Hôm nay,  

30 Năm Quốc Hận – 30 Năm Xây Dựng Cộng Đồng

13/06/200500:00:00(Xem: 5176)
LTS: Nhân dịp kỷ niệm 30 Năm Quốc Hận, Sàigòn Times đã lần lượt đăng các bài thơ văn về 4 chủ đề chính: Thứ nhất, tố cáo tội ác CS; thứ hai, tái tạo các bi kịch vượt biển, vượt biên của người Việt tỵ nạn; thứ ba, vinh danh các trận đánh, các anh hùng vị quốc vong thân cách đây 30 năm; và thứ tư, xiển dương tinh thần đấu tranh của người Việt hải ngoại trên con đường đấu tranh giành tự do, dân chủ và nhân quyền tại VN. Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm cộng đồng người Việt định cư thành công tại Úc, kể từ số báo ngày 26/5/2005, Sàigòn Times lần lượt đăng các bài phỏng vấn qúy vị lãnh đạo CĐNVTD, để qua đó, qúy độc giả có dịp thấy được lịch sử quá trình thành lập của cộng đồng người Việt tự do tại Úc trong suốt 3 thập niên qua, đồng thời có được một định hướng về hướng đi của cộng đồng trong tương lai. Nhìn chung, các bài phỏng vấn đều có 7 câu hỏi:

1. Xin qúy vị cho biết, trong thời gian nào và hoàn cảnh nào, qúy vị chấp nhận dấn thân, lãnh đạo cộng đồng" Bối cảnh của cộng đồng vào lúc đó có những thuận lợi gì, những khó khăn gì" Ban Chấp Hành của qúy vị gồm những ai" Qúy vị đã lãnh đạo CĐ qua mấy nhiệm kỳ" Tại sao"

2. Suốt thời gian lãnh đạo CĐ, trên phương diện đối nội và đối ngoại:
2.a. Đâu là những khó khăn nhất, những thuận lợi nhất"
2.b. Những thành công nhất, những tồn đọng nhất"
2.c. Những biến cố quan trọng có ý nghĩa nhất"
2.d. Những cá nhân, hội đoàn, đoàn thể tiêu biểu nhất"
2.e. Những bài học quan trọng nhất"

3. Cộng đồng người Việt tại Úc trong mỗi giai đoạn đều có những điều đặc biệt, mỗi vị lãnh đạo cũng có những điểm đặc biệt. Xin cho biết, những đặc biệt đó"

4. Nếu trở lại thời điểm đó với cùng cương vị lãnh đạo CĐ, điều gì qúy vị sẽ làm / hoặc không làm, để cộng đồng có thể thành công hơn"

5. Là những người dấn thân làm việc cộng đồng, xin qúy vị cho biết, sự dấn thân đó đã có những ảnh hưởng đến đời sống của qúy vị và gia đình như thế nào"

6. Xin qúy vị cho biết, viễn ảnh của Úc, của Việt Nam, của cộng đồng người Việt tại Úc, và của cộng đồng người Việt hải ngoại, trong thời gian 10 năm, 25 năm, và 50 năm sắp tới, sẽ như thế nào" Với viễn ảnh đó, mối quan hệ Úc, VN, cộng đồng người Việt tại Úc, và cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ phát triển ra sao" Và cộng đồng người Việt nên đóng vai trò chủ động gì, trong mối quan hệ hỗ tương này"

7. Cuối cùng, xin qúy vị chia sẻ những tâm sự đặc biệt với qúy đồng hương"

Sàigòn Times xin chân thành cảm tạ thì giờ qúy báu cùng công sức và tâm huyết của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc đã tận tình trả lời các câu hỏi của báo SGT, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu cùng qúy độc giả, những kinh nghiệm, tâm tư, cùng nguyện vọng của qúy vị lãnh đạo CĐNVTD tại Úc.

*

Bài 3: Phỏng Vấn Ông Nguyễn Minh Cương – Chủ Tịch CĐNVTD/LBUC 4 Nhiệm Kỳ

VÀI HÀNG TIỂU SỬ ÔNG VÕ MINH CƯƠNG

1968: Động viên sau Tết Mậu Thân, tốt nghiệp khóa 4/68 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức
1969-1970: Du học Hoa Kỳ, ngành trực thăng
1971-1973: PĐ 223/KĐ43CT/SĐ3 Không Quân (Biên Hòa)
1973-1974: Du học Hoa Kỳ, ngành huấn luyện viên (Flying instructor and academic lecturer)
1975: Huấn luyện viên phi công, BTLKQ, biệt phái huấn luyện PĐ233 Đà Nẵng
1975-1981: Tù cải tạo
1982: Vượt biên tại Sài Gòn, qua Pulau Bidong, Mã Lai
1983: Định cư tại Úc, Endeavour Hostel, Sydney, viết báo
1983-1986: Ủy viên báo chí; PCT/ CQN/QLVNCH/NSW; PCT/CĐ/NV TD/UC/NSW
1987-1991: Chủ tịch BCH/CQN/ QLVNCH/UC/NSW
1991-1999: Chủ tịch BCH/CĐNV TD/UC kiêm NSW
Học vấn: Cử nhân xã hội (Sydney Institute+UNSW); Cao học phát triển xã hội bình diện quốc tế (UNSW); Cử nhân luật (UNSW+UWS).
Hoài bão: Bảo vệ luận án Tiến sĩ "Cộng đồng người Việt hải ngoại" (Overseas Vietnamese communi- ties), viết sách.
Nghề nghiệp hiện thời: Luật Di trú
Gia đình: Vợ+4 con trai+2 cháu nội (Thiên Ân và Gia Huân)

*

LTS: Là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, nên đại đa số người Việt tại Úc đều nhanh chóng vô quốc tịch Úc ngay khi có đủ điều kiện. Kết quả, vào đầu thập niên 1990, cộng đồng người Việt tại Úc đã có một sức mạnh chính trị đáng kể, tạo được sự kiêng nể của chính giới và qúy trọng của dư luận. Cũng trong giai đoạn này, sau khi chứng kiến sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại Nga và Đông Âu, CSVN bắt đầu con đường ve vãn, mua chuộc các quốc gia tự do, trong đó có Úc. Điều này khiến cuộc đấu tranh của cộng đồng người Việt tại Úc nhằm duy trì chính nghĩa tỵ nạn, và giành tự dân chủ tại VN, bắt đầu gặp khó khăn. Trong bối cảnh đó, ông Võ Minh Cương, Chủ tịch BCH/CQN/QLVNCH tại NSW đắc cử chức Chủ tịch BCH/CĐNVTD liên bang Úc Châu vào năm 1991, và ông đã liên tục được tín nhiệm làm Chủ tịch trong suốt 4 nhiệm kỳ, từ 1991 đến 1999. Sau đây, Sàigòn Times trân trọng giới thiệu bài phỏng vấn ông Võ Minh Cương, trong đó ông hé lộ những bí mật trong cuộc tranh đấu nhằm bảo vệ lập trường và chính nghĩa của cộng đồng NVTD/UC.

TRẢ LỜI CÂU MỞ ĐẦU

Theo yêu cầu của qúy độc giả, để người đọc có dịp hiểu rõ hơn các vị Chủ Tịch Cộng Đồng, nên kể từ bài phỏng vấn Ông Võ Minh Cương, chúng tôi có thêm Câu Hỏi Mở Đầu: Xin cho biết trong thời điểm 30-04-1975 quý vị ở đâu và đến Úc như thế nào" Sau đây, mời qúy độc giả theo dõi câu trả lời của ông.

* * *

Trước hết tôi xin ca ngợi ban biên tập báo Sàigòn Times, và đặc biệt anh Hữu Nguyên đã có sáng kiến tạo diễn đàn cho những người hoạt động cộng đồng có cơ hội nói lên cảm nghĩ của mình, sau 30 năm miền Nam Việt Nam, vùng trời tự do cuối cùng của người dân Việt Nam, rơi vào tay người Cộng sản.
Cá nhân tôi, được sinh ra không được học để làm chủ tịch CĐ, vì không có trường nào dạy cả; nhưng có lẽ vì hoàn cảnh đưa đẩy, tham gia sinh hoạt cộng đồng để được đem niềm đau riêng của mình chia sẻ và xoa dịu phần nào nỗi đau chung của người Việt tỵ nạn tại Úc. Qua 8 năm cùng làm việc với nhiều anh chị ở khắp nước Úc tôi không thể nhớ hết được, hoặc có thể những chi tiết trình bầy dưới đây bị thiếu sót, xin qúi vị miễn thứ. Hơn nữa đây là sinh hoạt theo hệ thống liên bang nên chúng tôi không đề cập nhiều đến tiểu bang NSW, hoặc nếu có, chỉ vì sự liên quan không thể không nhắc tới được. Riêng tiểu bang NSW có lẽ hẹn một dịp khác.
Những điều tôi nói lên đây xuất phát từ tấm lòng trong sáng của mình, nếu có đại ngôn lạm bàn đến quốc sự thì âu cũng là niềm mơ ước của riêng mình cho quê hương. Xin quí vị rộng lòng bỏ qua cho.
Vào thời điểm 30-04-1975, tôi là một Trung úy huấn luyện viên phi công trực thăng của Bộ Tư Lệnh Không Quân biệt phái huấn luyện tại Đà Nẵng. Tàu tôi bị bắn rơi cùng với 27 quân nhân và gia đình họ, kể cả trẻ em, tại Đèo Phú Cũ thuộc tỉnh Bình Định ngày 28 tháng 3 năm 1975 trong phi vụ di tản. Khi tôi đang cố gắng đáp khẩn cấp xuống cánh đồng bên cạnh thì Đại úy Nguyễn Bình, trưởng phòng hành quân phi đoàn 257 Dustoff (chỉ tại SĐ1KQ mới có phi đoàn Dustoff, ngoài ra các SĐ khác chỉ có biệt đội) ngồi ghế phụ và thiếu úy Hồ Xuân Đạt, rút súng tự sát trước khi tàu chạm đất. Sau đó tôi bị dí súng vào đầu, kèm tiếng la "mày là tên giặc lái ngoan cố", và bị bắt làm tù binh ngày 29-03-1975.
Không gì đau khổ bằng hai chân bị cùm trong nhà kiên giam nơi rừng sâu, với khí hậu khắc nghiệt vào ban đêm tại trại Vĩnh Thạnh, trên đường mòn Hồ Chí Minh giữa hai tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi. Nhưng lòng càng tê buốt hơn, khi nằm nghe đài phát thanh Hà Nội, qua những ống loa gắn trên cây quanh trại loan báo từng thành phố miền Nam lần lượt rơi vào tay bộ đội Cộng Sản Bắc Việt, dọc theo quốc lộ số 1, từ Qui Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, Long Khánh và sau cùng lòng quặn thắt khi nghe Dương Văn Minh kêu gọi quân lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng bàn giao cho phía bên kia và nhất là lúc nghe xe tăng Liên Xô do tài xế Việt Cộng lái tiến vào thủ đô Sài Gòn, nơi vợ và các con tôi đang sống. Thần kinh tôi bị tê cứng, mặc cho những lời xỉa xói của các cai tù Việt Cộng. Tôi bị chuyển đi nhiều trại như trại 1 Tổng Trại 4 An Trường, đồn công an An Khê, Bình Định, sau cùng là trại T15, Pleibong, gần trại Gia Trung, Pleiku.
Tôi được thả sau Giáng Sinh 1981, về Sài Gòn sống, cùng vợ và 4 con trai. Vượt biên lần đầu thất bại, vợ và các con bị công an Sài Gòn bắt, tôi mang bản án Ngụy trên lưng nên phải bỏ của chạy thoát thân. Lần thứ nhì vượt biên tại Bến Củi, Thủ Thiêm, Sài Gòn, trên chiếc tàu 3,5 x 11.5m, chở 127 người (Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ đặt tên là BP 761), rời Sài Gòn ngày 08-12-1982, bị bão táp trên biển suốt 12 tiếng đồng hồ tới giàn khoan dầu của Mỹ, ngoài khơi Mã Lai, tôi bơi vào liên lạc bị xô đuổi. Nhìn sóng dữ, cả con tàu mong manh trong đó còn vợ con, nếu đi nữa tàu có thể chìm và có thể chết hết, nên tôi dọa thưa tên Quản lý giàn khoan lên Tổng Thống Reagan. Lần đầu tiên tranh đấu nhân quyền với một tên Mỹ chứ không phải với Việt Cộng. Tôi bảo hắn ta là chúng tôi không đi đâu cả, tàu sắp chìm, nếu có người trên tàu chết tôi sẽ thưa hắn ta. Tôi bảo những thanh niên trẻ bơi lên giàn khoan, cột dây neo tàu. Giằng co nhiều tiếng đồng hồ, sau cùng họ liên lạc máy bay trực thăng đáp xuống, đồng ý nhận cả tàu và nhờ tàu dầu Hòa Lan đưa vào Pulau Bidong vào ngày 13 tháng 12 năm 1982. Như vậy là sau 7 năm trời, lần đầu tiên chúng tôi được hưởng mùa Giáng Sinh tự do.


Hầu hết anh chị em trên tàu, kể cả Trung Úy Lê Sáu Hải quân, người lái chiếc tàu này, cùng qua Úc trước tôi một tháng vì chuyến bay về Melbourne đi trước Sydney. Lên đảo làm thông dịch cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, phái đoàn Úc, phái đoàn Mỹ (bàn 4). Tại đây tôi gặp Gia Du (Ban hồ sơ các nước), Châu Văn Khảm (Hải quân), Hoàng Lập Chí (ở Sungei Besi).

TRẢ LỜI CÂU MỘT

Từ trại tỵ nạn Mã lai, đặt chân tới Úc vào ngày 24 tháng Hai năm 1983. Khi ở trong Endeavour hostel, cùng với Phan Văn Phước (Thanh Long), Gia Du, Châu Văn Khảm và một số anh em cựu quân nhân, liền tham gia những sinh hoạt cộng đồng, và hội Cựu Quân Nhân. Tôi giữ phó Chủ tịch ngoại vụ hội CQN/QLVNCH/NSW rồi chủ tịch hai nhiệm kỳ (1987-1991), phó chủ tịch ngoại vụ CĐNVTD/UC/NSW trong thời gian vận động thống nhất Cộng Đồng NVTD/NSW vì trước năm 1987 ngoài CĐNVTD/NSW tại tiểu bang này có một cơ chế khác là Hội Đồng Các Tổ Chức. Từ năm 1987 thống nhất lại chỉ còn CĐNVTD/UC/NSW và theo hệ thống CĐNVTD/UC cho tới giờ này. (Xin xem bài Mái nhà chung, Kỷ yếu về TT Sinh Hoạt và Văn Hóa CĐNVTD/UC/NSW).
Ngoài ra được đọc một số sách trong thư viện của Úc mà phần lớn tác giả là người Mỹ nói về chiến tranh Việt Nam, tôi thấy đất nước và con người Việt Nam bất hạnh quá, những tác giả này hầu hết nhìn cuộc chiến Việt Nam theo quyền lợi và danh dự của quốc gia họ.
Với cương vị chủ tịch hội CQN, tôi và BCH tranh đấu cho anh em CQN toàn Úc được hưởng qui chế trợ cấp hưu bổng cựu chiến binh đồng minh khi tới tuổi hưu là 60 thay vì 65, và tiền thương tật không cần đến tuổi hưu.
Tôi dự tính nghỉ một thời gian để lo việc riêng, nhưng đa số anh em Hội Cựu Quân nhân, các gia đình quân đội và các hội đoàn, đoàn thể trong Cộng Đồng khuyến khích tôi tiếp tục gánh vác việc cộng đồng. Tôi hơi do dự. Nhưng câu châm ngôn Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời cứ quanh quẩn và đeo đuổi mãi. Cuối cùng tôi quyết định ứng cử và được bầu làm chủ tịch CĐNVTD Tiểu bang NSW vào tháng 7 năm 1991. Tháng 12 năm đó, tôi được bầu làm chủ tịch CĐNVTD Liên bang Úc Châu tại đại hội Adelaide và qua 4 nhiệm kỳ chủ tịch CĐNVTD liên bang Úc châu, kiêm nhiệm chủ tịch NSW tới tháng 12 năm 1999.
Trong 4 nhiệm kỳ, 8 năm giữ trách vụ chủ tịch CĐNVTD liên bang, ngoài vấn đề củng cố hệ thống nội bộ của Cộng Đồng, như cùng với ông Hoàng Đức Hòa, Tổng thư ký liên bang soạn thảo bản nội qui của Cộng Đồng, định lại phương thức bầu cử theo tỷ lệ dân số người Việt của từng tiểu bang, cứ mỗi tiểu bang hay lãnh thổ thành viên của CĐNVTD/UC được 10 phiếu. Sau đó dựa vào bản thống kê mới nhất của sở thống kê dân số Úc (Census), nơi nào có 10 ngàn người thì được thêm một phiếu. Ví dụ NSW, theo bản thống kê có tất cả 67.500 ngàn dân thì được 10 phiếu hội viên, cộng với 7 phiếu về dân số (67500 : 10000 = 6.75 phiếu = 7 phiếu) là 17 phiếu. Ngoài ra vị chủ tịch chỉ làm tối đa hai nhiệm kỳ. Tới đây tôi xin mở ngoặc là tại sao nội qui như vậy mà tôi phải làm tới 4 nhiệm kỳ" Xin thưa là tôi được các BCH các tiểu bang và lãnh thổ đề cử và bỏ phiếu tín nhiệm cả 4 lần, chứ không phải tình nguyện. Mà khi đã nhận thì tôi làm hết sức mình. Không bao giờ than thở, bỏ cuộc. Giống như trước khi đi lính, tôi bị động viên chứ không phải tình nguyện. Nhưng đã nhận nhiệm vụ thì thi hành cho tới khi chết, chứ không tránh né. Có người cho rằng tôi quá lạc quan. Đúng! Vì tôi thuộc lòng câu đã mang lấy nghiệp vào thân cũng đừng nên trách trời gần trời xa, và có lẽ phần lớn tôi bị ảnh hưởng do sự huấn luyện của các quân trường quân đội.
Trong thời gian nhận trách nhiệm chủ tịch CĐ, hệ thống chủ nghĩa CS sụp đổ tại Đông Âu và đặc biệt là Liên Xô. Nhà cầm quyền CSVN bắt đầu chính sách cởi mở cho du học sinh qua Úc và các nước Tây phương cùng với với ý niệm tre già, măng mọc, nên tôi khuyến khích và vận động thành lập Tổng hội sinh viên liên bang Úc châu ngõ hầu đáp ứng với tình thế mới. Tôi rất vui mừng khi nhìn thấy các BCH sinh viên các tiểu bang và Liên bang tổ chức trại hè vào ngày 09-01-1993 tại Mount Keira Scout Camp, Wollongong. Chủ tịch liên bang đầu tiên là cô Nguyễn Thị Phương Trang.
Trong thời gian làm chủ tịch CĐNVTD/UC tôi quan niệm rằng để đối phó với tình hình tại Việt Nam một cách nhanh chóng thì phải dựa vào các tổ chức, vì họ điều động người nhanh một khi có biến động. Một yếu tố khác là thời đó chưa có các cơ quan truyền thanh tư nhân nhiều như bây giờ, còn SBS thì thuộc hệ thống của chính phủ không thể kêu gọi đồng hương biểu tình khi có biến động.
Có người không đồng ý cho rằng trong CĐ có qúa nhiều hội đoàn, đoàn thể và "lạm phát". Tôi không nhìn mặt tiêu cực, mà tích cực như đã trình bày trên với mục đích vận động nhanh chóng đồng hương của chúng ta, ví dụ như chính phủ Úc thường giữ bí mật vào giờ chót khi mời những viên chức CSVN qua Úc, nếu xảy ra vào cuối tuần thì báo chí không trở tay kịp.
Tiện đây tôi cũng xin trình bày suy nghĩ của mình qua việc thành lập hội đoàn, đoàn thể. Có người than phiền là "hai vợ chồng với vài đứa con cũng có thể thành lập hội", hoặc có năm bảy người mà lập ba bốn hội đoàn, đoàn thể để bỏ phiếu. Tôi nghĩ những người bỏ thời gian sinh hoạt để đóng góp và xây dựng cộng đồng họ luôn luôn có lòng tự trọng. Nếu không, ví dụ như tại NSW, có Hội Đồng Tư Vấn và Giám Sát mà việc làm của cơ quan này là "giám sát" tư cách của các hội đoàn và đặt ra tiêu chuẩn để xét mỗi khi một hội đoàn được thành lập.
Những người hoặc nhóm người muốn đóng góp cho CĐ tại sao chúng ta không chấp nhận họ, tuy nhiên đã là thành viên của CĐ tại sao không có những luật lệ tối thiểu để chế tài họ. Một tổ chức mà không có tổ chức thì làm sao làm việc hữu hiệu được. Trong thời gian làm chủ tịch tại NSW tôi có đề nghị, nhưng không có quyền sửa đổi điều lệ (vì do Hội Đồng Tư Vấn và Giám Sát quyết định) một phương thức như sau:
(1) Một hội đoàn muốn được hưởng 20 phiếu phải chứng minh hội đoàn mình có ít lắm là 20 hội viên, và sau đó thêm phiếu tùy số hội viên (ngoài ra các hội viên đó vẫn có quyền bầu theo phiếu cá nhân). Giống như cách bầu của CĐ liên bang nêu trên.
(2) Ít lắm một năm phải có sinh hoạt công khai một lần và có đại diện CĐ tham dự. Ví dụ như lễ trình diện BCH của hội CQN/QLVNCH thường làm hàng năm vào ngày QL 19-6.
BCH liên bang của chúng tôi khi đó gồm ông Nguyễn Ngọc Tần, chủ tịch CĐNVTD/UC/SA là phó chủ tịch nội vụ, ông Nguyễn Quang Duy, chủ tịch CĐNVTD/UC/ACT là phó chủ tịch ngoại vụ. Lần lượt các ông Hoàng Đức Hòa, Văn Tấn Thạch, Tổng thư ký. Ông Trương Thanh Minh, thủ quỹ.
Ngoài ra trong 4 nhiệm kỳ chủ tịch BCH/CĐNVTD/UC liên bang, tôi cùng làm việc với những vị chủ tịch CĐNVTD các tiểu bang và lãnh thổ gồm:
ACT: Ông Nguyễn Quang Duy, và Madame Nguyễn Thủy Tiên; New South Wales: Tôi kiêm nhiệm chủ tịch NSW 4 nhiệm kỳ; Queensland: Qúi ông Ngô Xuân Hoàng, Nguyễn Đức Trừng, Bs Bùi Trọng Cường; South Australia: Qúi ông Nguyễn Ngọc Tần, Đoàn Công Chánh Phú Lộc; Victoria: Bs Phạm Hữu Phước, qúi ông Nguyễn Việt Long, Lê Văn Thanh; Western Australia: Ông Nguyễn Văn Phát, Ls Ngô Quốc Duy, Madame Thể Vân (Hôm nay tôi mới biết bà Thể Vân qua đời hơn sáu tháng nay, do anh Thọ, Việt Tân WA, báo. Tôi xin nghiêng mình chia buồn cùng gia đình người qúa cố và loan báo cùng toàn thể qúi vị trong sinh hoạt CĐ Úc Châu); Wollonggong: Quí ông Lê Thanh Long, Nguyễn Nhu Hòa, và Madame Trần Hương Thủy.
Khi tôi nhận trách vụ chủ tịch BCH/CĐNVTD/UC vào tháng 12 năm 1991, là thời điểm liền sau khi hệ thống CS sụp đổ, có người lạc quan cho rằng đảng Cộng sản Việt Nam chắc chắn phải mở ra chính sách đổi mới, nhượng bộ để xây dựng đất nước. Tuy nhiên Cộng đồng Người Việt tại Úc đại đa số là người tỵ nạn trải qua những kinh nghiệm xương máu nên không tin rằng người Cộng sản Việt Nam thật sự thay đổi để cho những thành phần không Cộng sản tham gia vào sinh hoạt chính trị trong nước nếu không kiên quyết đấu tranh, hoặc có "hòa hợp, hòa giải" đi chăng nữa chỉ là bánh vẽ.
Đối với người Cộng sản, hoa tự do hoặc chỉ nở trong những hàng rào kẽm gai của các trại học tập cải tạo, không tìm thấy trên đường đời bằng phẳng, hoặc chỉ có trong rừng sâu, núi thẳm và ngoài biển khơi bão táp. Bản chất của họ, đảng Cộng sản Việt Nam, lại càng siết chặt hơn và tiếp tục bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến, những thành phần đối kháng và những vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo trong nước, sau sự sụp đổ chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Âu và Liên bang Sô Viết.
Trong nhiệm kỳ đầu của ban chấp hành chúng tôi chạm phải một thử thách về sự đổi mới của Cộng Sản Việt Nam là chuyến viếng thăm chính thức của thủ tướng CSVN Võ Văn Kiệt. Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc là những chuyến viếng thăm chính thức của những giới chức cao cấp của CSVN tại Úc thường xảy ra sau ngày 30-04. Họ đánh giá thấp quyết tâm của cộng đồng chúng ta vì thường những cuộc biểu tình 30-4 hàng năm làm cạn nhân lực và tài chánh của người Việt tại Úc, mà cuộc viếng thăm của Võ Văn Kiệt vào tháng 5/1993 là một ví dụ. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.