Hôm nay,  

Ai Điếu Nadezhda Mandestam [1899-1980]

10/07/200400:00:00(Xem: 5067)
Gửi DTH.
Jennifer Tran

Trong 81 năm của cuộc đời của bà, Nadezhda Mandelstam trải qua 15 năm, là vợ nhà thơ vĩ đại nhất của Nga, và của thế kỷ này. Và 42 năm, là bà vợ goá của ông. Còn lại là tuổi thơ và những năm vừa mới lớn. Trong giới văn, là vợ góa của một nhà thơ lớn là lời giới thiệu bảnh nhất về mình. Điều này lại càng đúng, vào những năm 1930 và 1940, chế độ đã sản xuất ra quá nhiều những bà vợ góa của văn thi sĩ, đến nỗi vào giữa thập niên 1960, mấy bà đủ túc số để tổ chức một công đoàn.

"Nadya là một bà goá phụ may mắn nhất", Akhamatova vẫn thường nói. Khi nói như vậy, là bà muốn nhắc tới sự công nhận rộng rãi, the universal recognition, đối với nhà thơ Osip Mandelstam. Và, mặc dù Akhmatova rất có lý khi nói như vậy, thì đây cũng chỉ là một cái nhìn từ phía bên ngoài, không tính tới đất nước thần thoại chiếm tới 1/6 diện tích quả địa cầu, tức Nga xô, chính nó. Vào lúc mà ông chồng có được danh tiếng như vậy, Nadezhda đã ở vào tuổi sáu mươi, sức khỏe thật là mỏng manh, phía sau bà, là hai thập niên góa bụa, đói khát, thiếu thốn đủ thứ, Cuộc Chiến Lớn, và nỗi sợ triền miên, có thể bị Mật Vụ tóm bắt bất cứ lúc nào, vì là vợ một kẻ thù của nhân dân.

Chết là cùng chứ gì! Thành thử tất cả quãng đời còn lại, chỉ là giải lao, chỉ là hưu nhàn.

Tôi gặp bà lần thứ nhất, đúng là vào mùa đông năm 1962, tại thành phố Pskov, nơi mà, cùng với vài người bạn, chúng tôi làm một chuyến tham quan những ngôi nhà thờ ở địa phương [những ngôi giáo đường đẹp nhất của cả đế quốc, theo tôi]. Nghe nói về chuyến đi, Anna Akhmatova bèn gợi ý, nếu có đi thì nên đến thăm Nadezhda Mandestam, lúc đó đang dậy tiếng Anh tại trường sư phạm địa phương, và gửi chúng tôi vài cuốn sách để đưa cho bà. Đó là lần thứ nhất tôi nghe tới tên bà, Tôi cũng chẳng hề biết, có một người đàn bà như thế hiện hữu ở trên cõi đời này.

Bà sống trong một căn hộ gồm hai phòng. Người ở phòng thứ nhất, là một bà có tên thật tiếu lâm là Nyetsvetaeva [Không phải - Tsvetaeva], phòng thứ nhì, là Bà Mandelstam. Một căn phòng tám mét vuông, rộng cũng bằng phòng tắm ở Mỹ. Chiếc giường sắt, loại giường đôi, chiếm gần hết căn phòng, hai chiếc ghế mây, một cái rương đựng quần áo có gương nhỏ, và một cái bàn ngủ, dùng cho đủ mọi thứ việc, trên đó là vài cái chén dĩa của bữa ăn chiếu chưa kịp dọn, bên cạnh mấy chén diã, là cuốn The Hedgedog and the Fox, Con Nhím và Con Chồn, của Isaiah Berlin: Sự kiện cuốn sách đang được mở ra đọc, nằm chình ình trên bàn không thèm giấu giếm dưới gối, hay xó xỉnh nào, cho dù một tiếng gõ cửa bất thình lình, cho thấy, đích thị đây là thời kỳ bắt đầu của giai đoạn hưu nhàn, the beginning of respite.

Cuốn sách, hóa ra là của Anna Akhmatova gửi cho. Trong gần nửa thế kỷ, nhà thơ là bạn thân nhất của, trước là của hai vợ chồng, sau của bà vợ goá. Bản thân nhà thơ, hai lần góa bụa. Người chồng đầu, thi sĩ Nikolai Gumilyov, bị đám Cheka - tên đầu tiên, "tên khi còn là con gái, the maiden name", của KGB - xử bắn, vào năm 1921; người chồng thứ nhì, sử gia về nghệ thuật, Nikolai Punin, chết trong trại tập trung. Akhmatova đã giúp bạn mình bằng mọi cách mà bà có thể, và trong những năm chiến tranh, đã cứu bà bằng cách đưa lén vào Tashkent, nơi có một số nhà văn đã được di tản, và chia phần ăn hàng ngày với bà. Mặc dù cả hai người chồng đều bị chế độ sát hại, và người con trai ngắc ngoải 18 năm dài trong trại tù, Akhmatova một cách nào đó, lại dễ thở hơn là Nadezhda Mandelstam, có lẽ bởi vì bà được nhà nước tuy chẳng thích thú gi ìnhưng cũng đành phải coi bà là nhà văn, và bởi vì là nhà văn, nên được chế độ cho phép sống tại Leningrad hay Moscow. Đối với vợ một tên kẻ thù của nhân dân, làm sao được ưu đãi như thế"

Trong nhiều thập niên, người đàn bà này chỉ có mỗi một việc, là chạy trốn, chui nhũi mãi, trong những ao bùn phía sau lưng chế độ, những thị trấn nhỏ của cái đế quốc rộng lớn đó; ngồi chưa kịp nóng đít ở nơi này, thì đã vội vàng dọt đi nơi khác, ngay khi vừa ngửi ra dấu hiệu của sự nguy hiểm. Cái vị thế "chẳng là ai" [nonperson] này dần dần trở thành bản chất thứ nhì của bà. Bà là một người đàn bà ốm o, nhỏ nhắn, và với những năm tháng như thế, bà càng ngày càng thêm ốm o, nhỏ nhắn, như cố thu mình lại, thành nhẹ hẫng, bỏ gọn vào trong túi, cho mỗi lần vội vàng dọt. Và cũng như vậy, bà chẳng có cái chi thuộc về bà: không đồ đạc, không nghệ phẩm, không thư viện. Sách vở, ngay cả sách ngoại, không ở trong tay bà được lâu: vừa đọc xong, hoặc thoáng đọc, là đã chuyển cho người khác - sách thì phải như thế, đúng không" Vào những năm dư dả nhất của bà, tức là cuối thập niên sáu mươi và đầu bẩy mươi, vật đắt tiền nhất mà bà có được, trong căn hộ một phòng của bà ở ngoại ô Moscow, là một chiếc đồng hồ treo tường ở nơi nhà bếp. Một trên trộm, và lẽ dĩ nhiên, mấy ông mật vụ, với lệnh xét nhà, có vô đây, thì cũng đành chưng hửng.

Vào những năm "dư dả" tiếp theo sau việc xuất bản hai tập hồi ký của bà, ở Tây Phương, căn bếp đó trở thành một nơi chốn hành hương thực sự. Gần như đêm nào cũng vậy, cái đám tinh anh nhất, mà may mắn sống sót chế độ, mà may mắn lại ló mặt ra với cuộc đời, vào thời kỳ hậu-Stalin, họ tụ tập nhau ở đây, quanh chiếc bàn gỗ, mười lần rộng hơn cái khung giường ở Pskov. Có vẻ như bao năm tháng vừa qua đã tạo ra hình ảnh của bà, như là một kẻ cùng đinh. Tôi hình dung như nhìn thấy bà thật rõ, trong căn phòng nhỏ ở Pskov, hay là ngồi ở một góc sô pha, trong căn phòng của Akhmatova, tại Leningrad, nơi thỉnh thoảng bà từ Pskov lén lút về, hay ló ra từ cuối hành lang căn phòng của Shklovosky tại Moscow, là nơi bà tá túc trước khi có một nơi chốn của riêng bà. Tôi nhớ rõ những hình ảnh như vậy, bởi vì có thể, ngay ở trong trong bản chất của bà, đã có bóng dáng một kẻ bên lề, một kẻ chạy trốn, "một người bạn của những người ăn xin, ăn mày" như Osip Mandelstam đã từng gọi bà, trong một bài thơ của ông. Và bóng dáng này ở với bà cho tới cuối cuộc đời.

Vào tuổi 65, bà viết hai cuốn hồi ký như thế quả là một sự ngạc nhiên cho nhiều người. Trong gia đình Mandelstam, ông chồng mới đóng vai, và là nhà văn. Không phải bà. Nếu bà có viết lách lăng nhăng chi đó, trước khi viết hai tập hồi ký trên, thì cũng chỉ là những thư từ cho bè bạn, và những đơn chống án tới Tối Cao Pháp Viện. Bà đâu phải loại người tính sống lại đời mình, bằng những trang hồi ký, vào lúc xế chiều. Bởi vì sống tới 65 tuổi như bà không phải là một chuyện bình thường. Chẳng phải vô cớ mà hệ thống giam cầm của Xô Viết có đoạn chỉ riêng ra rằng, trong một số trại tù một năm phục án được tính là ba năm. Do cái mốc này, nhiều người Nga trong thế kỷ này hóa ra có tuổi thọ xấp xỉ với những tổ phụ trong kinh thánh - bà còn có thêm một điều chung với họ nữa: tận tâm với công lý.

[Đọc tới đây, Jennifer Trần tôi mới hiểu ra, tại sao chính quyền Cách Mạng năm đó lại căn dặn mấy tên ngụy, chỉ cần mang theo mười ngày lương thự: ở nơi chốn được gọi là Thiên Thai, một ngày tính bằng một năm].

Tuy nhiên, không phải riêng lòng tận tâm với công lý này đã khiến bà ngồi xuống ở cái tuổi 65 và dùng quãng thời gian hưu nhàn của bà để viết những cuốn sách đó. Điều mang chúng vào đời là sự ôn lại - bằng cái cân tỷ lệ của một người - cũng cái tiến trình trước đây đã có lần xẩy ra trong lịch sử văn học Nga. Tôi nghĩ đến sự hiện xuất của nền văn xuôi Nga vĩ đại vào nửa sau thế kỷ 19. Nền văn xuôi đó, xuất hiện như thể không biết từ đâu ra, mà không thể vạch ra được nguyên nhân, thực sự đơn giản chỉ là những sợi tơ vương từ guồng quay thơ thế kỷ 19 của Nga. Nó đã đặt định cho toàn bộ nền văn viết, bằng tiếng Nga sau đó, và tuyệt tác của truyện Nga có thể xem như là một âm hưởng xa xa, và như là sự trau giồi chi ly cái bén nhạy về tâm lý và từ vựng, mà thơ Nga đã phô bầy trong 25 năm đầu của thế kỷ ấy. " Hầu hết những nhân vật của Dostoevsky," Anna Akhmatova thường nói, "chỉ là những vai chính của Pushkin nhưng già đi, như Onegins, v... v...".

Có thơ rồi mới có văn, luôn luôn là như vậy, và nó là như thế, hơn một lần, trong đời Nadezhda Mandelstam. Là một nhà văn, và nhà thơ, bà là [nguồn] sáng tạo của cả hai nhà thơ mà đời bà không có cách chi mà có thể tách rời ra khỏi họ: Osip Mandelstam và Anna Akhmatova. Không phải chỉ vì người thứ nhất là chồng và người thứ nhì, bạn thân cả đời của bà. Nói gì thì nói, 40 năm đằng đẵng làm góa phụ có thể làm mờ những kỷ niệm hạnh phúc nhất (và trong cuộc đời vợ chồng của họ, hạnh phúc này thật là thất thường, giá như không trùng với những đói khát trên toàn xứ sở do cách mạng, nội chiến, và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất). Cũng thế, có nhiều năm, bà chẳng làm sao gặp được Anna Akhmatova, và một bức thư là điều chót, đối đế, đành phải trông vào nó. Thư từ, giấy má, là chuyện chết người, [bút sa, gà, không biết đọc, mà còn chết, huống chi con người!].
[còn tiếp]

Jennifer Tran chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.