Hôm nay,  

Thảm Trạng Người Phụ Nữ Bị Ngược Đãi Và Vấn Đề Di Trú

10/07/200400:00:00(Xem: 4756)
(Phần 2)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Trong buổi hội thoại kỳ trước, chúng ta đã được biết Bộ Nội An và các vị dân biểu Hoa Kỳ, cùng các nhà vận động cho nhân quyền, đang ráo riết ủng hộ và đòi hỏi Bộ Tư Pháp chấp thuận các dự luật mới cho phép những phụ nữ bị ngược đãi trong gia đình được quyền tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Sau đây, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về trường hợp đau thương của bà Alvarado đã trốn từ nước Guatemala, và một số phụ nữ bất hạnh khác....
Nhiều phụ nữ bị bạo hành đang rất lo âu về quyết định cuối cùng của chính phủ Hoa Kỳ. Tại tiểu bang California, bà Alvarado, người đã phải trốn thoát khỏi người hung bạo, cho biết chồng bà đã đánh bà trẹo quai hàm và nhiều lần đập đầu của bà vào gương và cửa kiếng. Bà đã nói trong nước mắt khi biết tin các viên chức lo về vấn nạn hành hung trong gia đình đã đề nghị cấp quy chế tỵ nạn cho những phụ nữ có hoàn cảnh như bà. Một phụ nữ khác ở New York, bà Zaide Cinto, đã vui mừng lên tiếng: "Tôi không biết ai sẽ đưa ra quyết định, nhưng họ chắc chắn phải có lương tâm". Bà Cinto đang bị chứng mắt mờ và tai nghe không được rõ sau nhiều năm bị chồng đánh đập. Bà hiện nay đang tạm trú ở chung cư dành cho những người không nhà cửa, và đang chờ đợi đơn xin tỵ nạn của bà được chấp thuận. Bà nói trong nghẹn ngào: "Có lẽ họ thấu hiểu sự chịu đựng của chúng tôi. Mọi sự đang thay đổi. (Luật được phê chuẩn) không chỉ cho các nhân tôi, mà còn giúp cho nhiều người".
Sự thay đổi về chính sách, nếu có, sẽ đưa Hoa Kỳ vào danh sách các quốc gia như Anh Quốc hay Úc Đại Lợi chẳng hạn, đây là những nước đã chấp thuận cho nhiều trường hợp tương tự được định cư từ nhiều năm qua. Các viên chức chính phủ còn cho biết nếu luật được phê chuẩn cũng sẽ đưa ra nhiều hướng dẫn cần thiết cho các nhà làm luật di trú, những quan tòa đã có nhiều ý kiến khác biệt nhau trong hàng chục hồ sơ tương tự. Năm 1996, Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú đã từng chấp thuận cho bà Fauziya Kassindja được hưởng quyền tỵ nạn. Bà Kassindja cho biết sẽ bị cắt âm vật "clitoris" nếu bà bị trục xuất về nước Togo ở Phi Châu. Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú, tòa hành chánh cao nhất về các trường hợp tỵ nạn, đã đồng ý rằng hành động hủy hoại các phần sinh dục của phụ nữ được xem tương đương như các hành động ngược đãi trầm trọng khác.
Nhưng ba năm sau, Hội Đồng Kháng Cáo Di Trú lại từ chối đơn xin tỵ nạn của bà Alvarado mà chúng ta vừa nói ở trên. Bà nói rằng đã đến ty cảnh sát ở Guatemala trong 5 trường hợp khác nhau, khai báo rằng chồng bà đã thường xuyên cưỡng dâm và hiếp bà theo lối "kê gian"; từng đấm bà suýt lòi cả mắt ra ngoài và đánh đập bà cho đến khi bất tỉnh mới thôi. Cảnh sát xứ này nói rằng họ không điều tra vì đây là vấn đề... nội bộ gia đình!
Hội đồng di trú xác nhận những lời khai báo của bà Alvarado là khả tín và đồng ý rằng hành động ngược đãi hầu như sẽ tiếp tục xảy ra nếu bà phải trở về nước Guatemala. Nhưng lại nói rằng bà không hội đủ những điều kiện mà luật ấn định về quy chế tỵ nạn!
Các luật sư của chính phủ đã lên tiếng chỉ trích sự phân tích của Hội đồng về trường hợp của bà Alvarado, và bà Janet Reno, cựu Tổng trưởng Tư Pháp, đã tạm hoãn quyết định từ tháng Giêng năm 2001, và ra lệnh cho Hội đồng quyết định hồ sơ này sau khi chính phủ hoàn tất các hướng dẫn cho phép các nạn nhân bị hành hung trong gia đình được hưởng quyền tỵ nạn trong một số trường hợp giới hạn.
Nhưng đạo luật này vẫn chưa kết thúc. Ông Bo Cooper, Tổng Cố vấn cơ quan Dịch Vụ Di Trú và Quốc Tịch (INS), trước khi bộ phận này trực thuộc Bộ Nội An hồi năm ngoái, đã đưa ra những đề nghị mới "rất quan trọng" và cho biết sẽ đưa ra những hoạch định quan trọng cho các vị thẩm phán và luật gia của chính phủ. Ông Cooper nói rằng "Với các nguyên tắc được thành lập, các hồ sơ tương tự sẽ được chấp thuận. Nỗ lực của các đề nghị này là giúp mang lại sự rõ ràng mà luật di trú đã không ổn định được trong nhiều năm qua".

Cho đến nay, chưa ai biết rõ Tổng trưởng Tư Pháp Ashcroft sẽ quyết định ra sao về đạo luật này vốn đã bị ông từ khước hồi năm ngoái. Nhưng một cựu giới chức cao cấp, từng liên hệ đến các buổi thảo luật gần đây về vấn đề này với các luật gia và các tổ chức vận động, cho biết ông rất hy vọng ông Ashcroft sẽ phê chuẩn. Ông nói rằng "Với sự can thiệp của các hội phụ nữ, và bây giờ là Bộ Nội An, vấn đề chính trị của sự việc sẽ làm xấu hành pháp, dù chính sách này có tốt hay không. Việc này sẽ tạo áp lực rất lớn cho ông Ashcorft và ông phải suy nghĩ lại những điều luật được đề nghị. Tôi nghĩ ông ta sẽ bắt buộc phải đi theo".
Nhu cầu phải bạch hóa vấn đề này, dù bắt đầu là vấn đề nhỏ, nhưng ngày càng trở nên quan trọng do các áp lực thường xuyên của giới phụ nữ. Những người phụ nữ, như bà Alvarado chẳng hạn, đã phải xa lánh những ông chồng thô bạo và đã nhập cảnh Hoa Kỳ bất hợp pháp. Nhiều phụ nữ khác đã theo chồng đến Hoa Kỳ, nhưng sau đó đã nộp đơn xin tỵ nạn khi những hành vi ngược đãi thô bạo mà họ đã gánh chịu ở quê nhà nay lại tiếp tục trên đất Hoa Kỳ.
Các giới chức di trú cho biết trong số hơn 250.000 trường hợp xin tỵ nạn, không biết có bao nhiêu hồ sơ được các phụ nữ đáng thương kể trên đã nộp để xin hưởng quyền tỵ nạn, nhưng có lẽ con số này rất khiêm nhường. Bà Karen Musalo, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Về Tỵ Nạn Và Giới Tính thuộc trường Đại học California Hastlings College of the Law, đã đưa ra trường hợp của bà Alvarado và đang theo dõi khoảng 500 hồ sơ về bạo hành giới tính đang được duyệt xét.
Tuy nhiên, một số bình phẩm khác lại cho rằng nếu luật mới này được chấp thuận sẽ tạo một làn sóng xin tỵ nạn theo diện này, từ những phụ nữ nghèo khổ ở các quốc gia trên thế giới.
"Làm sao chúng ta có thể cấp quy chế thường trú cho tất cả những người đào thoát vì những vấn đề bạo hành trong gia đình, hay những bất ổn xã hội đến từ những chính phủ được xem là vô trách nhiệm! ". Ông Dan Stein, thuộc cơ quan Liên Bang Cải Tổ Di Trú Hoa Kỳ, đã đặt vấn đề như vậy khi ông đang tìm cách giới hạn vấn đề di trú theo diện này.
Tuy nhiên, trong một bản tóm lược, Bộ Nội An đã phản đối lập luận kể trên và cho rằng chính sách mới chỉ ảnh hưởng đến "một số nạn nhân bị bạo lực trong gia đình có giới hạn"; những người có thể chứng minh họ hội đủ những đòi hỏi rất khó khăn để có thể xin tỵ nạn. Những người muốn xin tỵ nạn, nói chung, phải thể hiện rất cụ thể về nỗi sợ hãi bị ngược đãi về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, quan điểm chính trị, hay là một thành viên trong một nhóm xã hội cụ thể nào đó. Trong nhiều năm qua, những người quan tâm về di trú đã tranh luận rằng những phụ nữ bị ngược đãi trong một số trường hợp đặc thù có thể thành lập một tổ chức xã hội đặc biệt. Ông Joe D. Whitley, Tổng cố vấn của Bộ Nội An, giải thích trong một bản tóm lược rằng những nạn nhân của bạo lực gia đình muốn xin tỵ nạn phải thể hiện sự ngược đãi "được hỗ trợ bởi hệ thống luật pháp hay các quan điểm xã hội tại quốc gia đang bị xem là có vấn đề".
Bà Cinto, đã rời khỏi Mexico năm 2002, nói rằng cảnh sát ở nước này thường xuyên làm ngơ trước những vụ bạo hành mà bà phải hứng chịu. Bà đã sang Hoa Kỳ và người chồng vẫn tiếp tục đánh đập bà. Các bạn bè ở nhà thờ địa phương đã hướng dẫn bà nơi ngôi nhà tập thể ở New York. Hội Cứu Tế Gia Đình, một tổ chức bất vụ lợi trợ giúp các nạn nhân bị bạo hành trong gia đình, đã giúp đỡ bà Cinto nộp đơn xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ từ năm 2003.
Và ở cực Nam Hoa Kỳ, tiểu bang California nắng ấm hiền hòa, bà Alvarado mòn mỏi chờ gần 10 năm về kết quả đơn xin tỵ nạn của mình. Bà đã phải xa cách cha mẹ, hai con thơ trong suốt thời gian xa cách xứ sở Guatemala đầy dẫy bất công. Bà trải lòng với ước mơ mong manh: "Tôi biết điều này không dễ, nhưng tôi biết nếu hồ sơ của tôi được chấp thuận, những người phụ nữ đau khổ khác sẽ được giúp đỡ".
Thấu hiểu được nỗi đoạn trường này, ngày 13 tháng 5 năm 2004 vừa qua, 65 vị dân biểu Hoa Kỳ đã cùng ký tên trên một lá thư khẩn thiết gửi đến Tổng trưởng Tư Pháp John Ashcroft, để xin phê chuẩn đơn xin tỵ nạn của bà Alvarado. Nhiều tiếng nói sẽ tạo áp lực mạnh mẽ đòi hỏi chính phủ tiến thêm những bước khác để bảo vể nhân quyền, trong đó, nhân phẩm của con người không thể bị chà đạp, ở bất cứ đâu...
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.