Hôm nay,  

Mỹ Muốn Phá Sập Quốc Doanh Cs Hà Nội?

10/07/200400:00:00(Xem: 4679)
Gần đây nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ như muốn phá sập hệ thống kinh tế "quốc doanh chủ đạo" của CS Hà nội.
Thực vậy sau vụ tăng thuế cá ba sa, cắt hạn ngạch hàng dệt may khiến ngoại thương của Hà nội vào Mỹ lao đao. Mới đây Mỹ lại bồi thêm một cú thứ ba nữa: Bộ Thương Mãi Mỹ, thứ Ba ngày 6 tháng 7 rồi, quyết định sơ khởi, tăng thuế mặt hàng tôm của CS Hà nội nhập vào nước Mỹ.Thuế suất trung bình 16%; trong 17 công ty bị trừng phạt tăng thuế có vài công ty bị phạt tăng đến 93% thuế suất. Tổng Công ty Seaprodex, một đại quốc doanh độc quyền xuất khẩu thủy hải sản ở Phiá Nam, Tổng Giám đốc là Thứ Trưởng Bộ Hải sản bị cất chức, nói là tham nhũng nhưng cũng có thể bị làm con vật tế thần để làm vừa lòng Bộ Thương Mại Mỹ.
Nhưng quyết định này không có gì bất ngờ cả. Nhưng là một "tai hoạ" cho ngoại thương của CS Hà nội . Chỉ trong vòng một năm thôi Mỹ đã siết cổ CS Hà nội ba lần: tăng thuế cá ba sa lên 62%, cắt giảm hạn ngạch hàng may dệt, và bây giờ tăng thuế nhập tôm. Cả ba lần Mỹ đều dựa vào lý do kinh tế do Nhà Nước CS chỉ huy đã "mua như giựt" của tư nhân VN để đem qua Mỹ "bán như cho", phá giá thị trường Mỹ, làm điêu đứng ngư dân, công nhân sản xuất và dịch vụ buôn bán ngành này ở Mỹ. Thủy hải sản là "mặt hàng xuất khẩu chiến lược"; tôm là "mặt hàng mũi nhọn xuất khẩu" của CS Hà nội; Mỹ là thị trường lớn nhứt trên thế giới, của CS Hà nội. Theo tính toán của các chuyên viên kinh tế và theo lời Ô. Phó Chủ tịch Hiệp Hội Chế biến Xuất khẩu Hải sản, quyết định của Mỹ đã làm "lao đao" nền kinh tế VN. Riêng mặt hàng tôm xuất khẩu sang Mỹ, năm rồi CS Hà nội đã bán được cho Mỹ 500 triệu Đô, nhiều hơn TC chỉ có 419 triệu (tin RFI). Với thuế suất tăng trung bình 16% ở Mỹ, tôm VN không thể bán ở Mỹ được nữa vì việc mua bán tôm chỉ thường lời lời từ 5 đến 6%, mà thuế tăng lên 16%, thì chỉ có nước lổ thôi.
Ở VN từ Hà nội đến Saigon, xuất nhập cảng là thẩm quyền chuyên độc của Nhà Nước CS, mà quốc doanh là xương sống. Tư nhân chỉ làm công việc chế biến, cung ứng xuất khẩu hay cùng lắm là núp dưới chiêu bài A' hay B' (phẩy) của quốc doanh-- chịu tiền để mượn tên quốc doanh làm việc xuất nhập cảng. Vì có thẩm quyền chuyên độc xuất nhập khẩu nên cơ quan quốc doanh ở giữa làm "cai thầu đầu dài" tăng giá vật tư nông ngư nghiệp nhập và dìm giá nông ngư sản mua vào để xuất khẩu hầu trục lợi. Hậu quả, nông dân, ngư dân càng làm càng lổ. Do vậy nhân dân Đồng Bằng Sông Cửu long mới chết trên vựa lúa và hầm cá, vuông tôm của mình!

Mỹ là những người thuần lý lạnh lùng, làm chánh trị thực tiễn, không tình cảm như các định chế tài chánh quốc tế Ngân hàng Thế giới, Quỹ Phát Triển Quốc tế ra rả khuyên CS Hà nội giải tư hàng nhiều năm rồi mà số quốc doanh của CS Hà nội chưa làm được 5%. Mỹ không nói mà chỉ bấm vào đại huyệt quốc doanh, là CS Hà nội tức thì bán thân bất toại, phải rất lâu mới kiếm mối khác được. Như Castro nhảy nhổm khi Mỹ hạn chế số tiền người Cuba ở Mỹ gởi về nước mới đây. Biết đâu ngày nào đó Mỹ sẽ làm cho Nông Đức Mạnh, Phan văn Khải như đỉa phải vôi khi hạn chế số tiền người Việt gởi về nước tử 2 tỷ 2 xuống còn khoảng 1 tỷ mỗi năm chẳng hạn. Ai biết được khi Mỹ cần áp lực CS Hà nội một vấn đề gì hay bị khối cử tri người Việt tỵ nạn CS áp lực qua lá phiếu trong kỳ bầu cử 2004 này.Trong 1 năm mà bấm vào ba đại huyệt của CS, ba mặt hàng xuất khẩu chiến lựơc của CS Hà nội, Mỹ có vẻ đã "hạ quyết tâm" phá sập "quốc doanh chủ đạo" của CS Hà nội. Thương Ước mà CS Hà nội xem là văn kiện Mỹ thừa nhận thế chánh thống của CS Hà nội thực chất mất hiệu lực rất nhiều. Chánh quyền Bush chống CS Hà nội bằng chánh trị cao, làm một cách nhẹ nhàng, không cần biểu tình, phát biểu dao to búa lớn, đụng chạm ngoại giao làm chi. Nhưng những biện pháp chống Cộng sản đó vừa được lòng dân, họp với xu thế của Quốc Hội Mỹ đang yễm trợ vấn đề Nhân quyền VN. Chánh quyền Bush chỉ dùng lý do kinh tế, rằng CS Hà nội không theo tiêu chuẩn kinh tế thị trường, rằng tư nhân không đưọc tham gia, rằng quốc doanh của CS Hà nội ép giá mua hàng xuất khẩu rẻ để đem qua Mỹ bán rẻ, bán nhiều, phá giá thị trường Mỹ, làm hại người Mỹ; chỉ có thế là thắng. CS khó mà cãi. Không cần phải chuyên viên Mỹ, luật gia quốc tế, mà nam phụ lão ấu ở VN đều biết ở VN, CS nắm cả lưỡi lẫn cán chẳng những kinh tế, chánh trị, mà văn hoá, xã hội nữa. Mặc sức cho CS Hà nội la làng Mỹ "bảo hộ mậu dịch", chánh quyền Bush đâu có cần. Chánh quyền Bushõ chỉ cần hợp lòng dân, vừa ý Quốc Hội nhứt là trong mùa bầu cử, là OK. CS Hà nội đâu có quyền đi bầu dân biểu, nghị sĩ, tổng thống Mỹ. Và chính những người này làm ra chánh sách Mỹ kia mà. Và người Mỹ gốc Việt kinh nhiệm với chánh trường Mỹ sau 30 năm hoà nhập, dùng lá phiếu áp lực chánh quyền dân cử Mỹ không ngừng để Mỹ ép CS Hà nội đứt hơi.
Vấn đề chót là liệu biện pháp tăng thuế hàng thủy hải sản, hạn chế định ngạch hàng dệt may có hại cho nhân dân VN không. Ngắn tầm có, dài hạn không. Quốc doanh bán không được sẽ mua ít lại, sản xuất, chăn nuôi của người dân bị đình đốn đoản kỳ. Nhưng trường kỳ, CS Hà nội phải mở rộng cho tư nhân để hội đủ điều kiện kinh tế thị trường, có tư nhân tự do làm ăn, để tránh bị trừng phạt về tăng thuế nhập cảng vào Mỹ. Giải tư bớt quốc doanh và để cho tư nhân tham gia nhiều vào hoạt động xuất nhập cảng, là mở rộng đường làm ăn cho người dân Việt trong nước. Cạnh tranh sẽ phát sinh và người dân sản xuất bớt bị ép giá, bớt bị quốc doanh mua như giựt nữa. Tức là nói ngọn, kinh tế sẽ tự do, người dân dễ làm ăn hơn. Phú quí sẽ sanh lễ nghĩa. Người dân sẽ thiết tha với tự do, dân chủ, nhân quyền hơn là lúc nghèo chỉ nghĩ tới miếng cơm manh áo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.