Hôm nay,  

Việt Nam: 30 Tháng 4 Mất Gì Còn Gì?

29/04/200500:00:00(Xem: 6841)
Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng bạch hoá hồ sơ Mỹ phản bội VNCH
Hoa Thịnh Đốn.- Thảm họa 30-4 đã tròn 30 năm. Phía Cộng sản cố tình che giấu đổ vỡ để nói cười ròn rã ăn mừng chiến thắng. Thế hệ bại trận miền Nam tiếp tục ngậm đắng nuốt cay uất nghẹn về sự bội ước của đồng minh Hoa Kỳ để hối hận cho những sai lầm của mình. Còn người Mỹ thì vẫn chưa lý giải được vì sao mà đã bị thua trận để thoát khỏi cơn ác mộng Việt Nam.
Các thế hệ người Việt và Mỹ từ 30 đến 40 tuổi, ra đời trước và sau năm 1975, tiếp tục thắc mắc tại sao nước Mỹ đã bị ràng buộc với một nước cỏn con ở tận bên kia qủa địa cầu. Và nguyên nhân nào mà hai “đối phương” người Việt vẫn chưa thể nắm được tay nhau để xây dựng đất nước"
Tất cả những câu hỏi, nỗi băn khoăn và hậu quả của cuộc chiến Việt Nam sẽ còn chờn vờn trước mắt mọi người, cả Việt lẫn Mỹ, chừng nào lịch sử chưa được bạch hóa để xếp vào chỗ ngồi đúng vị trí và trách nhiệm của mỗi phe tham chiến ở Việt Nam.
Một trong những người đã đóng góp vào nỗ lực này là Giáo sư,Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng Trưởng Kế Hoạch và Phát Triển của Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một trong số rất ít nhân chứng của những trò đổi chác đen tối giữa Hoa Kỳ thời Tổng thống Cộng hoà Richard Nixon và Hà Nội để quân Mỹ có thể ra khỏi Nam Việt Nam hầu bảo đảm cho Richard Nixon tái đắc cử Tổng thống nhiệm kỳ II .
Tiến sỹ Hưng cũng nắm giữ tất cả 27 lá Thư Tối Mật trao đổi giữa hai Tổng thống Nixon và General Ford với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu để có thể chứng minh cho sự dối trá, đâm sau lưng và phản bội của Đồng Minh Hoa Kỳ đối với nhân dân và Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.
Ông cũng rất công bình và thẳng thắn phê phán thái độ chính trị cứng rắn không hợp lý và sự lệ thuộc, cả tin và cả nể Đồng Minh của Tổng thống Thiệu để nước đến chân không còn làm gì được nữa.

VINH DỰ GÌ "
Nhưng trước hết hãy nói về kẻ chiến thắng. Kể từ sau khi nắm quyền cai trị cả nước, ưu điểm của một Việt Nam không còn chiến tranh đã bị người Cộng sản làm mất đi khả năng xóa bỏ hận thù, xây dựng lại đất nước vì những khuyết tật bảo thủ, giáo điều của chính họ.
Về kinh tế, Việt Nam vẫn còn lạc hậu, chậm tiến và chưa đủ sức cạnh tranh với các nước ngay trong khu vực Á Châu nói chi đến Âu Châu. Lợi tức đồng niên của người Việt Nam, dựa trên sự phân chia tài sản của quốc gia, được hơn 400 Mỹ kim nhưng không phải người dân nào trong số 82 triệu người cũng có số tiền này. Ở vùng xa, vùng sâu và hải đảo số thu nhập chỉ có giá trị từ 100 đến 200 Mỹ kim nên Việt Nam vẫn còn là một trong số nước nghèo nhất trên Thế giới.
Về Chính trị, chỉ có đảng Cộng sản được cầm quyền nên Việt Nam là nước độc tài, phi dân chủ. Các quyền tự do của công dân ghi trong Hiến pháp bị hạn chế bởi những ràng buộc của luật pháp. Tiếng nói của người dân chỉ được nghe nếu có lợi cho đảng và nhà nước nên người dân không thể mở mang trí tuệ để phục vụ đất nước theo khả năng.
Nhưng sự độc quyền cai trị cũng đã sinh ra tình trạng chệch hướng tư tưởng, phe nhóm, tranh chấp, chia rẽ, trên bảo dưới không nghe rất nghiêm trọng trong nội bộ đảng CSVN. Các tệ nạn tham nhũng, quan liêu, mất đạo đức, phẩm chất lãnh đạo và thái độ coi thường, hống hách, hành hạ dân của cán bộ, đảng viên đã biến thành “quốc nạn” không giải quyết nổi.
Về Xã hội, chưa bao giờ trong lịch sử nước ta lại tan nát như ngày nay. Con số gia đình Việt Nam bỏ nhau, nam nữ tự do ăn ngủ với nhau không cưới hỏi, nạn mại dâm, ma túy, buôn người, làm phim dồi trụy rao bán khắp thế giới ở tuổi 13- 15 và nạn học sinh, sinh viên cuối tuần rủ nhau “đi ngủ chung”, “sống thử” là chuyện “tự nhiên” thoải mái.
Lớp thiếu niên nứt mắt còn ngồi trên ghế nhà trường đã biết cách mánh mung, thuê người làm bài giúp, mua đề thi, chạy chọt điểm cao, buôn bán xì ke, ma túy , hình ảnh đồi trụy ngay trước cổng trường chẳng còn là chuyện “trên trời rơi xuống” ở Việt Nam.
Nạn bằng giả, người thật hay người giả bằng thật trong giáo dục hay trong guồng máy cai trị của nhà nước, ở cả cấp cao, cũng đã do giới cầm quyền nói ra,phụ huynh than vãn chứ chẳng do vì không ưa chế độ mà bịa đặt!
Như vậy thì trong khi ăn mừng chiến thắng 30 năm ngày “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” để cao rao thành tích được gọi là “chấn động địa cầu” của trí tuệ Việt Nam, họ có nhìn thấy những tì vết trước mắt không"
Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng đã có ý nhắc nhở : “Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu; nói hai ba lần người ta im lặng; nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.” (Phỏng vấn của báo Quốc Tế, số 13&14 ngày 13-4-05)
Sự kiện “Chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm” mang nhiều ý nghĩa. Nó còn phản ảnh tình trạng người Cộng sản chưa chu toàn nhiệm vụ biến “chiến thắng quân sự” thành “hòa bình phúc lợi” cho nhân dân.
Người CSVN, sau 30 năm làm chủ cả nước vẫn còn nặng đầu óc “giáo điều, tả khuynh, quá say sưa với vòng nguyệt quế” như trong giai đoạn 10 năm đầu,sau ngày vào Sài Gòn 30-4-1975 !
Ngày nay, trong thời đại điện tử của một thế giới thay đổi từng giây, họ vẩn nghĩ có đảng là có tất cả, làm được tất cả vì Hồ Chí Minh đã phán “đảng ta là văn minh, đảng ta thật vĩ đại.”
Vì vậy mà người Cộng sản, dù có thắng trong chiến tranh nhưng lại đang thất bại trong hoà bình vì chưa hoàn tất được nhiệm vụ mà Hồ Chí Minh đã trao phó là làm sao để Việt Nam trở thành một nước “dân giàu, nước mạnh” và người dân được sống trong xã hội “ công bằng, dân chủ, văn minh.”. Trước khi chết năm 1969, Hồ Chí Minh cũng để lại cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo mong muốn tột cùng là làm sao để người dân “được cơm no áo ấm” và tất cả mọi người “được học hành”.
Nhưng sau 30 năm hòa bình, mong ước của Hồ Chí Minh và hứa hẹn của đảng CSVN vẫn chưa thấy đâu.
Tình trạng này cũng đặt ra câu hỏi về “giá trị” của “chiến thắng” 30-4 đã được xây dựng trên căn bản nào " Từ nguồn tài chánh và vũ khí đạn được của đảng CSVN hay của ngoại bang Nga, Tầu" Và ý chí của đảng CSVN là “chống Mỹ, đánh Ngụy” để bảo vệ chủ quyền lãnh thồ, nền độc lập của Việt Nam hay để tiếp tục lệ thuộc vào ngoại bang Nga, Tầu "
Không cần lý giải, tìm tòi nhiều ai cũng biết chiến thắng của Hà Nội, ngoài nỗ lực con người buộc phải dấn thân vào lửa đạn vì không còn đường nào khác, đã hoàn toàn lệ thuộc vào ý muốn của Nga, Tầu trong mưu đồ bành trướng chủ nghĩa Cộng sản ở Á Châu.

Trong khi đó nhân dân miền Nam bị xâm lăng lại không có đủ súng đạn để chống lại quân Bắc Việt vì những sai lầm của đồng minh Hoa Kỳ khi ký Hiệp định Paris năm 1973 với Cộng sản Hà Nội,và sự phản bội trắng trợn của Tổng thống Cộng hoà Riahcard Nixon và hành động “phủi tay” của người kế nhiệm Tổng thống General Ford.

HỒ SƠ NGUYỄN TIẾN HƯNG
Tập hồ sơ Nguyễn Tiến Hưng, đã từng công bố trong cuốn The Palace Files và bây giờ trong “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” đã chứng minh cho Hà Nội thấy rằng chiến thắng 30-4 của họ cũng chẳng vinh quang gì. Nó chẳng khác gì một trận thượng đài thư hùng giữa hai võ sỹ mà một người thì lành lặn còn người kia thì què tay.
Có lẽ Giáo sư Hưng là người may mắn đã khiến chính ông ngạc nhiên khi Tổng thống Thiệu, vào những ngày sau cùng của cuộc chiến, đã trao hết 27 lá thư Tối mật chứa đựng những cam kết, hứa hẹn ủng hộ miền Nam của hai Tổng thống Nixon và Ford khi miền Nam bị quân Bắc Việt xâm lăng,vi phạm Hiệp định Paris.
Nhưng khi ông Thiệu biết mình đã bị đồng minh “phản bội” thì mọi chuyện giành cho số phận Nam Việt Nam đã được an bài để cho Cộng sản miền Bắc thong thả đem quân vào chiếm Sài Gòn.
Bằng chứng từ cam kết “không nói chuyện, thỏa thuận việc gì sau lưng Nam Việt Nam” đến thẳng mặt đe dọa mạng sống và công khai phản bội đã phơi bày lòng dạ bội tín của cặp Richard Nixon và Henry Kissinger, Cố vấn an ninh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã qua mặt miền Nam bí mật thương thuyết với Hà Nội.


Nixon viết cho Thiệu : “Xin Ngài yên tâm rằng tôi sẽ làm mọi việc trong quyền hạn của tôi để cho những hy sinh to lớn của hai dân tộc Việt và Mỹ sẽ không thành vô ích…Chúng tôi đã không thương lượng điều gì đàng sau lưng những người bạn của Hoa Kỳ; và đã không có sự đổi chác bí mật nào hết".
“Tự do độc lập của nước VNCH vẫn luôn luôn là mục tiêu trọng đại trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tôi đã theo đuổi mục tiêu này trong suốt cuộc đời chính trị của tôi, Tôi cả quyết rằng việc từ chối ký bản Hiệp định này sẽ đưa đến việc cắt đứt viện trợ cho VNCH...Nếu Ngài khước từ ký vào bản Hiệp Định, tôi sẽ không còn cách nào giúp đỡ chính phủ VNCH nữa. Quốc hội và dư luận Hoa Kỳ sẽ trói chặt tay tôi...”
“Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng: nếu Hà Nội không tuân theo những điếu kiện của Hiệp Định này, thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đũa mau lẹ và ác liệt...Nếu Ngài quyết định, và tôi tin tưởng Ngài sẽ quyết định,tiếp tay với chúng tôi, tôi xin bảo đảm với Ngài rằng tôi sẽ tiếp tục yểm trợ Ngài trong giai đoạn hậu chiến, và chúng tôi sẽ trả đũa bằng toàn thể sức mạnh của Hoa Kỳ nếu như Bắc Việt vi phạm Hiệp Định...”
Nhưng ông Thiệu, theo Giáo sư Hưng cũng không phải là người nhẹ dạ vì đã nhìn thấy những điều bất lợi của Hiệp Định sẽ dành cho miền Nam nên ông đã cố tình tìm cách trì hoản, dây dưa đòi sửa đổi điều này điều kia.
Và Nixon đã đe dọa ông Thiệu : “ Nếu cuộc thương thuyết này thất bại thì sẽ có sự đối chất giữa chúng ta. Tôi sẽ bác bỏ lý do không chịu ký kết của Ngài và sẽ công khai tố cáo Ngài đã cản trở việc đi tìm giải pháp cho hoà bình..Rất có thể Quốc Hội sẽ ngưng viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho đến khi Ngài chịu ký.”
“Xin Ngài hiểu cho rằng tôi sẽ coi tất cả những sự dè dặt, những yêu cầu sửa đổi thêm, trì hoãn hay những hành động đánh lạc hướng ra ngòai (chỉ) một việc là đồng ý ưng thuận (tôi sẽ coi đó) là một quyết định trực tiếp và cố tình của Ngài để chấm dứt mối bang giao hiện hữu giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và VCCH.”
Áp lực của Nixon và Kissinger, người viết tất cả các thư gửi cho miền Nam trong thời gian có hoà đàm Paris từ 1971 đến 1973, càng ngày càng nặng nề và “bất lịch sự, coi thường Tổng thống Thiệu.”
Nixon nói : “ Tôi yêu cầu Ngài cố áp dụng mọi biện pháp để tránh sinh ra sau này một tình huống có thể đưa tới những biến cố tương tự như biến cố mà chúng tôi đã ghê tởm năm 1963 và chính bản thân tôi cũng đã kịch liệt phản đối năm 1968...”
Nixon đã ám chỉ đến cuộc lật đổ và ám sát hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu năm 1963 và âm mưu ám sát, lật độ ông Thiệu năm 1968 của Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson khi ông Thiệu, vì tin vào hứa hẹn “trả đũa chống lại Bắc Việt nếu thắng cử” của ứng cử viên Richcard Nixon, đã từ chối gởi phái đoàn hòa đàm đi Paris theo yêu cầu của Tổng thống Johnson.
Hành động của ông Thiệu đã giúp Nixon thắng vẻ vang trước ứng viên Dân chủ Hubert Humprey, mặc dù Hoa Kỳ đã đình chỉ các phi vụ ném bom xuống miền Bắc để tỏ thiện chí hoà bình và giành phiếu cho Humprey. Tổng thống Johnson sau này viết hồi ký đã thú nhận ông Humprey thất cử vì từ chối của ông Thiệu.
Nhưng Nixon, vì quyền lợi chính trị cá nhân đã làm mọi cách để được tái đắc cử nhiệm kỳ 2 nên đã không còn để ý đến ông Thiệu. Nixon nói với Thiệu trong một thư : “Tôi quyết định cho phê chuẩn bản Hiệp Định vào ngày 23 tháng 1, và sẽ ký vào ngày 27 tháng 1,1973 tại Paris. Tôi sẽ làm việc này dù phải làm một mình, trong trường hợp đó, tôi sẽ công khai tố cáo chính phủ của Ngài làm cản trở cho công cuộc vãn hồi hoà bình tại Việt Nam. Kết quả không tránh khỏi sẽ là việc cắt viện trợ quân sự và kinh tế ngay lập tức, mà dù có sự thay đổi về nhân sự trong chính phủ của Ngài cũng không thể cứu vãn được.”
Một lần nữa Nixon ám chỉ dù ông Thiệu không còn (thay đổi nhân sự) thì việc cắt viện trợ vẫn xẩy ra cho miền Nam. Nhưng đến ngày 8-8-1974 Nixon buộc phải từ chức về vụ chủ mưu nghe lóm đai hội của đảng Dân Chủ trong vụ Watergate.
General Ford lên thay và lập tức Tổng thống Ford viết thư trấn an ông Thiệu : “ Khi tôi lên đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ, ý tưởng đầu tiên của tôi là nghĩ tới những cuộc tấn cộng tàn bạo mà quân đội qúy quốc đã đẩy lui một cách can trường và quả cảm. Có lẽ tôi không cần phải thông báo cho Ngài rõ rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ luôn luôn được dựa trên căn bản liên tục và sự ủng hộ của lưỡng đảng. Lúc này đây, những tính chất đó lại càng rõ ràng hơn nữa và tất cả những cam kết mà nước chúng tôi đã hứa hẹn với qúy quốc trong quá khứ vẫn còn hiệu lực và sẽ hòan toàn được tôn trọng trong nhiệm kỳ của tôi.... Tôi hoàn toàn thông hiểu và chia sẻ mối quan tâm của Ngài về tình hình hiện tại ở Việt Nam, nhất là khi Bắc Việt tiếp tục gây hấn. Tôi cũng biết sự thiết yếu của viện trợ quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ cho qúy quốc lúc này. Tôi xin cam đoan rằng chính phủ của tôi sẽ làm đủ mọi cách để có thể thỏa mãn nhu cầu của Việt Nam Cộng Hoà”.
Trong khi những cam kết trả đũa miền Bắc và tăng cường viện trợ quân sự cho miền Nam của hai đời Tổng thống đã không xẩy ra thì sau khi tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn khoảng 60 cây số phiá Tây bắc bị Cộng sản chiếm vào tháng 1/1975, Ford chuyển giọng phủi tay : “ Tôi xin được chia sẻ mối quan tâm của Ngài về việc Bắc Việt không làm tròn nhiệm vụ tôn trọng những điều khoản cơ bản nhất của Hiệp định Paris và về mức gia tăng áp lực quân sự của Bắc Việt. Tôi xin Ngài an tâm là chính phủ tôi sẽ tiếp tục thúc bách đòi thực thi Hiệp định ấy....”
Thế nào là “thúc bách đòi thực thi Hiệp định ấy” ", thúc bách bằng súng đạn hay bằng nước bọt"
Cuối cùng thì cả Nixon và Ford chỉ hứa “trả đũa” bằng nước bọt.
Trước sự phản bội trắng trợn này của Mỹ, Tổng thống Thiệu đã nói với phái đoàn Quốc hội Mỹ đến Sài Gòn ngày 1/3/1975: “ Trong hai mươi năm qua, nhân dân miền Nam đã được nghe đi nghe lại lời nói của năm vị Tổng thống Hoa Kỳ, thuộc cà lưỡng Đảng. Những lời đó đã được các vị dân biểu nước Mỹ liên tục ủng hộ, là Hoa Kỳ quyết tâm cung ứng cho Việt Nam Cộng Hoà đầy đủ trợ giúp chừng nào còn sẵn sàng chống lại sự xâm lăng của Cộng sản để bảo vệ tự do của họ. Lời cam kết đó đã được nhắc lại một lần nữa trong dịp ký kết Hiệp định Paris. Vấn đề giản dị chỉ như thế này : Liệu những lời cam kết của Hoa Kỳ có còn giá trị nào không "” Đó là thông điệp tôi muốn qúy vị chuyển tới Đại hội thứ 94 của Quốc Hội Hoa Kỳ.”
Sau khi Ban Mê Thuột và các tỉnh miền Trung tiếp theo nhau sụp đổ, ngày 22-3-1975 Ford lại gửi thư an ủi Tổng thống Thiệu : “ Sự quyết tâm của Hoa Kỳ để yểm trợ nột người bạn đang bị các lực lượng BV với vũ khí hùng mạnh tấn công, hòan toàn vi phạm một thỏa ước quốc tế (đã được ký kết) long trọng, là một điều hết sức cần thiết.”
“Riêng tôi tôi quyết tâm rằng Hoa Kỳ sẽ đứng vững sau lưng Việt Nam Cộng hoà trong giờ phút tối quan trọng này.”
Thiệu đáp : “ Trong giờ phút hết sức khẩn trương này, lúc mà sinh mệnh của miền Nam đang lâm nguy và hoà bình đang bị đe dọa nghiêm trọng, tôi xin long trọng yêu cầu Ngài thi hành hai biện pháp cần thiết sau đây : 1) Ra lệnh cho phi cơ B-52 can thiệp trong một thời gian ngắn nhưng mãnh liệt xuống những nơi tập trung quân và căn cứ hậu cần của địch trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam, và – Cung ứng khẩn cấp cho chúng tôi những phương tiện cần thiết để ngăn chặn và đẩy lui cuộc tấn công.”
“Chỉ có hai hành động này mới có thể chặn đứng kẻ thù khỏi xé nát những mảnh giấy còn lại của Hiệop Định Paris.”
Yêu cầu cuối cùng của ông Thiệu đã bị Ford và Kissinger bỏ ngoài tai và miền Nam đã bị Cộng sản thống trị từ ngày 30-4-1975.
Như vậy là lịch sử của cuộc “chiến thắng” của người Cộng sản 30 năm trước đây đã được Giáo sư Hưng trả lời trong cuốn sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”.
Những tài liệu lịch sử của ông cũng còn giải thích lý do tại sao người miền Nam đã bại trận,chưa hẳn vì quân Cộng sản giỏi hơn, can đảm hơn mà vì Hà Nội đã có những “đồng minh” không bỏ cuộc và không phản bội như đồng minh của miền Nam.
Vậy là cái “mất” và cái “còn” của cuộc chiến sau 30-4-1975 hãy còn nguyên đấy. Người Cộng sản không nên say sưa quá độ với “chiến thắng” để lỡ ra hối hận không kịp cho những sai lầm đang xẩy ra. -/-
Phạm Trần (30-4-05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.