Hôm nay,  

Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng Ra Sách “khi Đồng Minh Tháo Chạy,” Mở Lại “hồ Sơ 30 Năm” -- “sao Chúng Không Chết Phứt Cho Rồi?” (v)

28/04/200500:00:00(Xem: 8961)

"Sao chúngï không chết phứt cho rồi" Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài." Đó là lời Kissinger dành cho Việt Nam Cộng Hoà khi quân Bắc Việt tiến vào Đà Nẵng. (Trích sách mới của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng: “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”)

Trong vòng hai tuần lễ kể từ ngày mất Ban Mê Thuột hôm 11 tháng Ba, truyền hình Mỹ hằng ngày chiếucảnh rút lui từ Tây nguyên về Phú Yên trên quốc lộ 7B, cảnh tắc nghẽn thê thảm ở đèo Cheo Reo, tới tình trạng hỗnloạn ở Đà Nẵng. Liên tiếp, hết cứ địa này tới cứ địa khác. Washington không có dấu hiệu gì tỏ ra lo ngại. Tổng ThốngFord vẫn chỉ thị sắp xếp cho ông đi nghỉ lễã Phục Sinh ở PalmSprings (tiểu bang Nevada). Năm nay, vì chiến sự đang sôibỏng nhiều nhân viên toà Bạch Ốc đã can ông đừng đi, nhưngông không nghe. Trước khi đi, ông quyết định gửi tướng Frederick C. Weyand sang Sàigòn ngày 28 tháng Ba để thẩmđịnh tình hình. Weyand là Tham Mưu Trưởng Lục Quân vàtừng là Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ ở Việt Nam trước đây.
Vào thời điểm đó, chỉ một người dân bình thường xem tintức trên đài cũng đủ biết là tình hình Việt Nam đang đi vàogiai đoạn quyết liệt. Thế mà Tổng Thống Hoa Kỳ lại viết trong Hồi Ký của ông (năm 1979) rằng: "Ai cũng biết là vấnđề ở Việt Nam nghiêm trọng, nhưng xem ra chẳng ai hiểu rõnó nguy ngập đến chừng nào. "
Trên máy bay Air Force One đi Palm Springs, ông Ford tư øtrên ca-bin xuống gập đoàn tùy tùng, trong đó có ông Rumsfeld, Đổng lý Văn Phòng Tổng Thống (bây giờ là TổngTrưởng Quốc Phòng), ông Alan Greenspan, Thống Đốc Ngân Hàng Liên Bang, và ông Ron Nessen, Phụ Tá Báo Chí. Đang khi họ trò chuyện, có nhân viên phi hành đoàn tới đưa cho Nessen mộât phong bì màu vàng do chuyên viên truyền tin trên máy bay chuyển. Trong phong bì là một điện tín: "Đà Nẵng đã thất thủ." Nessen đưa cho ông Ford và mấy người kia đọc. Ford lắc đầu! Mọi người không ai nói gì, hoàn toàn im lặng (Theo hồi ký của Ron Nessen).
Vào tuần cuối tháng Ba, thành phố Đà Nẵng trở nên hỗnloạn. Từng làn sóng người tràn về từ Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi làm cho dân số từ 600 ngàn vọt lên một triệu rưởi, gần gấp ba lần. Đường phố ứ đọng, tắc nghẽn, cướp giật, súng ốngbắn bừa bãi.
Lời nguyền rủa
Đà Nẵng thất thủ vào đúng Chủ Nhật Lễ Phục Sinh, ngày30 tháng Ba. Ở nhà thờ tin lành Lutheran quận Arlington (tiểubang Virginia), Tổng Trưởng Quốc Phòng James Schlesingerđã "rơi lệ. " Hôm đó, Phó Giám Đốc CIA, tướng Vernon Walters có nói với ông rằng Đại sứ Việt Nam ở Washington (ông Trần Kim Phượng) vừa tuyên bố: "Màn đêm dài đã phủxuống đầu chúng tôi, và bình minh sẽ không còn hé rạng nữa!" Schlesinger ngậm ngùi. ÔÂng thuật lại với chúng tôi khiphỏng vấn ông vào hè năm 1985: "Tôi nghĩ đến lời của cốThủ tướng Anh, Winston Churchill, khi ông mô tả nước Pháp bại trận trong Đại chiến II. Cả hai đều cùng một thảm cảnh dẫu không lớn lao như nhau. Tôi không trách người Việt Namđã đặt hy vọng vào Hoa Kỳ. Tôi chia xẻ nỗi đau thương với họ. "
Sau khi thị sát chiến trường và họp với phía Việt Nam, tướng Weyand trở về báo cáo cho Tổng Trưởng Quốc Phòng. Ngày năm tháng Tư, đang khi bay về Washington, thì ông được lệnh đổi hướng bay thẳng về Palm Springs phúc trình cho Tổng Thống Ford và Ngoại Trưởng Kissinger.
Nghe thuyết trình của Weyand xong, Kissinger đi họp báo, có Ron Nessen, Phụ Tá Báo Chí Tổng Thống cùng đi theo. Trên đường tới Trung Tâm Báo chí, Nessen kể lại (trong hồi ký,trang 98.3) lời Kissinger nguyền rủa: "Sao chúngï không chết phứt cho rồi" Ông ta rên lên trong xe, "Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài." (Why don't these people diefast" " He moaned in the car. "The worst thing that could happen would be for them to linger on. "). Câu nói buộät miệng ra, bất chợt, trong những lúc vô ý lại thường phản ảnh sự thật hơn là những lời tuyên bố khôn ngoan về chính sách, những bài diễn văn hùng hồn, những câu trả lời đắn đo với báo chí hay lời văn chải chuốt trong hồâi ký.


Năm 1979, có lần tôi đang nói chuyện với một anh bạn Mỹ về chiến tranh Do Thái, Iran. Lúc bàn tới Việt Nam, tự nhiên anh ta nói: "Ừ sao ông Kissinger ông ấy tàn nhẫn quá nhỉ" " "Sao anh nói vậy" " tôi hỏi. "Ủa, anh chưa đọc sách của Ron Nessen à" " Tôi vội đi tìm cuốn hồi ký tựa đề "Đằøng sau HậuTrường Thì Thật Là Khác' (It Sure Looks Different From the Inside). Suy cho kỹ, ta thấy câu nói mà Nessen đã nghe được nó ùgiải thích nhiều sự việc xảy ra cho miền Nam. Đặc biệt là nógiúp trả lời phần nào câu hỏi: Tại sao Miền Nam đã mất lẹ như vậy"
Có ba điểm chiến lược trong tâm trí của Henry Kissinger:
- Chắc chắn là Hoa Kỳ phải dứt khoát rút hết, bỏ rơi Miền Nam;
- Chỉ cần một khoảng thời gian coi cho được, từ lúc My õrút đi tới lúc sụp đổ;
- Khi sụp đổ thì nên tiến hành cho lẹ; vì nếu cứ sống vật vờ mãi là kẹt cho Mỹ.
Lập trường Kissinger từ 1967
Sau khi mọi việïc kết thúc, Kissinger quy trách việc mất miền Nam cho vụ Watergate. Lịch sử sẽ phán xét phân minh những chính sách và lịch trình sắp xếp của Kissinger. Tuy nhiên, ngay bây giờ ta cũng đã có thể khẳng định được rằng trước Watergate, trước cả khi ông Nixon lên làm Tổng Thống, Kissinger cũng đã chẳng tin tưởng gì là miền Nam có thể cứu vãn được. Vậy chỉ cần rút làm sao mà không bị mất mặt với quốc tế là xong. Mang nửa triệu quân vào mà lại thua thì không ổn. Là người ưa viện dẫn lịch sử, có lần ông nói đến kinh nghiệm của Pháp khi bị sa lầyở thuộc địa Algeria, sau chiến tranh Đông Dương: "Ông de Gaulle đã làm đượïc cái gì cho nước Pháp ở Algeria" Ông ta đã muốn bỏ nước này một cách nào đó để cuộc triệt thoái được coi như là do một chính sách (chứ không phải là bắt buộc phải bỏ), giúp cho Pháp còn giữ được phần nào phẩm giá của mình…. Đó là thành quả lớn lao của ông, chư ùkhông phải kết quả thật sự của cuộc chiến như thế nào…".
Giải pháp 'Mỹ đơn phương rút ra khỏi miền Nam' là tư tưởng Kissinger đã nuôi dưỡng từ lâu. Ngay từ 1967 khi mới bắt đầu tiếp cận vấn đề Việt Nam với tư cách là một tư vấn không chính thức của chính phủ Johnson, ông đã bí mật liên lạc với Hà Nội qua trung gian của hai người Pháp là ông Hervert Marcovich và Raymond Aubrac. Hai người là cho ãquen biết với Hồ Chí Minh từ 1946 lúc ông Hồ đi họp Hội Nghị Fontainebleau (Cũng trong năm này, ông ta đã cùng đi với hai người Pháp này sang Hà Nội gặp Phạm Văn Đồng). Lập trường của Kissinger là chiến tranh Vịệt Nam chỉ có thể giải quyết bằng giải pháp 'một thời gian coi cho được' (a decent interval). Tác giả David Landau, người nghiên cứu chiến lược củaKissinger đã viết lại trong cuốn "Kissinger: Sử Dụng Quyền Lực" (Kissinger: The Use of Power), như sau: "Kissinger cho rằng giải pháp duy nhất của Hoa Ky ønăm 1967 là dùng chính sách 'một khoảng thời gian coi cho được'. Nói cho đơn giản hơn, chính sách đo ùcó nghĩa là sự sụp đổ của chính phủ miền Nam -điều ông cho là rất có thể xảy ra nếu không phải làbắt buộc sẽõ xảy ra - phải được trì hoãn trong một thời gian kể từ lúc Hoa Kỳ triệt thoái để Hoa Thịnh Đốn khỏi bị chỉ trích là đã không bảo vệ đồng minh của mình. "Như vậy, điều quan trọng chính yếu của cuộc chiến- vấn đề phe nào sẽ cai trị miền Nam - thực ra chỉ là một điểm không đáng để ý. Điều quan trọng không phải là có nên hay không nên triệt thoái mà là triệt thoái như thế nào và bao giờ" .
1968
Năm 1968, khi chiến tranh đang leo thang mạnh, Tổng Thống Johnson chán nản, quyết định không ra tranh cử nhiệm kỳ hai. Lúc đó, Kissinger đang làm tư vấn cho ông Rockefeller, Thống Đốc tiểu bang New York, để ông này ra tranh cử với ông Nixon trong chức ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hoà. Kissinger cho rằng nếu có một giải pháp mới cho chiến tranh Việt Nam thì chắc Rockefeller sẽ được đảng lựa chọn.
Vài tuần trước khi tháp tùng ông thầy đi họp đảng tại Miami vào tháng 8, ông đã soạn ra một đề nghị về Việt Nam đăng tải trên cả một trang quảng cáo của tờ New YorkTimes. Giải pháp đó gồm bốn điểm:
- Mỹ đơn phương rút 75. 000 quân;
- Thiết lập một Lực Lượng Quốc Tế giám sát hoà bình;
- Sau đó, Mỹ rút hết; rồi để cho
- Hai phía Việt Nam hoà hợp hoà giải với nhau.
75.000 quân chỉ là bước đầu để tạo ra một hướng đi.
Kỳ tới: Kissinger lập kế cho VNCH “rút nhanh, sụp lẹ.”
NGUYỄN TIẾN HƯNG
(Trích sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” sắp phát hành.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.