Hôm nay,  

Ngành May Dệt Vn Hưởng Lợi Nhờ Mỹ, Âu Xích Mích Hoa Lục

01/06/200500:00:00(Xem: 5038)
HANOI -- Công nghệ dệt may Việt Nam hy vọng sẽ nắm phần thuận lợi trước các hạn chế đối với Trung Quốc, theo tin của VOA hôm 31-5-2005.
Công nghệ dệt may của Việt Nam đang chú tâm theo dõi Trung Quốc tìm cách xoa dịu căng thẳng với Washington và Bruxelle về hàng dệt may xuất cảng, và các nhà sản xuất tại Việt Nam đang lấy làm lo ngại về khả năng cạnh tranh của mình.
Theo các nhà phân tích và chuyên gia công nghiệp, cuộc khủng hoảng phát xuất từ việc tăng vọt lượng hàng dệt may xuất khẩu qua châu Âu và Hoa Kỳ kể từ khi chấm dứt hệ thống quota đã áp dụng từ 31 năm chỉ có thể là mối quan ngại cho Việt Nam.
Khu vực dệt may của Việt Nam là khu vực thu ngoại tệ nhiều nhất sau dầu thô.
Hồi tháng tư, ủy viên thương mại của Liên Hiệp Âu Châu đã yêu cầu các vị bộ trưởng của các nước đông nam châu Á họp tại Việt Nam để bàn về tác động của số bán từ Trung Quốc đối với các nền công nghiệp của họ.

Mặc dù Liên Hiệp Âu Châu đã bãi bỏ quota đối với Việt Nam từ hồi tháng giêng, và Việt Nam hy vọng sẽ nắm phần thuận lợi trước các hạn chế đối với Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng Việt Nam không thể ngủ yên trên chiến thắng.
Tổng thư ký Vitas, một tổ chức tập hợp các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam đồng ý rằng hàng dệt may của Trung Quốc rẻ và Trung Quốc có nhiều nguyên vật liệu, hóa chất và một lực lượng lao động khổng lồ.
Theo giới chức này, Việt Nam thì phải nhập từ 80 đến 90% nguyên vật liệu và hóa chất. Vì thế mà Việt Nam phải luôn luôn đề cao cảnh giá, cải tiến sản phẩm và tính cạnh tranh.
Lượng hàng xuất của Việt Nam qua Hoa Kỳ vẫn bị hạn chế bất chấp các biện pháp chống lại Trung Quốc, bởi vì quota Hoa Kỳ áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam vẫn giữ nguyên cho đến khi Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.
Trong khi chờ đợi được thu nhận vào tổ chức này, điều khó lòng có thể xảy ra vào cuối năm như Hà Nội mong muốn, thì các nhà sản xuất Việt Nam quan sát một cách bồn chồn lượng hàng hóa đổ vào Việt Nam qua ngả biên giới từ Trung Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.