." Tôi có xem qua tiểu sử của ông Phiêu, không thấy có nói đến chuyện ông bị khuyết tật ngọng nghịu, hay khả năng tiếng Việt hạn chế vì lai Tàu hay lai Tây gì cả. Ông ấy ăn nói lòng vòng và tối nghĩa như thế chả qua vì bối rối, thế thôi. Thái độ của ông thủ tướng Phan Văn Khải và ông chủ tịch nước Trần Đức Lương cũng y như vậy.

Họ làm tôi liên tưởng đến cái đêm mà Bill, Kite và Lang đứng lóng ngóng ngoài cổng bệnh viện chỉ vì người gác giang quên... khóa cửa. Bức màn sắt, bức màn tre, hay cánh cửa Việt Nam... (muốn gọi tên gì cũng được) đã hỏng từ lâu và không đóng lại được nữa. Nó bị vểnh, nếu phát âm theo tiếng Bắc. Tuy thế ba ông Phiêu, Khải, Lương vẫn cứ lúng túng không thể bước chân ra được bên ngoài. Lý do: họ còn kẹt trong túi cái chìa khóa... xã hội chủ nghĩa, nhất định phải xử dụng cho bằng được, thế thôi.
Cả ba ông, đều nhiều lần khẳng định là Việt Nam sẽ tiếp tục con đường xã hội chủ nghĩa. Cho hợp thời trang, họ nói thêm rằng sẽ chủ trương "kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội ".
Tôi đã có dịp nhìn thấy con "lama" ở Nam Mỹ. Tiếng Việt gọi là con "đà mã" vì nó trông y như con lạc đà nhưng không có bướu ở lưng, và chỉ cao bằng con ngựa nhỏ. Tôi cũng có nghe nói đến một giống vật nửa dơi nửa chuột nhưng không thể hình dung được thực sự trông nó ra sao. Vì nhu cầu hiếu tri, tôi ước ao trước khi nhắm mắt được nhìn thấy loài thú lạ này. Tôi cũng ao ước được ai đó giảng cho nghe, hoặc chỉ cho biết thế nào là kinh tế thị trường theo định hướng... chủ nghĩa xã hội!
Đây có lẽ cũng là nỗi băn khoăn, và … " bức xúc " của cả nước nên cách đây đã lâu - hôm 24 tháng 3 năm 98 - ông Phan Văn Khải đã "thuyết minh" điều này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội như sau : " kinh tế thị trường theo định hướng xã hội của Việt Nam sẽ giống như Trung Quốc. " Ah, thì ra thế. Lại giống như " khuôn mẫu " của nuớc đàn anh láng giềng vĩ đại.
Có thể nói (mà không sợ mang tiếng cường điệu) rằng lịch sử của đảng cộng sản Việt Nam chỉ là sự lập lại, một cách máy móc và dại dột, tất cả những lầm lẫn của đảng cộng sản Trung Hoa. Xin đơn cử vài thí dụ : Cải Cách Ruộng Đất, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Phản Tỉnh, Trăm Hoa Đua Nở, Xét Lại...
Dù thế ba ông Lương, Khải, Phiêu vẫn lại tiếp tục đi theo... Trung Cộng. Trí nhớ của họ thiệt là ngắn, ngắn hơn của Bill, của Kite và của Lang nhiều. Họ dám bị "Severe Mental Retardation" (bệnh chậm trí nặng), nghĩa là thương số thông minh chỉ cỡ chừng từ 20 -25 đến 35 - 40 thôi, theo DSM - IV - TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder, Fourth Edition. Text Revision. Washington, DC, American Psychiatric Association, 2000 - cẩm nang hiện dụng của khoa Tâm Thần Học).
Vẫn cứ theo DSM IV thì ngoài trí nhớ ngắn ra, những người chậm trí còn có những thuộc tính chung khác như thụ động và hay nhờ vả (passive and dependent). Khả năng sử dụng ngôn ngữ của họ cũng giới hạn nên hay có khuynh hướng sử dụng bạo lực. (Lack of communication skills may pre- dispose to disruptive and aggressive behaviors that substitute for communicative language - sách đã dẫn trang 44).
Tất cả những hội chứng kể trên ba ông Phiêu, Lương, Khải đều có đủ.
Họ vô cùng thụ động và sợ thay đổi. Nói một cách ví von, ba ông giống như những người đạp phải cứt nhưng nhất định không chịu thay giầy; đã thế, họ sẵn sàng bỏ tù bất cứ ai đứng kế bên mà mở miệng kêu hôi hay đưa tay bịt mũi. Tôi thực lấy làm tiếc vì đã ví von như thế, đã thiếu thanh nhã lại hoàn toàn không cân xứng. Cứt còn có chỗ khả dụng chứ chủ nghĩa cộng sản thì không, và so với chủ nghĩa cộng sản thì cứt cũng đâu đã lấy gì làm thối.
Tại chức không bao lâu, ông Phiêu bị thay thế bởi một nhân vật khác trong đảng CSVN: ông Nông Đức Mạnh. Lý do không phải vì nhân vật sau này " lanh trí " hơn nhưng được cái là ít bướng bỉnh hơn. Còn ông Lương thì vớ được vài căn nhà và mấy miếng đất rộng là sung sướng, thích thú lắm rồi. Ông ấy tuyệt nhiên không làm phiền ai, và cũng không ai muốn đụng chạm gì tới cái hư vị (Chủ Tịch Nước) của ông ta.
Chỉ có chuyện mới nhất đáng nói, theo đài Á Châu Tự Do, nghe được vào hôm 06/03/05, là " đúng 4 tuần lễ nữa, Thủ Tướng Phan Văn Khải của Việt Nam sẽ sang thăm Hoa Kỳ, trở thành nhân vật cao cấp nhất trong giới lãnh đạo Hà Nội đến thăm quốc gia từng có thời là thù nghịch. "
Cùng lúc, tin tức nghe được ở khắp nơi về chuyện cộng đồng người Việt trên toàn thế giới đều đã (hoặc sẽ) tổ chức biểu tình chống sựï có mặt của ông Phan Văn Khải nơi họ định cư. Oâng Khải bị lên án như là kẻ đại diện của một chế độ tồi tệ, bất nhân, với đủ thứ tội ác dã man đối với dân tộc Việt.
Riêng tôi, tôi xin trân trọng gửi lời chào mừng ông Phan Văn Khải. Chuyến đi của ông ấy khiến tôi vô cùng vui mừng, và xúc động. Đây là loại niềm vui thuần túy có tính cách nghề nghiệp chuyên môn của một thường dân. Khác với ông Lương, ông Phiêu …, ông Khải đã thôi bị ám ảnh bởi chìa khoá cửa vạn năng (xã hội chủ nghĩa) và đã có thể bước ra được bên ngoài. Đó là một dấu hiệu rất khích lệ và đáng mừng, đối với một người chậm trí.
Điều đáng mừng hơn nữa là ông Phan Văn Khải đã quyết định đến Nữu Ước, thay vì đến Bắc Kinh. Hoa Kỳ không phải là thiên đường, cũng chả phải là xứ sở hiền lành hay tốt đẹp gì cho lắm nhưng so với nước Tầu thì đây vẫn còn có thể được coi như là một nơi tử tế. Dù chậm trí, ông Khải cũng đã nhìn ra được điều căn bản đó. Thâït là hú vía.
Do đó, bất chấp hàng triệu người Việt tị nạn cộng sản biểu tình phản đối, tôi vẫn trân trọng chào mừng ông Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ.
Lời cuối, để thay phần kết luận, tôi xin chân thành gửi lời tạ lỗi đến những người bị bệnh bại não vì đã có đôi lời khiếm nhã xúc phạm đến nỗi bất hạnh của họ - dù những gì tôi viết chỉ là ghi lại những dữ kiện khách quan. Chậm trí, nghĩ cho cùng, cũng chỉ là một chứng bệnh - như trăm ngàn loại bệnh khác trong tiến trình sinh lão bệnh tử của kiếp người. Vấn đề chỉ là sự may rủi của mỗi cá nhân thôi. Khi để những người bại não lãnh đạo cả một quốc gia thì vấn đề mới trở thành sự may rủi của cả một dân tộc. Dân tộc Việt Nam thiệt... rủi, thế thôi !
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.