Hôm nay,  

Văn Học Miền Nam Trước 1975: Bất Hạnh Hay Đại Hạnh?

06/06/200500:00:00(Xem: 9946)
“Bằng mọi giá, cố mà tránh, đừng ban cho mình cái thế giá là một nạn nhân. Trong tất cả mọi phần của cơ thể, khốn nạn nhất, là ngón tay trỏ. Nó lúc nào cũng thèm chỉ vào một ai, một điều gì đó, để mà buộc tội, để mà ăn vạ. Nó đúng là cái logo của nạn nhân, nghịch hẳn lại chữ V, tượng trưng cho chiến thắng [victory].
Cho dù tình cảnh bạn thê thảm, thê lương, khốn khổ, khốn nạn tới cỡ nào, đừng bao giờ ban cho mình cái đặc ân, là một nạn nhân. Và nhất là đừng ăn vạ bất cứ ai, bất cứ chuyện gì, bất cứ điều gì: lịch sử, nhà nước, cấp trên, cha mẹ, tuần trăng, tuổi thơ, đi tiêu, đi tiểu...".
Trên đây là những lời tâm sự của Joseph Brodsky, nhà thơ Nga, Nobel văn chương, với những sinh viên Đại Học Michigan, vào năm 1988.

Đọc những dòng trên, Gấu tui lại nhớ khi ở trại tị nạn, lần gặp phái đoàn thanh lọc, đã bằng đủ mọi cách, chứng minh cho được, và được thật, nghĩa là được công nhận, là một nạn nhân của Cộng Sản!
Sau này, cứ mỗi lần đọc, nghe bất cứ ai, viết, nói đến bất hạnh, tủi nhục… của miền nam cộng hoà, là cảm thấy gai gai, cứ như bị cười đểu, bị một ngón tay trỏ dí ngay mặt, mày là một thằng nạn nhân Cộng Sản!
Đành rằng, không khai thế, làm sao đậu, nhưng đậu xong rồi, tái định cư nước người rồi, lâu lâu, thỉnh thoảng lại cảm thấy nhói một cái.
Thấy thảm quá, nhục quá!
Tại làm sao mình khốn nạn như thế, là nạn nhân của chủ nghĩa khốn nạn như thế"


Brodsky, vẫn Brodsky, trong bài viết Chiến Lợi Phẩm, được in trong tập tiểu luận Về Khổ Đau và Trí Tuệ, đã viết, bằng một giọng têu tếu - một tiểu luận, cổ điển về hình thức, nhẹ như bông, như Coetzee khen ngợi - nhưng đôi khi nhức nhối, về thời trẻ của ông, còn đọng lại qua những hình ảnh của Tây Phương, những chiến lợi phẩm, thí dụ như những chiếc hộp sắt đựng thịt bò, những chiếc đài la dô làn sóng ngắn cũng như những phim ảnh và nhạc jazz. Như những sự kiện lịch sử trở thành những huyền thoại tuyệt vời, về sự giao lưu giữa các nền văn minh - Con Đường Tơ Lụa, Con Đường Hồ Tiêu... - chúng, những dấu ấn của văn minh Tây phương kia, lọt qua phía bên kia Bức Màn Sắt, và đem ý nghĩa về một Phương Tây tới những người dân Nga. Thú vị hơn, Brosdky nhớ lại, những hộp sắt, sau khi ăn xong ruột, người dân Nga sử dụng làm bình cắm bông, hoa, chuôi, cán dao... và, thừa thắng xông lên, Brodsky cho rằng, chính những người dân Nga thế hệ của ông, mới là những người Tây Phương thực sự, và có lẽ độc nhất, "the real Westerners, perhaps the only ones".
Tôi cho rằng, chúng ta cũng có thể thừa thắng xông lên cùng với nhà thơ Nga, Brodsky, Nobel văn chương, và hùng dũng tự hào, rằng, văn học miền nam trước 1975, "một văn học thực sự và có lẽ độc nhất".
Và tôi bỗng nhớ tới một câu cảm thán của một nhà thơ ở trong nước.
Theo ông, có hai thời kỳ văn học thật tuyệt vời, là thời kỳ Tự Lực Văn Đoàn, và thời kỳ 1960 "của các anh"..., "nhưng viết riêng cho anh vậy thôi. Anh đừng nói lớn, sợ tụi nó lại bảo tụi này tính vực dậy những xác chết!"
Thành thử những tủi thân, tủi nhục, những bất hạnh, những "văn học là được viết bởi kẻ chiến thắng"... sợ rằng không thể áp dụng cho văn học miền nam trước 1975. Cái sự ăn cắp, chôm chĩa của những kẻ thắng trận, như đầy rẫy khui ra từ các báo trong nước, cho thấy, đòi hỏi công bằng không phải là chuyện của văn học miền nam, của những nhà văn miền nam.
Nói như vậy không phải để khoe hơn, khoe tài, nhưng quả là rất phi lý khi cố giành giựt cho được, bất hạnh cho miền nam, chỉ vì nó đã thua trận.

"Urbi et orbi"
"To the city and the world"
"Xin được gửi tới thành phố và thế giới". (1)
[Brodsky: Diễn văn Nobel văn chương]
(1): Thành phố ở đây, là La Mã

Cũng lại vẫn Brodsky, đã mở đầu bài diễn văn Nobel, bằng cảm giác không được thoải mái, và kinh nghiệm chẳng thú vị của ông - vốn là một người thích một cuộc sống riêng tư - phải chường ra trước đám đông, khi đứng nhận giải thưởng.
"Nhưng cái cảm giác khó chịu đó còn tăng thêm lên, không hẳn là do nghĩ tới những người đã đứng đây trước tôi, mà là những người mà vinh quang bỏ sót họ, những người không có cái may mắn đứng đây để mà gửi lời tới "thành phố và thế giới" - "urbi et orbi" - những người mà sự im lặng tích luỹ, liên luỷ của họ, là để tìm mà chẳng có kết quả, làm sao nói với thành phố và thế giới, thông qua diễn đàn này."
Brodsky sau đó, nhắc tới những nhà thơ như Osip Mandelstam, Marina Tsvetayeva, Anna Akhmatova, đều xứng đáng đứng ở đó, nhưng đều bị chế độ Cộng Sản Nga, hoặc sát hại, hoặc đẩy đến tự huỷ diệt...

Đó mới là nỗi bất hạnh của chúng ta, không thể nói thay cho những người đã nằm xuống...

Thành thử cái hình ảnh tuyệt vời "Tìm Sông", mà nhà thơ Trần Trung Đạo ví von, và trân trọng gán cho văn học miền nam, thật sự không hợp. Trong quá khứ, nó đã chẳng phải tìm sông, mà cứ phơi phới đường ta ta cứ đi. Trong tương lai, chỉ sợ nó cảm thấy bất hạnh, tủi nhục đến không thể nhập vào dòng chính của thiên hạ, thì là lỗi ở nó, chứ đừng có ăn vạ bất cứ một ai.

"Bởi vì họ sinh ra và lớn lên tự do, trước khi có cái mà tụi khốn nạn kia - chữ của Brodsky: đám cặn bã ngu si đần độn, the witless scum - gọi là Cách Mạng. Với những người như cha mẹ tôi, và những thế hệ tiếp theo, nó là Nô Lệ".

Brodsky, vẫn nhà thơ Nga, Nobel văn chương, trong Thư Mẹ [mượn chữ của Võ Phiến, Thư Nhà], viết về ông via bà via của ông, đã viết bằng tiếng Anh, tức là cái thứ tiếng mà hai vị không đọc được. (2)
Hãy nghe ông giải thích:
Để ông cụ bà cụ được ngửi mùi thức ăn, từ bếp hàng xóm! [mượn hình ảnh của PTH].
Thực sự, ông nói, đây là thứ tiếng nói của tự do.
Và giải thích thêm, cứ giả dụ như tôi viết bằng tiếng Nga, tụi khốn nạn kia cũng đâu có đưa cho hai cụ đọc"
Ôi chao mấy ông mũi tẹt đọc tới đây, có khi lại phán, thằng này mất gốc rồi, sao lại cho nó Nobel"

(2) Tôi viết Thư Mẹ [In a Room and a Half, Trong Căn Phòng Rưỡi, là tên bài viết của ông] bằng tiếng Anh, là bởi vì tôi muốn ông bà được hưởng một tí tự do [nguyên văn: to grant them a margin of freedom], một tí đó còn tuỳ thuộc con số người đọc nó. Tôi muốn [cha mẹ tôi] Maria Volpert và Alexander Brodsky nắm bắt được thực tại dưới "mẫu tự ngoại về lương tâm" [a foreign code of conscience]... Tuy làm vậy cũng đâu làm cho ông bà tái sinh, nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra cũng chứng tỏ được một điều, đó là còn đường giải thoát tốt đẹp hơn, từ những ống khói nhà hoả táng của nhà nước, so với thứ văn phạm tiếng Nga.
Viết bằng tiếng Nga là làm cho ông bà cảm thấy vẫn như còn bị nhốt ở trong nhà tù...

Tôi nghĩ rằng, văn học hải ngoại Việt Nam, cho dù vẫn viết bằng tiếng Việt, phải đem đến cho người đọc ở trong nước một tí tự do, như là Brodsky viết.
"Chị ơi, chị không công bằng mí em!"
"Văn chương, như tình yêu, làm sao công bằng, hả em""

Nếu nói về công bằng, thì muôn đời, văn học miền nam, hay bất kỳ một thứ văn học nào khác, đều không thể so với văn học Cách Mạng, theo nghĩa, nó còn là bùa hộ mệnh, một thứ trừ tà, giống như gương trừ tà, bùa Lỗ Ban...
Bạn cứ thử tưởng tượng, một anh công an vô nhà một ông nhà văn miền bắc, không nhìn thấy một bộ Lênin toàn tập, Bác Hồ toàn tập... nằm chễm chệ tại tủ sách, anh ta sẽ nghĩ như thế nào" Tên này thuộc đám Nhân Văn Giai Phẩm hả"
Tình cảnh này đã xẩy ra cho nhà thơ Nga, Osip Mandelstam.

Trong Hy Vọng Chống lại Hy Vọng, Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, Hope Against Hope, hồi ký của Nadezhda Mandelstam viết về chồng, nhà thơ Osip Mandelstam đã bị Stalin sát hại, [đoạn "Kệ Sách"], bà kể lại:
Cách đây hơn phần tư thế kỷ, vào ngày kỷ niệm Lễ Lao Động, 1938, tôi trở lại Moscow từ Samatikha, một căn nhà nghỉ gần Murom, nơi M. [Osip Mandelstam, chồng bà], đã bị bắt. Hy vọng có tí đồ thăm nuôi, giúp ông sống qua những ngày chờ đợi số mệnh quyết định, tôi lấy vài cuốn trên kệ sách, và đem bán cho một chủ tiệm bán sách cũ, và dùng tiền để mua tem phiếu thực phẩm gửi cho ông. Gói đồ thăm nuôi đã bị gửi trả lại, với lời ghi, "bởi vì người nhận đã chết".
Tôi vẫn khăng khăng với ý nghĩ làm sao lưu giữ một số sách vở của chúng tôi, như thể nhờ đó mà vẫn còn giữ mãi được ảo tưởng, rằng cuộc sống của vợ chồng chúng tôi chẳng có gì thay đổi, tụi khốn nạn không làm sao làm cho chúng tôi đau khổ, trở thành những nạn nhân của chúng.
Ngoài ra, còn là mối quan tâm của M. đối với thập niên 1930.
Tuy đành phải đem bán, nhưng tôi có ghi tên tất cả những cuốn sách đó, chắc là không đầy đủ, vì hoàn cảnh lúc bấy giờ, làm sao nhớ hết nổi. Số sách còn lại, tức những cuốn tiệm mua bán sách cũ lắc đầu, tôi gửi ở chỗ người anh/em của tôi, là Evgeni, bởi hoàn cảnh như tôi làm sao cất giữ"
Chúng tôi bắt đầu mua sách, khi tôi có việc làm ở cơ quan in ấn For a Communist Education. Mỗi tháng họ cho tôi một phiếu mua sách, “voucher for the acquisition of books”, đây là nằm trong chính sách trồng người của nhà nước. “Chỉ những cuốn quan trọng”, tay sếp của tôi nhắc nhở, lần đưa phiếu mua sách đầu tiên. Ông đặc biệt nhấn mạnh, quan trọng nhất, là bộ sáu cuốn Lênin và tuyển tập Stalin, lúc đó đang ra lò. Tất cả bè bạn của chúng tôi thì đều đã có toàn bộ sách kinh điển của chủ nghĩa Mác xít - Lên nin nít, làm sao không" Chúng nằm thành hàng, một cách uy nghi, trên kệ sách, và là “khuôn mẫu trí thức” của bất cứ một căn hộ nào. Những ông thầy bà thầy của chế độ thì rất minh bạch về chuyện này, khi dậy dỗ những thế hệ tiếp nối. Stalin thực sự tin rằng nếu tất cả những nhà trí thức “cầy nát bấy” tất cả những tác phẩm đó [properly read: đọc tới nơi tới chốn], lập tức, họ thấm nhập, và hoàn toàn “được” thuyết phục, bởi tính lô gíc không thể nào bắt bẻ được ở trong đó, và từ bỏ ba thứ tư tưởng hão huyền mang tính lý tưởng của họ. Văn học cách mạng Mác xít là phải được đòi hỏi ở mức độ đỉnh cao như thế.
Cái anh nhóc mật vụ mặt búng ra sữa, trong lần khám xét căn hộ của chúng tôi, và sau đó, bắt giữ M., đã hết sức sửng sốt, khi không nhìn thấy văn học Mác xít ở trên kệ sách của chúng tôi. Anh ta lõ mắt ra, và hỏi:
“Như vậy là các người bầy những cuốn sách kinh điển Mác Xít ở đâu"”
M. ghé tai tôi nói nhỏ:
“Đây là lần đầu tiên chú nhỏ mầm non cách mạng này đi bắt người, mà không nhìn thấy bùa trừ tà ở trong nhà nạn nhân.”
[This is the first time he’s arrested anybody who doesn’t have Marx”: Lần đầu tiên anh ta bắt một kẻ không có Marx].
Nói chung, chúng tôi không có những cuốn bùa trừ tà, tức những cuốn sách kinh điển của văn học Mác xít, mặc dù đây là chuyện cần thiết, phải nói là bắt buộc, đúng như bạn bè thường khuyên bảo, và thúc giục. Không chỉ sách Mác xít. Một ông bạn thân đã khuyên M. mua bộ từ điển tiếng Tây, Larousse, vì theo ông, nó rất cần cho việc dịch thuật. Đó là giữa thập niên 1920. khi M. không còn cách nào khác, đành trông vào việc dịch sách để nuôi thân. Bộ Larousse đó vẫn chưa được cởi bỏ những sợi dây buộc, cho tới khi được chuyển giao cho người bán sách cũ, khi M. thất bại trong cái nghề kiếm cơm bằng dịch sách.


Không chỉ dửng dưng với những bộ sách kinh điển của chủ nghĩa Mác, M. còn dửng dưng cả với chuyện sưu tầm sách. Ông chẳng bao giờ mò tìm sách quí, sách hiếm, và chẳng bao giờ mê có đủ nguyên bộ, một tác giả nào đó. Tất cả những cuốn sách mà ông cần, chúng đều liên quan tới một liên hệ bạn bè, hay tình cảm rất đỗi tư riêng, của riêng ông. Ngoài ra, còn những cuốn, tuy có giá trị tình cảm nhưng không vì thế mà cứ khư khư ôm giữ chúng. Thí dụ như một lần ông để Katayev lấy đi cuốn My Sister Life của Pasternak, chỉ ít lâu sau khi cuốn này được xuất bản. “Cái tôi cần thì đã nhớ. Anh ta cần hơn tôi”. M giải thích.
M. ít khi tỏ ra thích thú, về cái chuyện tìm tòi sách cũ sách hiếm của tôi. Một lần, tôi kiếm được cuốn Cor Arden của Ivanov, trong đống sách cũ. Chúng tôi đã từng có nó, nhưng đã làm mất, hoặc đã cho ai. M. hoàn toàn dửng dưng, “Tại sao lại làm lại một chuyện đã từng làm, Why the same thing again"”. Đó là một điều đã thuộc về quá khứ, và M không muốn, chẳng bao giờ muốn trở lại, có lẽ phải nói, lập lại. Nhưng có lúc, ông tỏ ra rất hài lòng, thí dụ như với bộ sách của Burger. “Em luôn biết làm hài lòng anh, luôn biết điều anh cần!” Nhưng điều này không đúng, ngoại trừ với bộ sách của Burger. Nghĩa là, ông dửng dưng với vô số điều mà tôi tặng ông.
[… ]
Trong số những tác phẩm chúng tôi có hồi thập niên 1930, không có những nhà thơ của thế kỷ 20 ngoại trừ Annenski, hai tay Acmeists, Gumilev và Akhmatova, cộng thêm ba thứ lính tinh. M để ý tới thơ ca thế kỷ 20 vào năm 1922, khi có hai tay còn trẻ tính thử vận may của họ bằng nghề xb tư, họ tới gặp ông, đề nghị làm một tuyển tập thơ Nga, từ đám thi sĩ Biểu Tượng “cho tới bi giờ”…. Cuối cùng tuyển tập thơ bị kiểm duyệt ngăn chặn không cho xb, vì không chịu đưa vào trong đó những nhà thơ “vô sản", những nhà thơ đã được nhà nước bảo trợ [sponsored by the State]. Tên tuổi của mấy ông này bây giờ hoàn toàn đi vào quên lãng, và tôi không thể nào nhớ nổi, những ông nào đã được kiểm duyệt khuyến cáo phải đưa vô tuyển tập. Tay kiểm duyệt còn khuyến cáo, cần phải đưa ra khỏi tuyển tập rất nhiều nhà thơ lớn, mà anh ta kết án là “trưởng giả và xa lạ, ngoại lai, nhìn từ quan điểm giai cấp”.
“Cái đó nghĩa là gì"” Đó là câu M. hay hỏi, khi đụng một câu thơ làm ông bực mình. Thí dụ như lần ông đụng câu thơ nổi tiếng của Mayakovski: “Thần thánh của chúng ta là vận tốc; của trái tim, cái trống”. Bản thân tôi, rất mê sự réo rắt của câu thơ, vì M. mà tôi đâm ra tư lự, và tìm hiểu ý nghĩa của nó.
Đại thể, M. nghĩ tốt về Mayakovski, và có lần ông nói về hai người đã quen nhau trong trường hợp nào, và lý do nào lại rã ra: chỉ là vì, “ích chi đâu”, những nhà thơ của những trường phái đối nghịch kề vai bá cổ nhau"
Mặc dù quan tâm tới triết học về văn hoá và sinh học, M. nuốt không nổi Hegel, luôn cả Kant, và niềm hân hoan của ông đối với chủ nghĩa Marx, may mắn làm sao, đủ để cho xong những năm học. Ngay trước khi bị bắt, ông lắc đầu trước món quà của Lezhnev, là cuốn Biện chứng Về Thiên Nhiên của Engels.

Lezhnev là cựu chủ bút tờ Rossia, M đã từng cộng tác với báo này. Ông ta có vẻ hết sức ngạc nhiên khi M từ chối món quà quí như thế. Chính ông này đã từng yêu cầu M viết “Tiếng Động Của Thời Gian, The Noise Of Time” cho báo Rossia, nhưng lại từ chối không đăng, sau khi đọc. Ông ta đã trông mong và hy vọng một câu chuyện về thời thơ ấu của M, nhưng rõ ràng là không phải thứ này. Và sau, thay vì yêu cầu ai làm chi cho mất công, ông ta bèn tự viết lấy! Câu chuyện của ông ta là về một đứa trẻ Do Thái đã khám phá ra ánh sáng của đời mình, là chủ nghĩa Mác.

Ông ta quả là may mắn với cuốn sách của mình. Thoạt đầu chẳng ai thèm in nó, tuy rằng nó chẳng đến nỗi quá tồi tệ, so với những anh em đồng loại. Nhưng, [ối giời ơi là giời], Stalin đã đọc, và gật đầu một cái. Ông trùm Đỏ còn gọi một cú điện thoại cho chính tác giả, để nói cho ông ta nghe, rằng ông trùm gật đầu. Khốn khổ cho tác giả, bữa đó lại không có nhà. Khi biết chuyện xẩy ra, Lezhnev bèn đóng cửa tạ khách, ôm khư khư cái điện thoại vào trong lòng, trong suốt một tuần lễ, hy vọng ông trùm Đỏ đoài hoài, và gọi cho mình một lần nữa!

Như chúng ta đều rõ, phép lạ đâu có xẩy ra liên tiếp như vậy! Tuy nhiên, tuần lễ sau, Lezhnev được biết, lệnh đã ban ra, ơn trên đã ngó xuống, cuốn sách của ông được phép in [lúc đó đang được in], ông được ban cho một cái thẻ Đảng, một chức biên tập, nơi bộ phận văn học, ở tờ báo Đảng, tờ Sự Thật [Pravda]. Từ một anh xuất bản quèn, Lezhnev “đột xuất” trở thành một “đại gia” trong “Đảng Tộc”, và sướng quá, vui quá, đến phát khùng!

Trong tất cả những phép lạ, phép lạ xẩy ra với Lezhnev hoá ra là dài nhất, anh ta nắm chặt cái ghế ngồi ở tờ Sự Thật, cho tới khi cái chết rứt ra khỏi.

Tóm tắt như thế này, sau một tuần ôm điện thoại, nghe được toàn những hỉ tín như trên, Lezhnev bèn ngay lập tức chạy tới tiệm cắt tóc, cạo ngay bộ râu đã quá dài vì bẩy ngày bẩy đêm đợi chờ cú điện thoại. Tiếp theo, anh ta gọi điện thoại cho chúng tôi, với món quà Engels, tức cuốn Biện Chứng Về Thiên Nhiên, cầm trên tay, và nói với chúng tôi về Thay Đổi Lớn mà Chủ Nghĩa Mác đã đem lại cho cuộc đời của anh ta. Tất cả những điều này là mới bịa ra thôi, vì trước đó, khi còn làm tờ Rossia, anh ta chưa hề bao giờ nghĩ tới. Và như để chứng minh, anh nói thêm, tất cả là nhờ đọc Biện Chứng của Engels. Chính vì vậy mà anh ta đã kiếm cho được một bản cho chúng tôi. Bởi vì anh ta cũng muốn M cũng được ban ân huệ, cũng được Ơn Trên Ngó Xuống, và cũng được mặc khải như anh!

Thật lòng mà nói, anh ta rất ư là thành thực khi nói ra những điều đó, và có lúc, tôi đã thèm được như anh ta: một sự chuyển hoá rất ư là thành thực khi mặc khải ra niềm tin, nó chấm dứt những khó khăn, những trắc trở, những hồ nghi, lại còn thêm một tí tiền còm, income, làm cuộc sống của bạn trở nên dễ chịu hơn, ai mà không ham"

Tình cảnh lúc đó thật là trớ trêu. Một bên thì nài nỉ, còn một bên thì tìm đủ mọi cách thật là lịch sự, để mà tứ chối món quà tặng. Tới mức hết có thể từ chối, M bèn quay qua tôi, nói, “Không, bà xã tôi đã đọc cuốn đó, và lệnh ông không bằng cồng bà, bà ấy nói, tôi không nên đọc!”

Lezhnev trố mắt nhìn cả hai chúng tôi. Làm sao lại có người để cho vợ quyết định những vấn đề trọng đại, như đọc sách, tư duy, ý thức hệ, nhất là ý thức hệ Mác Xít"

M. trả lời, “Tại sao không, bà xã tôi bảnh hơn tôi nhiều, bà luôn luôn biết, tôi nên đọc sách gì.”

Bực tức ra mặt, anh ta bỏ đi một mách.

Mấy năm sau, chúng tôi gặp lại, và ôm choàng lấy anh, khi cùng di tản tới Tashkent trong thời gian chiến tranh. Anh vẫn luôn coi tôi như là một thứ thiên tài ma quái [evil genius] của M., nhưng nói phải tội, anh chưa hề tố cáo tôi với nhà cầm quyền. Tôi không biết cách ứng xử của anh tại tờ Sự Thật, có lẽ cũng chẳng khác đám còn lại, bởi vì nếu không, làm sao giữ được nồi cơm, nhưng cách ứng xử của anh đối với riêng tôi, tỏ ra rất đàng hoàng, phải nói, rất chân thật. Tôi đã phải sửa soạn cho mình, để mà tin tưởng rằng, anh ta quả đã được “mặc khải” từ cuốn Biện Chứng Về Thiên Nhiên của Engels, tuy nhiên, tôi sợ rằng, cuốn sách quá cao, đối với anh.

Bằng cách đưa tôi ra làm bia, chúng tôi không có một tí văn học Mác nào ở trên kệ sách.

Riêng về trường hợp suốt một tuần lễ Lezhnev không dám rời chiếc điện thoại, râu tóc không dám cạo, ăn ỉa tại chỗ như trên, chỉ mong Stalin lại gọi điện, chuyện như vậy chẳng làm ai ngạc nhiên, bởi vì, ai cũng làm như vậy hết. Bất cứ một công dân Xô Viết nào cũng hành xử như vậy. Chúng ta cứ thử tưởng tượng ông trùm Đỏ gọi lại, và lại không gặp, số phận của người đó sẽ như thế nào" Không chỉ mất job, mà có khi còn mất luôn cái chỗ đội nón!

Về cái chuyện suốt một tuần không rửa mặt, không cạo râu, có một giai thoại khác, do Duyên Anh kể, và theo như người viết đoán, ông đã phải đi cải tạo một phần là vì nó. Câu chuyện này tôi tin rằng nhiều người đã có nghe qua.

Một bữa, có một em quàng khăn đỏ được vinh dự gặp Bác Hồ, và còn được Bác hôn lên… trán. Thế là về nhà, em bé nhất định không chịu rửa mặt, và một tuần lễ sau, em thỏ thẻ khoe, vưỡn còn mùi Bác Hồ!

Không có văn học Mác xít, và để thay vào đó, là một vài cuốn về nghệ thuật, kiến trúc, của Rodin về nghệ thuật Gothic của Pháp. Vào năm 1937 có một người nào đó đã gửi cho M một số sách do viện bảo tàng Ý thải ra, M. mừng quá là mừng, nhưng nỗi vui của ông bị Kostyrev chặn đứng lại, khi cảnh cáo, hãy coi chừng cái đám đế quốc, đây là đòn của tụi nó tính bắt liên lạc với ông. Chỗ nào cũng có gián điệp của chúng! “Chắc chắn là chúng có mục đích gì đó khi gửi những sách này cho ông!”.

Ở đáy kệ sách, nơi ít người để ý đến, M. lưu giữ những cuốn sách của thời thơ ấu: Pushkin, Lermotov, Gogol, the Iliad… Trong Tiếng Động Của Thời Gian, đã có viết, bằng cách nào chúng đã được ông cụ của M lưu giữ. Hầu hết những cuốn này thì đều tàn tạ tại Kalinin, khi tôi chạy trốn tụi Đức. Đúng là trên đe dưới búa, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, một bên là Hitler, một bên là Stalin!

Đó là số phận 'bất hạnh', của chúng tôi.
Văn Học Miền Nam trước 1975: Bất Hạnh hay Đại Hạnh"
Coetzee, trong một bài viết về Brodsky, đã nhắc tới ý kiến của nhà thơ Nga, Olga Sedakova, theo đó, thành tựu vĩ đại nhất của Brodsky, là đã chơi một cái dấu chấm hết to tổ bố, hay dùng chữ của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đã đọc lời ai điếu cho thời kỳ văn chương có tên là Xô Viết - nguyên văn, Brodsky’s greatest achievement, says the poet Olga Sedakova, was to have "placed a full stop at the end of [the Soviet] literary epoch."

Chúng ta cũng có thể mượn nhận xét trên, để nói về văn chương bất hạnh của miền nam trước 1975: Chính nó, chứ không ai khác, đã đánh một dấu chấm hết cho văn học XHCN, khi nó tố cáo, có một xã hội tốt đẹp hơn xã hội xã hội chủ nghĩa, tức xã hội tem phiếu, của miền bắc. Có một thứ văn chương đàng hoàng hơn, sạch sẽ hơn, "bớt" độc ác hơn, so với văn chương miền bắc…
Đây chính là mặc khải mà Dương Thu Hương, ngay những giờ phút đầu tiên của “giải phóng” đã "ngộ" ra được, qua lời than thật là chân thật của bà: dân chúng miền nam chửi Thiệu như điên!
Có lần tôi viết, chiến thắng miền nam là chiến thắng của người dân miền bắc,chứ không phải của mấy anh VC, là theo nghĩa như vậy. Họ mặc khải ra một đời sống khác, vừa mới... lìa đời, cùng với chiến thắng của mấy anh VC!
NQT
Tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.