Hôm nay,  

Người Việt Tại Nam Úc: Thành Trì Chống Cộng

23/04/200500:00:00(Xem: 5959)
Người Việt ngoài Úc khen ngợi cộng đồng người Việt tại Úc Châu thuần nhất, có cơ cấu cộng đồng Việt Nam tại cấp tiểu bang và lãnh thổ cho đến liên bang mà tất cả đều chính thống vì được tín nhiệm bởi các cuộc bầu cử dân chủ. Người Việt ngoài Úc cũng thường nhắc đến thành tích đáng hãnh diện là cuộc đấu tranh thành công chống lại tuyên truyền của Cộng Sản Việt Nam (CSVN) qua đài truyền hình VTV4 trên SBS vào cuối năm 2003.
Là người được may mắn định cư tại Úc gần 17 năm qua và được đi nhiều nơi, mỗi nơi đều có một số nét sinh hoạt đặc thù, nhưng trong cảm nhận của tôi, người Việt tại Nam Úc có nhiều đặc điểm mà ai từng đặt chân đến cũng có ít nhiều ấn tượng tốt mang về. Ít nhất là một thành phố hiền hoà, người dân thì chân tình, hiếu khách và một tiểu bang "đất lành chim đậu."
Thật ra thì tôi định cư tại thành phố Melbourne, cách Adelaide khoảng 700km. Trưởng thành tại đây nên tôi biết về tiểu bang Victoria nhiều hơn các nơi khác. Ở đây có khoảng 60 ngàn người Việt định cư. Tôi chưa có dịp đi thành phố Perth, tiểu bang Tây Úc nơi có khoảng 10 ngàn người Việt, hay Darwin, lãnh thổ Bắc Úc nơi có vài trăm hộ gia đình Việt Nam sinh sống. Nhưng tôi đã có dịp đi nhiều lần các thành phố Brisbane (Queensland) nơi có khoảng 12 ngàn người Việt; Sydney (NSW) nơi có khoảng 70 ngàn người Việt; Thủ Đô Canberra (ACT) nơi có khoảng 3 ngàn người Việt; Hobart (Tasmania) nơi có khoảng vài trăm người Việt; và Wollongong, nơi có khoảng một ngàn hộ gia đình Việt Nam. Các con số vừa kể trên là người Việt sinh tại Việt Nam (Viet Nam-born persons), chưa tính thế hệ thứ hai (và thứ ba) sinh ra và trưởng thành tại Úc.
Riêng Adelaide, Nam Úc là nơi tôi đã may mắn có nhiều cơ hội đặt chân đến cả chục lần trong 10 năm qua, và may mắn được chứng kiến những sinh hoạt đặc thù. Lần đầu tiên là đầu năm 1995 qua trại hè toàn quốc của Tổng Hội Sinh Viên Học Sinh Việt Nam Liên Bang Úc Châu tổ chức, và lần mới nhất là hạ tuần Tháng Giêng năm 2005, qua đó tôi được tham dự cuộc diễn hành của Cộng Đồng Người Việt tại Nam Úc trong Ngày Quốc Khánh Úc Đại Lợi. Những kỷ niệm này đã để lại nhiều ấn tượng sâu xa trong tôi.
Tôi nhớ sáng sớm Thứ Tư, 26/½005, anh Phan Văn Hưng, Trang (con trai Út của anh và chị Nam Dao) và tôi (qua Adelaide được vài hôm) đi lên trung tâm thành phố Adelaide để tham dự cuộc diễn hành Ngày Quốc Khánh Úc tổ chức hàng năm. Đến nơi cũng gần 9 giờ sáng, chúng tôi đậu xe và đi bộ đến công viên Elder Park, nơi tụ tập cộng đồng Úc và các sắc tộc để chỉnh đốn hàng ngũ trước khi đi diễn hành.
Trên đường đến công viên, anh Hưng chỉ tôi biệt thự thật đẹp và sang trọng của vị Toàn Quyền Nam Úc bà Marjorie Jackson-Nelson và cho biết bà xuất thân là một vận động viên thể thao (Đoạt 2 huy chương vàng Thế Vận Hội năm 1952) chứ không phải là người hoạt động chính trị. Những đóng góp của bà trên mặt xã hội như gây quỹ để nghiên cứu chữa trị bệnh bạch cầu (leukaemia)... đã là những yếu tố đủ để được tín nhiệm vào vai trò toàn quyền của Nam Úc (được bổ nhiệm bởi Nữ Hoàng với sự tư vấn của Thủ Hiến). Trên thực tế thì vai trò của vị toàn quyền và tổng toàn quyền tại Úc chỉ còn là tượng trưng vì quyền hạn và trách nhiệm đều nằm trong những người đại diện dân, tức quốc hội. Dù sao nó cũng nói lên được đặc tính đa nguyên và cái nhìn khá phóng khoáng của dân chúng Úc khi tín nhiệm một người không dựa trên địa vị hay bằng cấp thành biểu tượng của mình.
Đi vòng biệt thự để đến công viên, lúc đó chỉ hơn 9 giờ nên vẫn còn lưa thưa người, chúng tôi thấy cũng kha khá người Việt hiện diện. Anh Hưng nói: "Người Việt có thể thường đi trễ trong nhiều dịp, nhưng lúc nào cũng đi sớm hơn thường trong các cuộc diễn hành này. Đụng đến thể diện của mình là không được đâu!" Mà thật, diễn hành chính thức bắt đầu lúc 11 giờ sáng, nhưng khoảng 10 giờ là cộng đồng Việt Nam đã chiếm một phần lớn của chỗ tập trung rồi. Điều buồn cười là trong khi chúng ta đến thật sớm để chuẩn bị diễn hành thì buổi lễ hôm ấy, không hiểu vì lý do gì, trễ gần 1 tiếng đồng hồ.
Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi ngồi nghe ban nhạc Úc - Blue Valvet Jazz Band - gồm 4 người, hai người thổi kèn và cũng có lúc hát, một người đánh trống, một người chơi Keyboard. Ở bên cạnh đó, người ta tập trung xếp hàng để ăn BBQ và uống nước miễn phí, nên tuy nhiều người đứng gần ban nhạc mà chưa hẳn đã thưởng thức. Còn chúng tôi ngồi thưởng thức tài nghệ của các nghệ sĩ này. Anh Hưng nói: "Em thấy điều gì đặc biệt không" Các nghệ sĩ này họ không quan tâm lắm đến ai nghe ai không mà cái chính là họ là người thưởng thức trước đã." Tôi để ý kỹ thì thấy anh Hưng nói thật đúng, vì cả ban nhạc đều có vẻ say sưa thả hồn vào các nốt nhạc chứ không cần phải để ý bao nhiêu người nghe hay có thích mình không. Khi mệt họ dừng lại, nghỉ một chút, uống nước, trò chuyện với nhau, sau đó chơi tiếp. Có lẽ đây là một điều mới mẻ đối với suy nghĩ Á Đông của tôi, tuy lớn lên ở đây. Sự tự tin đi kèm với sự tự trọng sẽ giúp gia tăng nhân cách của mỗi chúng ta.
Đến giờ gần khởi hành, tôi đi chụp hình để làm kỷ niệm sinh hoạt đặc biệt này. Vì năm nay đánh dấu 30 năm định cư của người Việt trên nước Úc nên tổng số người Việt tham gia diễn hành lên đến 500-600 người, chiếm một nửa đoàn người diễn hành. Vinh dự hơn nữa, phái đoàn Việt Nam được dẫn đầu đoàn diễn hành chứ không như mọi năm xếp hạng gần cuối (theo thứ tự A-Z nên Việt Nam luôn gần chốt). Các hội đoàn tham dự thật đông đảo: Hội Phụ Nữ, Hội Cao Niên, Hội Cựu Quân Nhân, Tổng Hội Sinh Viên, Gia Đình Phật Tử, các võ đường Mãnh Hổ Thái Cực Đạo, Lam Sơn Võ Đạo, Vovinam, các đoàn muá lân v.v... với các y phục cổ truyền Việt Nam đủ màu đủ sắc. Hơn một nửa tham dự viên là các bạn trẻ. Khi tham dự ngày Quốc Khánh Úc, tôi tin là các bạn trẻ đã hiểu hay rồi sẽ hiểu rõ bổn phận kép mà mỗi chúng ta không quên khi nước Úc cưu mang mình cũng như lời tuyên thệ khi trở thành công dân Úc, đồng thời chúng ta cũng không thể quên tổ quốc Việt Nam nơi ông bà cha mẹ và cả chính mình được nuôi dưỡng giòng máu và văn hoá truyền thống.

Gần 12 giờ trưa thì cuộc diễn hành mới bắt đầu. Phái đoàn Việt Nam vừa đi vừa biểu diễn với dàn muá lân đi đầu. Hầu hết khi đến khán đài quan khách (VIP) thì trịnh trọng dừng lại và nghiêng mình chào, không như các phái đoàn khác đa số chỉ phất cờ. Thật là đúng truyền thống của người Việt. Các bộ áo dài khăn đống, các áo dài cổ truyền và hiện đại đã thu hút người xem. Cờ vàng ba sọc đỏ tung bay phất phới trên thành phố Adelaide. Ông Michael Atkinson, Bộ Trưởng Đa Văn Hóa Sự Vụ của Nam Úc, và là một người bạn thân quý của người Việt, nhận định: "Cộng đồng của các bạn đã chiếm lĩnh buổi sinh hoạt này" (you stole the show).
Sau khi chấm dứt cuộc diễn hành, Thủ Hiến Nam Úc ông Mike Rann phát biểu trước cử toạ Úc và sau đó đến thẳng gian lều triển lãm của cộng đồng Việt Nam. Sự trang nghiêm chào đón Thủ Hiến và quan khách Úc, nhất là các võ đường Việt Nam, gây nhiều chú ý.
Sau phần giới thiệu của ông Lê Văn Hiếu, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Đa Văn Hóa và Sắc Tộc Sự Vụ của tiểu bang Nam Úc và phần phát biểu của ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Nam Úc thì ông Thủ Hiến được mời lên phát biểu. Tôi đã từng nghe nhiều người phát biểu về cộng đồng Việt Nam nhưng tôi chưa thấy ai thông cảm hiểu biết và thẳng thắn trình bày ý tưởng (speak one's mind) như ông Mike Rann. Ông ca ngợi sự hội nhập và phát triển thành công của cộng đồng Việt Nam trong 30 năm qua, đặc biệt là những tấm gương hiếu học và nổi bậc của sinh viên học sinh Việt Nam; Ông tán dương công sức của bậc phụ huynh và ông bà Việt Nam hy sinh cho con cháu mình tiến bước; Ông thấu hiểu nỗi thống khổ người Việt đã trãi qua để đến bến bờ tự do, do đó ông đặc biệt lên án cái chế độ tàn bạo vô luân của cộng sản Việt Nam; Ông tin tưởng vào tài năng và tiềm năng phát triển của người Việt và tin tưởng vào một tương lai Việt Nam được tự do dân chủ và phát triển mà chính ông bày tỏ sự hỗ trợ mạnh mẽ.
Sau khi cùng với ông Chủ Tịch Cộng Đồng cắt băng khánh thành, ông Mike Rann được mời đi một vòng xem triển lãm cũng như ngồi xem bộ dương ảnh nói về sự định cư của người Việt 30 năm qua. Vì lẽ đó nên bài phát biểu của ông tại Hội Chợ Tết Việt Nam 5/2/2005, tức 10 ngày sau, đã chia sẻ vài cảm nghĩ về ngày hôm đó (xin xem bài phát biểu đính kèm). Lúc cùng với các đồng nghiệp của ông trong chính phủ ra về, chẳng thấy ai đưa đón, che nắng hay bảo vệ. Điều đó chứng tỏ sự hiền hoà của người dân ở đây. Ngoài ra tuy nắm giữ những chức vụ cao nhưng họ luôn hoà đồng với người dân vì biết rằng nếu không được người dân tín nhiệm thì họ cũng không thể ngồi ở chỗ đang có bây giờ.
Cũng tại buổi diễn hành hôm đó, tôi gặp người bạn trẻ Tô Bảo Hiền sinh hoạt tích cực trong Tổng Hội Sinh Viên. Anh Phan Văn Hưng bắt tay và chúc mừng người em trai của Bảo Hiền, tên là Tô Minh Sơn. Anh Hưng khen em học giỏi, là niềm hãnh diện chung của cộng đồng Việt Nam. Tôi cứ nghĩ giỏi thì sinh viên học sinh Việt Nam rất giỏi nên tôi không lấy làm lạ gì. Nhưng sau đó tôi mới biết rằng bình thường học sinh chỉ học 5 môn để thi vào đại học (có người chỉ học 4 môn, một số khác học 6 môn), nhưng Sơn học đến 8 môn, và đậu %100 (20/20 điểm) cho bảy môn và %95 (19/20 điểm) cho môn thứ tám. Tôi đã nghe nhiều người học giỏi nhưng người bạn trẻ này thật sự làm tôi sửng sốt trong vui mừng. Giỏi cỡ này thì lâu lâu mới có một người. Nhưng Sơn không chỉ biết học thôi mà em còn tham gia Lam Sơn Võ Đạo và góp phần vào buổi diễn hành hôm đó.
Trên đường về nhà, tôi cảm thấy vui trong lòng một cách khó tả. Một cộng đồng chỉ 11 ngàn người, bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, ngày nay đã đạt được những thành công chủ yếu bằng mồ hôi và khối óc của mình. Mặc dầu vẫn còn nhiều mặt tiêu cực hay kém cõi, nhưng người Việt tại Nam Úc đã tạo ra những thành quả do chính mình chứ cũng chẳng ai cho được.
Cũng trong buổi hôm đó, tôi gặp được hầu hết những khuôn mặt thân thương, khả ái mà tôi có dịp quen biết hay làm việc chung từ 10 năm qua, từ các bác cao niên đến các bạn thanh niên sinh viên. Dẫu làm việc mệt nhọc để chuẩn bị cho sinh hoạt đặc biệt này, họ vẫn luôn tươi cười vui vẻ với nhau. Có người mới tham gia sinh hoạt một hai năm trở lại, và có người hoạt động từ 10 năm đến 30 năm qua. Tuy vẻ mệt thoáng hiện trên khuôn mặt đó nhưng nét cương quyết vẫn không sờn. Có những người làm việc mà chẳng ai biết đến hay được nhắc tới. Họ âm thầm đóng góp cho những việc chung trong địa vị, khả năng và lãnh vực của mình. Họ không đưa điều kiện khi đóng góp: Nếu thành công họ không đòi chia sẻ công trạng; và nếu thất bại họ sẵn sàng nhận lãnh phần trách nhiệm chung.
Tôi được kể thời hoạt động của Tổng Hội Sinh Viên Paris, tất cả đóng góp đều là của chung, không ai để tên của mình ở trong đó, dầu đó là sáng tác của chính mình. Không một tên tuổi nào được nhắc đến, và nó trở thành một truyền thống cao quý kéo dài được nhiều năm. Có lẽ mỗi thời kỳ mỗi khác, và ngày nay thời đại chủ nghĩa cá nhân phát triển đến mức này mà đòi hỏi như thế thì hơi quá đáng, nếu không muốn nói là lạc hậu. Nhưng đó cũng là những tấm gương và ngọn đuốc soi sáng một thời.
Nói về Nam Úc và người Việt tại đây trong 30 năm qua trên vài trang giấy thì cũng chỉ có thể phác hoạ một góc cạnh nào đó, nên tôi không có tham vọng vẽ toàn cảnh. Ví dụ như nghề nông của 400 hộ gia đình Việt Nam cũng là một lãnh vực đặc biệt của người Việt tại Nam Úc. Rượu nho, một sản phẩm có tiếng thế giới và rất ngoạn mục khi được dùng với trừu nướng hay lẩu dê. Nam Úc có bức tường thì thầm, đứng cách nhau 200 mét nói thầm vẫn nghe rõ... Trong sinh hoạt người Việt, Cộng Đồng tại Nam Úc đã dành dụm mua được một miếng đất thật lớn làm Trung Tâm Sinh Hoạt, và có những dự án phát triển thành trung tâm văn hoá và sinh hoạt lớn. Tuy cũng có một số khác biệt và bất đồng trong sinh hoạt, là điều khá bình thường và tự nhiên, nhưng phần lớn đều được giải quyết bằng sự thảo luận hài hoà thông cảm và tương kính. Cung cách hành xử của mỗi người trong môi trường đó gộp chung lại là cái nhân quả của cộng đồng Nam Úc ngày hôm nay. Chỉ có xây dựng thì mới có phát triển, còn ngồi không hay đả phá thì chỉ gây đổ vỡ.
Có được một cộng đồng Việt Nam như tại Nam Úc là công sức của bao tấm lòng và bao nỗ lực dấn thân và hy sinh để bảo vệ và phát huy cái chung. Cái chung mà chúng ta đang ngồi với nhau làm việc có lẽ không ngoài cái tình tự và văn hoá Việt Nam, cái khát vọng được làm người tự do, được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình. Đó là lý do chúng ta có mặt tại nơi đây, và lý do này chúng ta cần nhắc nhở nhau để các thế hệ mai sau không được quên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.