Hôm nay,  

Sơn Tinh, Thủy Tinh

11/07/200400:00:00(Xem: 4559)
Bất công" Không ngăn được nổi giận" Thực sự, không giấu giếm gì, ai cũng biết: Mỹ đánh thuế phạt vào tôm Việt Nam với cớ "bán phá giá" là chuyện vô lý. Bởi vì không ai hình dung được Việt Nam bán tôm rẻ hơn giá thành, mà cũng không có chính phủ nào, dù là chính phủ cộng sản cuồng tín, lại đi bao cấp khu vực xuất cảng tôm Việt vào Hoa Kỳ, chỉ vì đơn giản, hiện nay tôm là mặt hàng xuất cảng chiến lược của Việt Nam, được xem là xếp sau chỉ có dầu lửa... Nhưng qua đây, khi nhìn hết các mặt của vấn đề, Việt Nam có thể rút được một số kinh nghiệm về giao thương. Đặc biệt là tại sao kinh tế Việt Nam lại bị vướng vào cái phạm trù nền kinh tế phi thị trường, mà cái gọi là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo định hướng thị trường -- hay có nói là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa -- không hề được kinh tế gia nào của toàn cầu xét tới.

Tình hình thuế phạt này ai cũng biết là sẽ làm các nhà nuôi tôm Việt Nam bi đát, còn lao đao hơn hồi bị thuế phạt cá bông lau, theo lời các chuyên gia thủy sản quốc nội, vì biên độ lợi tức của tôm xuất cảng vốn thấp hơn biên độ lợi tức của cá nhiều. Tổ chức phi chính phủ Action Aid Vietnam, theo tin trên báo New York Times hôm Thứ Tư, đã "phổ biến bản tường trình tuần lễ trước đó cảnh cáo rằng nhiều ngàn gia đình ở miền quê Việt Nam sẽ mất nguồn mưu sinh và rơi ngược vào vòng đói nghèo nếu Bộ Thương Mãi Hoa Kỳ đánh thuế phạt..." Không biết cái tổ chức AAV này là của Mỹ hay Việt Nam, mà lại đưa ra cái lý luận thế này. Điều nên ghi nhận rằng lý luận này sẽ không thuyết phục được Hoa Kỳ, vì Mỹ không thấy có lý do gì để quan tâm tới nguồn mưu sinh của nhiều ngàn gia đình Việt Nam. Mỹ chỉ lo chuyện của Mỹ. Và chuyện của Mỹ cũng đủ lúng túng rồi, vì mấy năm nay thì nhiều ngàn ngư dân Hoa Kỳ đã phải dẹp tiệm và bây giờ chính phủ Bush muốn chứng tỏ rằng Bạch Ốc cũng quan tâm tới cư dân Hoa Kỳ ở các tiểu bang Miền Nam với những thứ lặt vặt như tôm, tép... chứ không chỉ lo chuyện kéo quân đi Trung Đông.

Còn bất công thì đương nhiên rồi. Bởi vì Mỹ không chịu "xem xét các số liệu riêng của công ty của Việt Nam mà lại đi lấy thông tin của một nước thứ ba mà trong vụ kiện này họ đã lấy nước Bangladesh làm cơ sở để tính toán... đã so sánh doanh số bán tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ với doanh số bán tôm dựa trên giá của các công ty của Bangladesh..." theo tin BBC. Thực tế, muốn làm khó thì làm khó, chứ đâu cần gì có cớ. Còn muốn có cớ thì cũng có trăm ngàn duyên cớ, ai cũng biết thế. Nhưng duyên cớ chính để xảy ra vụ thuế phạt tôm Việt Nam thì thực sự rất đơn giản: ngành tôm Hoa Kỳ không cạnh tranh nổi với tôm nhập cảng.

Duy có một điều không bất công ở đây: Mỹ không nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Và đó là lý do Mỹ xét hồ sơ Việt Nam chung với hồ sơ Trung Quốc, còn 4 nước kinh tế thị trường Ba Tây, Ecuador, Aán Độ và Thái Lan thì Mỹ sẽ có quyết định sau, dự kiến phán quyết về 4 nước này sẽ đưa ra vào ngày 28-7. Và người ta còn đoán là Mỹ sẽ nhẹ tay với 4 nước sau này, vì cùng là "kinh tế thị trường phe ta." Con Ông Mao với cháu Ông Hồ hiển nhiên không cùng phe ta với con cháu Ông Washington rồi. Như vậy là chính phủ Hà Nội đã làm hại cho dân mình, tự rớt vào chung hố với làng tôm Trung Quốc chỉ vì nhóm chữ kinh tế phi thị trường.

Thế cho nên, cái mà nhà nước CSVN gọi là "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN" hoàn toàn không có trong sổ sách nào của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cả, và chắc chắn cũng bí hiểm đối với các kinh tế gia Mỹ. Có rớt chung vô giỏ tôm của Hoa Lục là đúng rồi, chỉ tội cho dân mình thôi.
Bản tin ghi nhận rằng Hoa Kỳ phải đánh thuế phạt vào tôm nhập cảng từ Trung Quốc và Việt Nam, vì điều tra sơ khởi cho thấy 2 nước này đang bán phá giá ở mức "rẻ giả tạo." Thuế phạt sẽ đánh từ 7.67% tới 112.81% trên tôm từ Trung Quốc, và từ 12% tới 93% đối với tôm nhập từ Việt Nam.
Thái Lan, nước xuất cảng nhiều nhất vào Mỹ, hồi đầu năm nay đã đưa ra bản văn, đại diện cho cả ba nước khác trong đơn kiện (Ba Tây, Ecuador, Aán Độ) cảnh cáo rằng kỹ nghệ tôm nội điạ Mỹ sẽ không sản xuất đủ cho nhu cầu người tiêu thụ, và bốn nước này lý luận rằng tôm nhập cảng của họ đã tạo ra 100,000 việc làm tại Mỹ. Lý luận này hiển nhiên làm người Mỹ quan tâm hơn, vì không bàn gì chuyện mấy ngàn ngư dân Thái hay Aán Độ sẽ lao đao làm chi. Mà chỉ nói chuyện việc làm của Mỹ. Thậm chí nếu nói thẳng rằng đó chính là 100,000 phiếu bầu cho tháng 11 tới ở Mỹ thì sẽ ép-phê hơn. Nhưng cần nhớ, bên ngư dân Mỹ cũng có phiều bầu vậy.

Theo New York Times, lý luận này gợi nhớ tới vòng tròn luân hồi của vụ thuế phạt thép nhập cảng, trong khi ông Bush cứu được một số hãng thép vùng Đông Bắc thì kỹ nghệ xe hơi và xây dựng Hoa Kỳ lại rên vì phải mua thép giá cao hơn.
Nhưng không thể không cản được, bởi vì thực tế, các nhà đánh bắt và chế biến tôm ở Hoa Kỳ đã lâm vào một cuộc khủng hoảng từ năm 2001 khi giá tôm sụt mạnh. Họ phải cạnh tranh với lượng tôm đổ vào Hoa Kỳ với giá cực rẻ. Hiện nay tôm nhập cảng chiếm tới 87% thị trường.


Vấn đề còn phức tạp nữa là vì: Năm nay là năm bầu cử, và các tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ - sào huyệt của TNS John Edwards, người đang tranh cử Phó Tổng Thống cho TNS John Kerry - đã thê thảm, cực kỳ thê thảm, sau một thời cá bông lau và bây giờ là tôm. Tình hình này thấy rõ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ không dám sơ xuất nhẹ tay với làng tôm quốc tế chút nào. Nói theo kiểu công an CSVN thì chỗ này là "không có thì oánh cho có, có oánh cho chừa..."Việt Nam mới bị Mỹ dựng lên mấy cú rào cản về cá, về may dệt, và bây giờ thì tôm... hy vọng đã phần nào hốt nhiên đốn ngộ về nhu cầu hội nhập kinh tế thị trường và tính khẩn cấp của việc gia nhập WTO. Nhưng cũng nên nhìn từ phía ngư dân Mỹ, để cảm thông vì họ cũng có những nổi giận tương tự, từ mấy năm trước tới giờ. Và quyết định Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đánh thuế phạt 6 nước, trong đó có Việt Nam mình, có thể đã là quá trễ với nhiều ngư dân Mỹ.
Bản tin trên tờ Herald Tribune hôm 7-7-2004 đã viết về thị trấn biển Lafitte, tiểu bang Louisiana trước trận giặc binh tôm tướng cá tràn vào từ các nước khác như sau.
Thị trấn ngư nghiệp này nằm trong cơn suy thoái tôm tệ hại nhất trước giờ. Ngay cả ông cụ 71 tuổi Jules Nunez, chủ một ụ tàu đậu nổi tiếng tháo vát và huyên thuyên, cũng không thấy tốt đẹp hơn chút nào sau khi có tin Mỹ thuế phạt vào tôm nhập cảng từ VN và Hoa Lục.
"Chuyện phải tệ hại lắm. Tôi chưa bao giờ thấy cụ Jules bi quan thế," theo lời Calvin Guidry, một nạn nhân của màn giá tôm sụt giảm. Oâng đã buộc phải bán nhà và chiếc thuyền dài 90-feet, chiếc "Lady Susan" năm ngoái.

Cư dân Lafitte và vùng nhánh sông quanh đó nên vui mừng mới phải: Họ vừa chiến thắng hôm Thứ Ba, khi chính phủ Mỹ phạt thuế vào tôm nhập cảng từ Trung Quốc và Việt Nam.
Khoảng 4 năm trước, những dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Giá tôm cứ sụt giảm dần. Và cứ giảm giá hoài. Thế là ngư dân khắp vùng Miền Nam Hoa Kỳ bắt đầu mất mọi thứ họ đã có.
Nunez nói, "Nếu bạn đi từ Texas tới hai tiểu bang [Nam, Bắc] Carolinas, cũng một tình hình vậy thôi."
Ngư dân dẹp tiệm, phá sản. Các ụ và vựa cá cho công nhân nghỉ. Tàu thuyền bị nhà băng tịch thu. Những người con trai và con gái của họ phải đi xứ khác kiếm việc.
Giá tôm đã xuống hơn phân nửa kể từ năm 2001, và tới hôm Thứ Ba tuần này Bộ Thương Mại Mỹ mới đồng ý với những người lưới tôm: Trận lụt tôm giá "rẻ giả tạo" đã gây thiệt hại cho kỹ nghệ nội địa.
Nhưng có phải đã quá trễ để cứu nguy làng tôm Mỹ"
Hiện thời, ông cụ Nunez đã mất 2 người con rể và một con trai: Họ rời bỏ ngư nghiệp để kiếm việc khác. Tại ụ tàu, chỉ còn giữ khoảng 15 công nhân vào mùa cao điểm để làm mọi chuyện. Trong khi vài năm trước, cụ Nunez cần ít nhất 30 người.

Nơi đây, mọi người - từ chủ tiệm tạp hóa tới thị trưởng - đều là nạn nhân thời kỳ gian nan ở thị trấn này, khi các mục sư mỗi mùa xuân tới vẫy nước thánh vào đoàn ghe thuyền để bảo đảm có lưới đầy.
"Tôi thấy nơi đây từng có một số bọn trẻ bỏ ngang đại học để về giúp ba mẹ kiếm tiền," theo tâm sự của Timothy Kerner, thị trưởng của Lafitte, nơi có tên là "Thủ Đô Lễ Hội Hải Sản Của thế Giới" do Thống Đốc Edwin Edwards mệnh danh từ năm 1977.
Trận suy thoái cũng đánh trúng Kerner. Mới đây, anh của ông bán luôn doanh nghiệp của gia đình: Đoàn xe truck chở tôm từ các ụ tàu tới các xưởng chế biến.
Ba của Kerner, cụ Leo Kerner, làm thị trưởng 18 năm, nhớ thời huy hoàng. "Tôm, cua, cá là những thứ vĩ đại nhất quanh đây. Bây giờ thì tiêu rôì. Y hệt như chúng ta rớt vào suy thoái."
Bây giờ mới 46 tuổi, Guidry cảm thấy như thế giới mà anh lớn lên trong đó đã biến mất, sau khi anh mất chiếc tàu lưới tôm.
Guidry kể, "Tôi phải bán nhà nữa, bây giờ tôi sống trong một căn trailer (nhà có móc kéo theo xe) đậu trên đất của cha tôi."
Và anh không thể trả nổi học phí cho cậu con trai năm ngoái ở Đại Học Louisiana State U. với đồng lương 20,000$/năm mà anh kiếm được với công việc bảo trì cho các cơ quan thị trấn - lương thế là chỉ bằng phân nửa thu nhập anh kiếm được khi còn làm nghề lưới tôm.
Guidry nói, "Thị trấn cũ của chúng tôi sẽ không bao giờ như cũ nữa."
A hà... thiệt buồn. Bạn thấy chưa, đâu phải chỉ ngư dân Việt Nam mình buồn đâu... Câu nói của anh Guidry cũng nên được nghe ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Không bao giờ như cũ nữa.... Đúng vậy. Chúng ta cũng cầu mong rằng đất nứơc Việt Nam sau bao nhiêu bài học kinh tế cay đắng, cũng sẽ thẳng một đường hội nhập với thế giới... để sẽ không bao giờ như cũ nữa.
Chúng ta đang sống trong một thời cạnh tranh khốc liệt. Hãy thấy như thế. Và nếu còn núp bão, tránh mưa bằng cách ngồi co ro trong Lăng Ông Hồ thì sẽ không trốn nổi trận hồng thủy của binh tôm, tướng cá... À mà trận này ngày xưa ông bà mình đánh rồi đó. Khi Thủy Tinh đưa binh tôm tướng cá tràn tới, thì mình phải theo Sơn Tinh vươn người cao hơn... Còn bác Lương với bác Khải cứ ngồi núp trong ngôi nhà xã hội chủ nghĩa, trốn mưa dưới mái Lăng Ông Hồ, thì là thua với thua thôi. Khi dân mình đói với nghèo, thì quy tội phải là đổ cho nhà nước... Chứ sao lại đổ tội cho ông Bush với Bộ Thương Mại Mỹ"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.