Hôm nay,  

Chuyển Hóa Dân Chủ

03/04/200500:00:00(Xem: 5075)
Bao giờ thì tới lúc dân Hà Nội đứng lên đòi dẹp bỏ nền độc đảng tòan trị" Dân chủ tự do không tự nhiên mà có. Phải có đủ nhân duyên mới hình thành được. Cuộc cách mạng màu cam tại Ukraine xảy ra sau khi nước này đã có đa đảng, có tự do báo chí và truyền thông tới 14 năm, rồi mới thực sự bung ra khỏi gọng kềm phi dân chủ. Tương tự, cuộc cách mạng hoa tulip tại Kyrgyzstan có đa đảng và nền báo chí tư nhân lâu cũng như vậy, và đặc biệt nơi đây còn có sự tiếp sức, dàn dựng từ phía Hoa Kỳ.

Các thông tin sau đây tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó có MosNews của Nga, báo New York Times và Washington Times tại Mỹ, và báo Turkish News tại Thổ.

Thực sự, tự thân đất nước Kyrgyzstan đã là mảnh đất dọn sẵn cho dân chủ tự do từ lâu rồi. Báo Turkish Weekly ghi nhận rằng, khi so sánh các nước Trung Á như Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, thì Kyrgyzstan là quốc gia dễ dàng cho một cuộc cách mạng hình thành.
Lý do chính yếu bởi vì ở Kyrgyzstan không có một đảng nào tòan trị, không có chuyện một đảng cầm quyền duy nhất vừa tàn bạo, vừa căm thù nhân dân tới mức bóp nghẹt hết mọi quyền căn bản của ngừơi dân như tại VN.

Còn các lý do phụ thì nhiều lắm. Chế độ của Tổng Thống Askar Akayev tuy là có bầu cử gian lận, tuy là có áp lực nhằm vào khu vực truyền thông độc lập, nhưng nơi đây vẫn cho phe đối lập thành lập các đảng chính trị và tham dự vào bầu cử.

Yếu tố khác là về phía người lãnh đạo. Trước khi Liên Xô sụp đổ, chính Akayev không nằm trong nhóm cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản. Chính đây là lý do rất khác, khi so sánh với các lãnh tụ Trung Á khác. Cho nên Akayev không nắm một nền tảng chính trị đã thiết lập để làm đà phóng; ủng hộ của ông chỉ là từ khu vực [địa lý] của ông.

Mặt khác, các lãnh tụ khác đều vừa có ủng hộ từ cơ cấu vững chắc của Đảng Cộng Sản - sau khi Liên Xô sụp đổ, họ đổi tên và bắt đầu nhấn mạnh tính dân tộc, lòng ái quốc - và có ủng hộ từ khu vực địa phương của họ.

Tuy nhiên cốt tủy nhất còn là do tấm lòng biết thương dân của lãnh tụ. Muốn củng cố ghế thì phải kềm kẹp dân cho thật chặt chẽ, không cho dân quyền căn bản nào hết, kiểu như ở Cuba, Việt Nam, Bắc Hàn. Còn biết thương dân, cho dân sinh họat dân chủ thì khi dân bất mãn, tất nhiên là cách mạng xảy ra. Chính Tổng Thống Akayev của Kyrgyzstan đã cho phép các hội đòan chính phủ quốc tế và các hội ngòai chính phủ tự do họat động. Thí dụ, như Học Viện Xã Hội Mở (Open Society Institute) chọn thủ đô Bishkek làm bản doanh cho các họat động Trung Á của họ.

Thực sự, cuộc cách mạng tại Kyrgyzstan vẫn có mặt tiêu cực khi xảy ra màn hôi của. Nhưng đây cũng là do cơ cấu xã hội làm họ nổi giận từ lâu. Sau khi chế độ Akayev sụp đổ, việc đập phá và hôi của các cửa tiệm ở Bishkek cho thấy dân chúng rất giận dữ về chuyện thu góp tài sản ở thủ đô này. Đói quá thì phải chôm đồ, khổ thế. Quan đói thì tham nhũng, dân đói thì đập cửa tiệm. Nếu so sánh tình hình xảy ra ở hai thị trấn Osh và Jalalabad với ở thủ đô Bishkek, thì dân chúng chỉ phá hủy và hôi của tại các công sở ở Osh và Jalalabad, trong khi ở Bishkek, họ phá hủy và hôi của dinh tổng thống và các thương xá và siêu thị lớn (một số kinh doanh này thuộc sở hữu của gia đình TT Akyev và đàn em thân tín). Tình hình này cho thấy 2 mặt: người biểu tình giận dữ không chỉ với kiểu độc tài và tham nhũng của chính phủ, nhưng cũng nổi giận với phân phối tài sản và cấp cao tham nhũng.

Có điều khó biết rằng cách mạng này có sẽ lan sang láng giềng hay không, nhưng người ta đang thấy các chính phủ độc tài Kazakh và Uzbek đang kềm bàn tay sắt kỹ hơn: các nước này không ngần ngại dùng mọi phương tiện để đàn áp, vì các lãnh tụ 2 nơi này đều từ lò rèn Xô Viết cũ kỹ, nghĩa là cũng chung kiểu đàn áp dân như CSVN, Bắc Hàn, Cuba.

Đối với một số nứơc trong vùng Trung Á, theo tờ Washington Times, nhìn kỹ hơn thì thấy đa đảng chỉ là nói chơi cho vui thôi. Các đảng đối lập trong vùng hoặc chỉ là các tổ chức giả, chỉ xuất hiện trên giấy tờ, như tại Kazakhstan, hay là giả bộ mang tên đối lập mà thôi, như tại Uzbekistan, nơi tất cả 5 đảng đối lập đều ủng hộ Tổng Thống Islam Karimov.

Nếu so với VN thì như thế cũng còn đỡ, còn biết quan tâm tới ngừơi dân, vì tại VN không ai có quyền bàn quốc sự nếu không phải trong bàn họp của Đảng CSVN - mọi chuyện thắc mắc thì cứ mở Thánh Kinh Xác Ướp ra mà đọc lời chỉ dẫn, tiên tri.

Còn trường hợp Turkmenistan, thì Tổng Thống Sapamurat Niyazov đã đi xa tới chỗ dẹp cả guồng máy dân chủ và thô bạo tự tuyên bố mình là Tổng Thống suốt đời. Các nước này phi dân chủ, nhưng thế giới không ai thắc mắc gì, vì kiểu "không can thiệp chuyện nội bộ của nhau." Chỉ tới năm 2004 thì Mỹ mới kiếm chuyện gây sự.

Vào tháng 7-2004, sau khi xem xét tình hình cải tổ chính trị ở Uzbekistan, Bộ Ngọai Giao Mỹ tuyên bố rằng Tashkent không thực hiện đúng bản hiệp ước "2002 Strategic Partnership Framework" (Hiệp Ước Khung Hợp Tác Chiến Lược 2002), trong đó đòi hỏi "tiến bộ và liên tục" về dân chủ hóa, và quyết định không chứng nhận cho Uzbekistan.

Còn trường hợp Kyrgyzstan thì hạt giống dân chủ đã gieo từ lâu. TT Akayev nắm quyền kiểm sóat quốc hội nhờ bầu cử gian lận thấy rõ tháng trứơc. Những đàn em của Akayev chiếm 69 ghế trong 75 ghế, dư tỉ lệ để có thể sửa Hiến Pháp để cho Akayev ra ứng cử tới lần thứ tư cho ghế Tổng Thống nhiệm kỳ 5 năm. Nhưng rồi ngày 24-3, khỏang 4,000 ngừơi biểu tình xông vào các công sở chính phủ ở Bishkek, buộc Akayev bỏ chạy ra ngoài nứơc.

Từ hơn một thập niên, chính phủ Mỹ đã viện trợ hàng năm cho Kyrgyzstan. Lúc đó, TT Bill Clinton ca ngợi Kyrgyzstan như là mô hình khả thể của hình thức dân chủ Trung Á. Nhưng thực tế, Mỹ vẫn chọn giải pháp diễn biến hòa bình, chậm mà chắc, ưu tiên thúc đẩy Kyrgyzstan cải cách kinh tế hơn là thúc đẩy dân chủ, và như thế đã cho phép Akayev từ từ biến thành độc tài. Thêm nữa, đây vốn là hang ôå Xô viết từ lâu, Mỹ đặt nửa bàn chân vào đã là mừng rồi.

Thế là Akayev lãnh đạo đất nứơc Kyrgyzstan với 5 triệu dân, chuyển sang hướng tòan trị, giết người biểu tình, bỏ tù các đối thủ chính trị và các nhà báo mà thế giới không phản đối mạnh làm chi. Đó cũng là hòan cảnh không ai ngờ, vì Akayev, nguyên là nhà vật lý nói chuyện mềm mỏng từ lâu được mọi người xem là lãnh tụ cấp tiến nhất trong bất kỳ cựu cộng hòa Xô Viết nào - và ông lúc đầu tập trung vào tư hữu hóa đất, và cải cách kinh tế. Lòng người thật khó hiểu.

Nói cho cùng, cách mạng tulip một phần là do Mỹ và nhiều nứơc Châu Aâu dàn dựng. Các thông tin này do New York Times tiết lộ hôm 30-3-2005.

Một tờ báo độc lập tại Kyrgyzstan trứơc giờ được chính phủ Mỹ tài trợ, và được in tại 1 xưởng in mà xưởng này cũng do chính phủ Mỹ tài trợ. Bên cạnh Hoa Kỳ, nhiều nứơc - trong đó có cụ thể là Anh, Hòa Lan và Na Uy… -- giúp tài trợ các chương trình thiết lập một xã hội dân sự và phát triển dân chủ tại Kyrgyzstan.

Hàng trăm triệu đô la đã đổ vào hơn thập niên qua để hình thành xã hội dân sự và các định chế dân chủ ở Kyrgyzstan - hầu hết tiền đó là từ Hoa Kỳ, nước có chương trình thúc đẩy dân chủ song phương lớn nhất tại Kyrgyzstan vì có Luật Hỗ Trợ Tư Do (Freedom Support Act), thông qua bởi Quốc Hội Mỹ năm 1992 để giúp các nứơc cựu Xô Viết chuyển hóa dân chủ và kinh tế. Chỉ tính riêng về tiền cho các chương trình dân chủ (chưa kể kinh tế) tại Kyrgyzstan lên tới 12 triệu đô năm ngóai.

Hàng trăm ngàn đô la khác cũng dồn cho các chương trình hỗ trợ dân chủ tại Kyrgyzstan lạit ừ các định chế do chính phủ Mỹ tài trợ như National Endowment for Democracy. Đó là chưa kể tiền để dựng xưởng in Freedom House, hay là chương trình phát thanh thúc đẩy dân chủ nói tiếng Kyrgyz trên đài Radio Free Europe/Radio Liberty.

"Tuyệt nhiên không thể có cách mạng tulip vừa rồi nếu không giúp như thế," theo lời Edil Baisolov, lãnh tụ 1 liên minh hội đòan ngoài chính phủ. Tổ chức của Baisolov được tài trợ bở chính phủ Mỹ xuyên qua National Democratic Institute.

Tiền Mỹ đã tài trợ các trung tâm xã hội dân sự khắp Kyrgyzstan, nơi các nhà họat động và dân hội họp, được huấn luyện, đọc các báo độc lập và xem CNN hay vào Internet.

Chưa hết, Mỹ tài trợ cho American University ở Kyrgyzstan, mà nhiệm vụ của đại học này là quảng bá sự phát triển xã hội dân sự, và chi phí cho các chương trình trao đổi để gửi sinh viên và các lãnh tụ hội đòan ngoài chính phủ sang Hoa Kỳ. Tân thủ tứơng Kyrgyzstan, ông Kurmanbek Bakieyv là 1 trong nhóm ngừơi sau này.

Bây giờ thì tới câu hỏi cho tình hình VN: đảng CSVN có thực sự muốn dân trí mở mang, hay là vẫn kềm kẹp, bịt mắt, bưng tai đồng bào" Chính phủ Hà Nội không do người dân bầu lên, mà vẫn cai trị muôn năm trường trị với bàn tay sắt. Bao giờ thì CSVN chấp nhận cho báo chí tư nhân, cho lập các xã hội dân sự, cho họat động đa đảng, cho dân các quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp… CSVN có các ngã lựa chọn: hoặc đàn áp tiếp, để vơ vét cuối đời, hoặc mời gọi tòan dân ra sức cùng xây dựng, tôn trọng các tiếng nói dị biệt, cho lập đa đảng và mở các quyền căn bản cho dân. Nếu không chọn lối thóat đẹp nhất, làm hòa với toàn dân, thì trứơc sau gì cũng tòan đảng CSVN sẽ đi vào lịch sử bằng lối tệ hại hơn. Và cũng đau đớn hơn, không riêng cho người CS, mà còn gây thêm một số đổ vỡ cả nước phải chịu đựng. Thử nghĩ xem: mặt mũi nào mà cứ đàn áp dân, cấm đủ thứ như hiện nay" Tới ngay như tụ họp 3 người còn bắt xin phép 7 ngày trước nữa thì là hơn cả Tây thực dân rồi... Sao lại tới thời tàn bạo thế này nhỉ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.