Hôm nay,  

Sức Mạnh Của Chính Nghĩa

04/04/200500:00:00(Xem: 7071)
LTS: Trong những năm cuối của thế kỷ 20, và đầu thế kỷ 21, CSVN đã tận dụng tối đa sức mạnh tiền của, thế lực ngoại giao, cùng mạng lưới nằm vùng, và một số trí thức, chính trị gia thân cộng tại Úc, bí mật vận động thực hiện hàng loạt những âm mưu nhằm bất ngờ đưa chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN vô đài truyền hình SBS. Sau nhiều năm tháng âm thầm cấu kết, bí mật hoạt động, cuối cùng, vào đầu tháng 10/2003, đài SBS đột ngột cho công bố quyết định, bắt đầu chiếu chương trình VTV-4 của CSVN kể từ ngày 6/10/2003. Quyết định này đã được Ban Giám Đốc SBS công bố mà không hề tham khảo với Ban Chấp Hành CĐNVTD/UC, mặc dù trước đó, Ban Giám Đốc SBS đã hứa sẽ thực hiện điều này trên giấy trắng mực đen. Sau đó, trong thời gian hai tháng đấu tranh làm rung chuyển cả thế giới, với sự lãnh đạo tài tình của BCHCĐNVTD /UC, với sự đoàn kết chặt chẽ của người Việt tự do tại Úc, cùng sự hậu thuẫn vô cùng to lớn của chính giới Úc, truyền thông báo chí Úc, nghiệp đoàn Úc,... cuối cùng, cộng đồng người Việt tự do tại Úc đã chiến thắng, và chương trình tuyên truyền VTV-4 của CSVN đã bị ban giám đốc SBS phải quyết định khâm liệm vĩnh viễn. Chiến thắng VTV-4 là một chiến thắng lịch sử, có tầm vóc quốc tế trên nhiều phương diện, mà cho đến nay, vì nhiều lý do, chúng ta vẫn chưa khai thác đầy đủ, nên nhiều âm mưu của CS vẫn chưa thể phanh phui; nhiều yếu tố bí mật dẫn tới chiến thắng vẫn chưa được đưa ra ánh sáng, nhiều bài học đấu tranh quan trọng vẫn chưa được rút tỉa... Để qúy độc giả có thể phần nào hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến chiến thắng lịch sử VTV-4 cách đây hơn một năm, sau đây SGT trân xin trọng giới thiệu tiếp bài viết "Sức Mạnh Chính Nghĩa" của BS Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/LBUC, trích từ cuốn "Sức Mạnh Đấu Tranh" do CĐNVTD/UC xuất bản, và hiện được bán tại các tiểu bang và lãnh thổ trên toàn nước Úc.

*

(Tiếp theo...)
Anh em từ Cabramatta điện thoại cầm tay cho tôi báo rằng tại trạm xe lửa Cabramatta đồng hương đến quá đông đến nỗi platform không đủ chỗ cho người đứng chờ xe, và nhân viên bán hết sạch cả vé nên đành phải cho phép mọi người cứ việc lên xe lửa đi không tốn tiền!
Ở ga St Leonards thì vì chuyến xe nào cũng đổ hàng nhiều trăm đồng hương xuống, nên nhân viên soát vé không xuể, phải mở tung cửa cho người biểu tình tự do đi ra khỏi ga.
Tôi gặp anh Nguyễn Tấn Đơn, Gia trưởng Gia Đình Hải Quân Hàng Hải chống gậy khập khiễng nhờ anh em dìu đến tham dự biểu tình. Anh cũng là bệnh nhân của tôi, bị ung thư phổi đến thời kỳ chót, thân thể chỉ còn da bọc xương. Tôi đến nắm lấy bàn tay khô héo của anh và nói lời hỏi thăm. Anh Đơn kéo tay tôi, ra hiệu cho tôi lại gần, ghé sát tai vào miệng anh vì anh không còn nói được bình thường nữa. Anh thều thào: "Bác sĩ và các anh em ráng nhé, mình phải thắng trận này, không thể thua được..." Tôi ứa nước mắt, gật đầu không nói nên lời. Tôi không bao giờ quên được cặp mắt anh sáng rực trên khuôn mặt hốc hác, đăm đăm nhìn tôi lúc ấy, như trao gửi một niềm tin, một sứ mạng mà tôi tự nhủ sẽ cố làm tròn.
Anh Nguyễn Đình Khánh của đài VNUC cũng đã có mặt và đặt bàn ở đầu đường, bắt đầu phát cờ cho đồng hương. Nhóm của anh Hoàng Nam đài 2VNR cũng đang bận rộn bơm gas và cột dây vào những chiếc bong bóng vàng để sửa soạn phân phát. Một số xe bus của đài VN Sydney cũng đã đến, đổ người xuống nhập vào đoàn biểu tình.
Rút kinh nghiệm từ lần biểu tình trước, lần này việc tổ chức chu đáo và hiệu quả hơn nhiều.
Các anh em trong ban Trật Tự chia nhau rải đều trong toàn khu vực biểu tình, liên lạc thường xuyên với nhau qua máy bộ đàm. Chúng tôi cũng dựng một hàng rào bằng dây trước sân khấu, tạo một thông lộ để báo chí và anh em trật tự có thể dề dàng di chuyển. Một số biểu ngữ được căng ngang phía trên rào cản của Cảnh sát ở hai đầu đường để người lái xe qua lại có thể đọc và hiểu được lý do người Việt biểu tình. Một số các bạn trẻ có nhiệm vụ bám sát những phóng viên Úc có mặt để ngừa trường hợp kẻ xấu lợi dụng cơ hội phỏng vấn để tuyên bố những điều bất lợi cho cuộc tranh đấu. Tất cả các biểu ngữ, các truyền đơn Anh-Việt sử dụng trong ngày hôm đó đều được Ban Tổ Chức kiểm soát kỹ lưỡng để bảo đảm rằng nội dung của chúng không đi ra ngoài những gì đã hoạch định trước.
Các vị Chủ tịch CĐ Liên bang và các tiểu bang cũng lần lượt đến nơi. Chúng tôi tụ họp ở một góc sân khấu, đang bàn thảo về một vài chi tiết của chương trình biểu tình thì có nhân viên của SBS đến tiếp xúc, mời tôi và anh Trung vào trong vì bà Carla Zampatti, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị SBS muốn gặp riêng hai người chúng tôi. Rút kinh nghiệm lần trước, đã có những lộn xộn ngoài chương trình xẩy ra khi mọi vị Chủ tịch CĐ bận họp trong SBS, tôi bảo anh Trung ôm theo bản sao của các Kháng Thư gồm hơn 28 ngàn chữ ký vào gặp bà Zampatti, để tôi ở lại bên ngoài cùng anh em điều khiển cuộc biểu tình.
Đúng 11 giờ trưa, cuộc biểu tình bắt đầu bằng Lễ Chào Cờ trang trọng, với hai ban Hợp ca Bốn Phương và Lướt Sóng gồm các chị mặc áo dài trắng có đính dải cờ Việt Nam thật đẹp mắt, cùng hàng ngàn đồng bào hát vang bài Quốc ca. Không khí thật trang nghiêm và cảm động. Tôi nhìn thấy nhiều người từ cụ già đến các bạn trẻ, mắt long lanh ngấn lệ. Đặc biệt là sự có mặt của các bạn Úc trong Công Đoàn Chuyên Chở (TWU), tất cả đều cao lớn râu ria xồm xoàm, đứng dưới biểu ngữ của họ ngay hàng đầu sát sân khấu để biểu lộ sự ủng hộ của giới công nhân đối với cuộc tranh đấu của CĐ Việt.
Có tin anh em báo là đồng hương đang kéo về đông lắm, từ xe lửa và xe bus đổ xuống, đã đến đầu địa điểm biểu tình mà không chen vào được vì hết chỗ! Tôi và Tâm vội vã lên micro kêu gọi đồng bào dồn tối đa về phía bên tay trái của sân khấu vẫn còn trống, để nhường chỗ cho những người mới đến. Tất cả mọi người lập tức hưởng ứng ngay. Đối với tôi, cảnh tượng cả một đám đông hàng mấy ngàn người vừa vỗ tay hoan hô những đồng bào mới đến, vừa lục tục kéo nhau di chuyển trong trật tự, là một cảnh tượng hùng tráng khó quên, biểu tượng rõ rệt ý thức và tinh thần kỷ luật của những người biểu tình ngày hôm đó.
Lần này, NHT Tâm đã thành thạo hơn rất nhiều trong kỹ thuật hâm nóng đoàn biểu tình. Chốc chốc, cậu ta lại xin mọi người cho một tràng pháo tay vì con số người biểu tình đã lên đến "X" ngàn. Đám đông reo hò vang dội, khí thế ngày càng vút cao. Đến giữa trưa thì cả quãng đường trước SBS kẹp giữa hai ngã tư đã đông nghẹt, từ trên sân khấu nhìn xuống chỉ thấy cờ, bong bóng vàng và đầu người mênh mông mút mắt. Con số chính thức của Cảnh sát đưa ra là 12 ngàn người, nhưng tôi nghĩ thực tế có thể còn đông hơn thế. Các vị Chủ tịch CĐ các nơi gồm anh Trần Hưng Việt (QLD), anh Đoàn Công Chánh Phú Lộc (SA), chị Trần Hương Thủy (Wollongong), anh Lê Công (ACT), cô Thanh Trúc đại diện cho CĐ Victoria lần lượt đăng đàn, thay phiên nhau nói lên sự giận dữ và bất mãn đối với hành động thiếu lương thiện và xúc phạm CĐ của SBS-TV. Quí vị đại diện các tôn giáo gồm ông Nguyễn Văn Paul (PGHH), ông Nguyễn Văn Bán (Cao Đài Giáo) cũng phát biểu cảm tưởng trước đám đông. Tôi rất cảm động khi gặp Linh mục Chu Văn Chi, mặc dù đang bận họp trên Brisbane, cũng khẩn cấp bay về sáng sớm hôm ấy chỉ để góp mặt trong cuộc tranh đấu chung của CĐ, rồi lại ra phi trường bay gấp về Brisbane họp tiếp. Các vị khách Úc hôm nay thì ngoài Nghị sĩ Quốc Hội NSW Peter Wong, vị chính khách duy nhất có mặt trong cả hai cuộc biểu tình chống SBS-TV của CĐ, còn có ông Barry Tubner, Chủ tịch Công Đoàn May Mặc NSW, ông Mark Lennon đại diện TWU, ông Frank Grady Chủ tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tại Việt Nam NSW. Tất cả trong phần phát biểu đã nói lên sự ủng hộ của họ đối với những đòi hỏi chính đáng của người Việt chống lại chương trình TV tuyên truyền của CS.
Vì ngày hôm nay là ngày đảng Lao Động Liên bang họp Đại Hội nên các chính khách LĐ thân với CĐ đều không thể có mặt. Các chính khách thuộc đảng Tự Do cũng không đến được, và rất nhiều vị đã gửi thông điệp bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với cuộc tranh đấu của người Việt. Anh Phan Đông Bích đã đọc và lược dịch những thông điệp này giữa những tràng pháo tay vang dội của đám đông.
Chương trình của buổi biểu tình hôm nay rất phong phú và nhiều màu sắc. Ngoài hai ban Bốn Phương và Lướt Sóng, còn có một ban hợp ca gồm các em thiếu nhi mặc áo màu cờ VN do đài VN Sydney Radio tổ chức, hát những bài ca tranh đấu làm nức lòng người. Đặc biệt có nhạc sĩ Phan Văn Hưng từ Adelaide bay xuống hát nhạc đấu tranh do anh sáng tác cho đám đông nghe, được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt.
Chúng tôi soạn trước một số câu hò theo kiểu Hướng đạo, đưa cho chị Bảo Khánh hò dô ta để lôi kéo sự tham gia của đám đông:
"Ti Vi (dô ta)...Cộng Sản vẫn còn (dô ta)... Ta còn cương quyết (dô ta)...không sờn đấu tranh (dô ta, dô tà là hò dô ta, dô ta)... Làm cho (dô ta)...Bác, Đảng tan tành (dô ta)... Hết còn quen thói (dô ta)...lưu manh tuyên truyền (dô ta, dô tà là hò dô ta, dô ta)"


Không khí sôi động hẳn lên với những câu hò "dô ta" phát ra từ miệng của hàng chục ngàn người. Chị Bảo Khánh hò trước, bà con "dô ta" theo, cộng thêm tiếng trống và tiếng phèng la của anh em Công giáo, tạo được tinh thần tập thể khá hào hứng.
"Bà con (dô ta)...đông đảo xuống đường (dô ta)... Chống SBS (dô ta)...coi thường người dân (dô ta, dô tà là hò dô ta, dô ta)"...
Vào khoảng hơn 12 giờ trưa, trời bắt đầu đổ mưa. Mới đầu còn lâm râm, nhưng càng về sau càng trở nên nặng hạt. Đám đông vẫn giữ vững đội ngũ, nhưng cũng có một số người có vẻ giao động, rục rịch di chuyển định tìm chỗ tránh mưa. Nguyễn Hoàng Thanh Tâm và tôi, hai anh em thay nhau cầm micro kêu gọi đồng hương tiếp tục đội mưa ở lại tranh đấu. Tôi nói: "Xin đồng bào hãy giữ vững hàng ngũ, cùng chúng tôi đứng lại tại đây để biểu lộ tinh thần tranh đấu không nề gian khổ của chúng ta, để nói cho SBS-TV và cho cộng đồng Úc biết là chương trình VTV4 đã gây nên biết bao đau khổ cho CĐ người Việt, và chịu đựng ướt át dưới trận mưa này là chuyện rất nhỏ so với những đau đớn mà VTV4 đã mang lại cho chúng ta! Đả đảo SBS-TV!". Đám đông thét lớn "Đả đảo!" nhiều lần. Và như một phép lạ, mọi người nam phụ lão ấu đều đứng yên, mặc kệ cơn mưa đang xối xả đổ xuống. Tâm gào lên: "Xin đồng bào hãy cùng hô với chúng tôi: SHAUN BROWN MUST GO, SHAUN BROWN MUST GO...". Thế là đám đông mười mấy ngàn người cùng hô thật to 4 chữ ấy lập đi lập lại kéo dài cả mấy phút, hòa với tiếng chiêng tiếng trống vang động cả một góc trời, át cả tiếng mưa rơi. Rồi đâu đó, có người hát to bắt nhịp bài hát "Việt Nam, Việt Nam", và tất cả mọi người cùng hát theo cùng với tiếng đàn guitare của anh Phan Văn Hưng.
Đoàn người biểu tình hừng hực lửa đấu tranh, quên cả ướt, quên cả lạnh. giữ nguyên được khí thế hăng hái. Cũng may là chỉ một thời gian ngắn sau, cơn mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. NHT Tâm được thể, lại kéo cả ông Trời về phía CĐ: "Đồng bào thấy không, ngay ông Trời cũng cảm đuợc chính nghĩa của chúng ta, chỉ mưa một lát để thử xem chúng ta có thành tâm hay không mà thôi! Chứ Trời không bao giờ hại những người ngay bị mắc nạn như chúng ta, bằng chứng là mưa đã tạnh! Xin đồng hương một tràng pháo tay để cảm ơn ông Trời!"
Suốt trong thời gian của cuộc biểu tình, chốc chốc tôi lại phải ra một góc vắng để cho các ký giả truyền hình và truyền thanh phỏng vấn, hoặc trực tiếp tại chỗ, hoặc qua điện thoại di động. Họ đều rất kinh ngạc trước con số đông đảo người Việt bỏ một ngày làm việc đi biểu tình, chứng tỏ sự bất mãn cao độ của các thành viên trong cộng đồng Úc gốc Việt.
Đến hơn 12 giờ trưa, anh Trung từ trong SBS trở ra. Tôi vội đến hỏi anh về cuộc gặp gỡ vừa qua với bà Zampatti. Anh cho biết trong cuộc họp có mặt cả Milan, bà Zampatti có nói bóng gió là sẽ vận động để Hội Đồng Quản Trị SBS có quyết định "thuận lợi cho CĐ các bạn" trong kỳ họp ngày 05/12 sắp tới, song bà yêu cầu anh không được tiết lộ điều này cho công chúng. Chúng tôi quyết định giữ kín chuyện này để khỏi phụ lời hứa với bà Zampatti, và cũng để tránh không gây bực bội cho những thành viên khác của Hội Đồng Quản Trị SBS trước ngày họp.
Cũng như kỳ trước, lần biểu tình này diễn ra trong tinh thần hăng hái cương quyết nhưng kỷ luật và trật tự, giữ được cảm tình và sự kính trọng của người Úc. Khoảng hai giờ rưỡi trưa, cuộc biểu tình chấm dứt. Đồng bào cùng anh em trong Ban Tổ Chức dọn dẹp sạch sẽ mọi rác rến trong khu vực biểu tình rồi mới ra về. Chiều hôm ấy chúng tôi phải đến Văn Phòng CĐ ở Cabramatta để gặp gỡ với ông Joe Thwaites, Đại sứ Úc tại VN nhân dịp ông trở về Úc và muốn tiếp xúc để tham khảo thêm với CĐ. Nhân dịp này, chúng tôi cũng mượn chuyện biểu tình chống VTV4 để nói cho ông ta biết sự bất bình của người Việt tại Úc đối với tình trạng phi dân chủ và thiếu vắng nhân quyền tại VN, cũng như quyết tâm của CĐ chúng ta trong việc tiếp tục tranh đấu đòi tự do dân chủ cho Việt Nam.
Cuộc biểu tình ngày 2/12 đã tạo ấn tượng rất mạnh cho giới truyền thông Úc và được họ loan tải rộng rãi. Ngay chiều hôm ấy, các đài truyền hình và đài phát thanh lớn của Úc đều đưa tin. Những tờ báo quan trọng như The Australian, Sydney Morning Herald, The Age... đều chạy tít lớn với hình màu, tường thuật chi tiết của cuộc biểu tình. Ngay những tuần báo địa phương của vùng Artarmon, Fairfield, Hills District... cũng liên lạc với tôi để xin chi tiết, hình ảnh và phỏng vấn để đi bài trong số ra tuần lễ đó. Như thế, tiếng vang của cuộc tranh đấu đã lan đi rất xa.
Ngay ngày hôm sau, BS Kiên điện thoại cho tôi, hốt hoảng báo rằng trong phần Thư Độc Giả của website NoVCNews cũng như trong website của SBS, con số những lá thư đả kích cuộc tranh đấu của CĐ ngươì Việt và ủng hộ việc chiếu VTV4 trên SBS-TV đã tăng vọt rất đáng kể, trong khi con số thư phản đối lại giảm xuống rõ rệt! Tôi vội vã tiếp xúc với các đài phát thanh yêu cầu họ lên tiếng báo động về hiện tượng "ngủ quên trên chiến thắng" này, và bỏ ra mấy buổi tối liên tiếp lên tất cả các đài phát thanh VNUC, 2VNR và VN Sydney để kêu gọi đồng hương đề cao cảnh giác và tăng cường tối đa các hình thức chống đối để ngăn ngừa việc SBS-TV có thể dựa vào con số "khán thính giả ủng hộ VTV4" để quật ngược tình thế. Ngay sau đó, con số đồng hương gọi và gửi email chống VTV4 lại tăng vọt lên như cũ!
Chiến thắng!
Sáng Thứ Sáu 05/12, một toán đặc nhiệm gồm khoảng 60 anh chị em, dưới sự hướng dẫn của anh Hoàng Văn Dũng, Phó CT/CĐ/NSW đã có mặt, ngồi sắp hàng im lặng ở lề đường đối diện với trụ sở SBS dưới hai lá cờ Úc Việt và tấm biểu ngữ lớn với hàng chữ: "SBS, Stop Hurting the Australian Vietnamese". Mặc dù trời đổ mưa khá lớn, anh em vẫn ngồi yên, giữ hàng ngũ chỉnh tề. Điều này đã tạo ấn tượng mạnh cho những nhân viên SBS đi làm, và nhiều người đã đến hỏi thăm cũng như đọc tờ truyền đơn tiếng Anh do anh em phát để hiểu thêm về lý do của cuộc tranh đấu. Chắc chắn rằng những thành viên của Hội Đồng Quản Trị SBS khi đến họp đã thấy quang cảnh mấy chục người đội mưa ngồi im lặng, nói lên một cách cụ thể nỗi đau của người Việt gây nên bởi việc chiếu VTV4 trên truyền hình SBS.
Riêng tôi thì phải lên Quốc Hội tiểu bang NSW trên City vì đã hẹn ăn trưa từ trước với ông John Brogden, Thủ lãnh Đối Lập tiểu bang. Cùng đi với tôi có anh Phan Đông Bích, anh Hoàng Lập Chí, chị Đặng Kim Ngọc, vài bạn trẻ và một số đại diện giới truyền thông Việt ngữ. Bữa ăn trưa này là do ông Brogden nhờ tôi mời một số nhân vật trong CĐ đến gặp để ông có dịp làm quen và tìm hiểu thêm về CĐ người Việt. Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí thân mật cởi mở, nhưng lòng tôi nóng như lửa đốt vì biết rằng trong lúc đó, HĐQT/SBS đang bàn thảo để đưa ra quyết định ngã ngũ về việc chiếu VTV4.
Rời khỏi Quốc Hội NSW vào khoảng gần 3 giờ, tôi lái xe chở chị Ngọc và anh Chí, đang trên đường đi đến trụ sở SBS thì nhận được điện thoại của cô Philippa McDonald thuộc đài truyền hình ABC báo cho biết rằng HĐQT/SBS vừa quyết định ngưng lập tức việc chiếu VTV4 trên SBS-TV, và yêu cầu tôi lên trụ sở ABC ở Ultimo gấp để cô ta phỏng vấn cấp tốc. Bỏ điện thoại xuống, tôi báo tin mừng này cho mọi người trong xe, và chúng tôi đã la hét như những người điên vì quá vui mừng! Thế là tôi phải quay xe lại để đến ABC, không đi SBS nữa. Vừa tìm được chỗ đậu xe thì tôi nhận được liên tiếp mấy cú điện thoại báo tin chiến thắng từ anh Quang, anh Dzũng, anh Bích..., vì họ tưởng rằng tôi chưa biết.
Trong cuộc phỏng vấn ngắn này, được phát trong phần tin tức của đài truyền hình số 2 ngay chiều hôm đó, tôi đã ca ngợi tinh thần phục thiện của HĐQT/SBS và ngỏ lời cảm ơn các chính khách và giới truyền thông cũng như công chúng Úc đã yểm trợ CĐ người Việt trong cuộc tranh đấu. Tất cả các đài phát thanh, truyền hình và rất nhiều tờ báo Úc đã loan tin SBS đình chỉ việc chiếu VTV4, đưa chiến thắng của CĐ người Việt đến công chúng Úc. Ra khỏi ABC đã hơn 4 giờ chiều, tôi gọi điện thoại về nhà. Ở đầu dây bên kia, tiếng vợ tôi reo lên, tíu tít gọi các con báo tin mừng chiến thắng. Lòng tôi rộn rã một niềm vui như chưa bao giờ vui thế!
Buổi tối hôm ấy, trong khi gia đình tôi đang ăn mừng chiến thắng cùng một vài người bạn thân thì một phóng viên của đài BBC từ Luân Đôn gọi điện thoại cầm tay của tôi xin phỏng vấn. Biết rằng đài này phát sóng về VN và được nhiều người ở trong nước đón nghe, tôi đã trình bày tóm tắt nhưng rõ ràng diễn tiến của cuộc tranh đấu và những luận cứ chống việc chiếu chương trình tuyên truyền của CSVN trên đài SBS-TV. Tôi cũng mượn cơ hội này để vạch rõ những vi phạm nhân quyền và đàn áp dân chủ của tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN, và nói rằng khi nào VN chưa có tự do dân chủ thực sự như những nước văn minh phải được hưởng thì cộng đồng người Việt tại Úc vẫn còn dùng mọi cách để chống lại chế độ độc tài CS.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.