Hôm nay,  

Lời Hăm He Nhiều Tai Hại

02/04/200500:00:00(Xem: 5252)
Sau khi Ô. Hổ Cẩm Đào Chủ Tịch Đảng kiêm Chủ Tịch Nước chiếm luôn được chức Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương - tức nắm trọn đảng quyền, chánh quyền, và quân quyền - thì Ông chỉ đạo cho Quốc Hội TC làm một việc gây xôn xao dư luận thế giới. Quốc Hội TC có gần ba ngàn đại biểu mà họ gọi là đại biểu nhân dân, nhưng thực ra là đại biểu của đảng cử và dân bầu, chớ không phải dân biểu theo quan niệm dân chủ. Trừ hai người vắng mặt, 99,9% thông qua một cách nhanh chóng Luật Chống Ly Khai, với lời cho phép sử dụng biện pháp quân sự để kéo Đài Loan về với TC. Nhưng lời hâm he này đem lại nhiều tai hại cho TC.

Trước tiên Mỹ tức khắc củng cố liên minh Nhựt Mỹ, đồng ý cho Nhựt thành lập lại quân đội, thay vì phòng vệ dân sự như từ sau khi Nhựt thua Thế Chiến thứ hai. Chưa đủ Mỹ còn dằn mặt Liên Âu có ý gỡ cấm vận cho TC từ sau vụ Thiên An Môn đến giờ. Ngoại Trưởng Rice nói, chính Mỹ, chớ không phải Liên Âu bảo vệ Thái Bình Dương. TT Pháp dù gay gắt với Mỹ trong Chiến Tranh Iraq thấy tính hiếu chiến của TC cũng đã giải thích tại Nhựt, gỡ cấm vận không có nghĩa là bán vũ khi tối tân cho TC. Và nhiều nước của Liên Âu xét lại với nhau về ý gỡ cấm vận này cho TC.

Thứ đến nhưng quan trọng nhứt là hăm dọa của TC làm Đài Loan thấy rõ ý đồ sáp nhập Đài Loan vào TC hơn là thống nhứt theo lời tuyên truyền lâu nay của TC, thống nhứt theo kiểu một quốc gia hai chế đô. Và theo định luật tâm lý chung, trước âu lo con người đoàn kết lại. Điều đó đã thấy rõ như ban ngày trong cuộc biểu tình vào trưa Thứ Bảy 26 tháng 3, năm 2005 tại thủ đô Đài Loan, là Đài Bắc. Một triệu người Đài Loan đã xuống đường biểu tình do lời kêu gọi của TT Đài Loan. Một triệu người từ những con đường huyết mạch kéo nhau đến địa điểm biểu tình nằm giữa Lăng Tưởng Giới Thạch và Phủ Tổng Thống. Con số một triệu người nghe đã ïlớn so với 20 triệu dân của đảo quốc Đài Loan, và xem đã đông so với chu vi tương đối nhỏ của thủ Đô Đài Bắc. Tuy nhiên cuộc tập hợp chỉ mới nói lên được 1 phần 20 quyết tâm chung của nhân dân và chánh quyền Đài Loan. Vì thời gian kêu gọi có hạn, địa điểm biểu tình cũng có hạn, nên TT Trần Thủy Biển chỉ huy động được một triệu người biểu tình thôi. Thực ra 20 triệu người Đài Loan, đại đa số đều muốn nói lên ý nghĩ và cảm tưởng như những người có cơ hội đi biểu tình ngày hôm ấy.

Vì rằng, dù muốn hay không muốn, từ năm 1949, đảo quốc này đã tự trị sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa của Nhựt suốt 50 năm. 20 triệu người Đài Loan -- không phân biệt nguồn gốc lục địa hay gốc Đài Loan, đảng phái thân chánh, đối lập hay độc lập -- đã cùng sống chung nhau, hưởng tự do, dân chủ tương đối thời Quốc Dân Đảng mới ra đảo quốc và hoàn toàn mười mấy năm trở lại đây khi đảng đối lập với Quốc Dân Đảng lên cầm quyền. Nhờ dân chủ mà sống hùng, sống mạnh mọi mặt mặt dù TC đã tìm mọi cách gây lũng đoạn, khuấy phá, không biết bao nhiêu lần.Và bây giờ không ai chịu nổi cái kiểu chơi cha của TC trong vấn đề thống nhứt, bằng đạo luật chống ly khai mới ban hành.

Việc làm của TC hoàn toàn trái lại tinh thần dân chủ pháp trị mà TC thường tuyên bố sẽ đổi mới theo và người Đài Loan đã sống và coi như đương nhiên, bất khả tương nhượng. Tự quyết, chọn lựa là quyền căn bản của cá nhân và tập thể. Việc có trở về với lục địa Trung Quốc hay không, phía có tiếng nói trước, lẽ ra phải là người Đài Loan, chớ không phải TC. Địa lý, lịch sử Trung Quốc và ngay cả ngoại giao quốc tế cũng không cho phép Đài Loan ly khai ra khỏi Trung Quốc. TC không có gì phải lo. Tối thiểu TC cứ để Đài Loan nói lên ý của mình, xem có tình có nghĩa đồng bào, quốc gia ân tộc hơn. Tối thiểu TC cũng phải thấy Đài Loan đã trưởng thành chánh trị luôn luôn tránh né những khiêu khích có thể gây xung đột quân sự ở Eo Biển Đài Loan.

Nhưng quyền hành thường hủ hóa nếu không có kiểm soát ngăn chận. Khi Ô. Hồ Cẩm Đào tóm thâu được đảng quyền, chánh quyền, và quân quyền vào tay, Ông say chiến thắng, buông lời hăm dọa khiến thé giới coi TC là bành trướng, là hiếu chiến. Còn Đài Loan dùng đó như một nguy cơ và lấy đó làm chánh nghĩa để đoàn kết chống sáp nhập.

Thế giới tự do và Đài Loan không coi đó là một lời hăm he của TC, mà xét vấn đề với mọi hậu quả pháp lý của người thường sống trong nền dân chủ pháp trị. Luật vẫn là luật. Luật Chống Ly Khai cho phép dùng biện pháp quân sự nếu cần của TC sẽ tạo điều kiện cho phe hiếu chiến của TC dùng luật này xung đột với Đài Loan. Phe chủ trương độc lập với TC ở Đài Loan có cớ để ngưng thảo luận thống nhứt theo nguyên tác một quốc gia hai chế độ. Chính cuộc thảo luận dằn dai này đã giúp cho TC và Đài Loan giao thương, trao đổi nhiều thứ với nhau, sống trong sự ổn định dù mong manh nhưng vẫn không đổ vở.
Chớ còn lâu TC mới dám đánh Đài Loan. Tuy TC hiện có 700 hỏa tiễn đặt hướng về Đài Loan, 70 tàu ngầm nguyên tử sẵn sàng tấn công Đài Loan, nhưng chắc hết đời Ô. Hồ Cẩm Đào và Trần Thủy Biển, TC vẫn chưa dám đánh Đài Loan. Á Châu Thái Bình Dương không phải chỉ có TC là siêu cường. Thế giới không để yên cho TC tung hoành lục tặc. Khả năng TC đánh Đài Loan rất nhỏ. Thế nên luật TC cho phép dùng biện pháp quân sư để giải quyết vấn đề Đài Loan chỉ làm cho Đài Loan vì bị xúc phạm mà đoàn kết hơn nữa, và làm cho thế giới nhận rõ tánh hiếu chiến và mối nguy của con khủng long CS khổng lo còn sót lại.

Và trên tinh thần đó, Đài Loan đã khôn khéo mở cuộc biểu tình vừa bày tỏ tinh thần û đoàn kết nội bộ và vừa bày tỏ lập trường "hòa bình và dân chủ" của mình cho thế giới thấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.