Hôm nay,  

Bể Đông Khó Bình Yên

27/03/200500:00:00(Xem: 4835)
Biển Đông thực sự là khó bình yên. Vấn đề chỉ là bao giờ thì dậy sóng, và trong những tình huống nào thì dậy sóng, và khi dậy sóng thì sẽ ở mức độ nào.
Đó là những gì người ta đã thấy phần nào: thậm chí tới khi đã cắt một phần đất, nhường một phần biển xong xuôi rồi mà ngư dân Việt vẫn còn bị kiếm chuyện trên chính lãnh hải Việt… Điều này cho thấy tham vọng đàn anh thực sự là nhìn xa hơn những lằn vẽ biên giới mà chính phủ Hà Nội đã trao. Một phần tham vọng này cũng là dầu khí.
Phần nhiều những cuộc chiến trong thế kỷ 20 vừa qua là tranh chấp năng lượng. Và trong thế kỷ 21 này, một phần lớn nguyên do cũng sẽ là dầu hỏa, khi con người chưa phát minh được những nguồn năng lượng phong phú và rẻ hơn. Và Biển Đông, nơi bao trùm các mỏ dầu ở thềm lục địa Việt Nam đã, đang, và sẽ là tầm ngắm của Hoa Lục.
Hai nước đang có nhu cầu dầu hỏa tăng tốc nhiều nhất hiện nay là Trung Quốc và Aán Độ vì có mức tăng kinh tế cao tốc 6-10% đều đặn các năm gần đây. Theo tài liệu của Financial Express, nan đề chính là, tới 1/3 số lượng dầu tiêu thụ tại Hoa Lục là nhập cảng từ thị trường hải ngọai; trong khi 2/3 tại Aán Độ cũng là nhập vào.
Theo Sở Thông Tin Năng Lượng Hoa Kỳ (EIA), nhu cầu dầu hỏa Aán Độ sẽ tăng gấp đôi trong 15 năm tới. Thế cho nên, công ty quốc doanh dầu Aán Độ Oil & Natural Gas Corporation (ONGC) đầu tư 3.5 tỉ đô la vào dò tìm và khai thác dầu ở ngòai nước Aán từ năm 2000.
Số tiền ONGC chi đó thực ra còn là ít, so với nhu cầu an ninh dầu hỏa hiện nay, khi các nước phải tranh nguồn dầu ngay từ khi chưa đưa lên ống dẫn.
Hãy so sánh con số đó với số tiền ước lượng 40 tỉ đô la mà công ty dầu quốc doanh Hoa Lục China National Petroleum Corp. (CNPC) đã chi ra hải ngọai để tìm nguồn dầu. Nghĩa là lớn hơn 10 lần. Không những lớn, mà cánh tay thò lại thật xa. Thí dụ, xa tận Phi Châu. Chính hãng quốc doanh CNPC và hãng chi nhánh PetroChina đã đầu tư hơn 2 tỉ đô la vào hạ tầng cơ cấu dầu ở Sudan, và hiện đã sở hữu 40% trong công ty Greater Nile Petroleum Operating Company Projects (GNOP) của Sudan.
Tại sao Hoa Lục nhìn xa hơn Aán Độ và nhiều nứơc khác" Và tại sao biết tung tiền ra để nắm các nguồn dầu thế giới kể cả từ xa thật xa" Thật đơn giản, Hoa Lục tin là thế giới không thể tránh nổi cuộc chiến dầu hỏa tương lai. Và thậm chí, ngay cả khi hòa bình, ngay khi giá dầu thế giới đột ngột tăng gấp đôi, hay gấp ba thì cầm chắc là hỗn lọan, và nhiều chính phủ sẽ sụp đổ. Đảng CS Trung Quốc tiên liệu như thế, bởi vì có thể là chính Đảng CSTQ đã chuẩn bị sẵn một kịch bản mà Trung Quốc sẽ nắm vai "ngừơi cầm lái vĩ đại" để bơm giá, nâng giá, ép giá, ém giá dầu hỏa… Và nếu Hoa Lục không chuẩn bị bám chặt các nguồn dầu hải ngọai, thì chính các nứơc khác sẽ lèo lái giá dầu để làm Bắc Kinh rung rinh.
Nếu đã thò tay xa khắp toàn cầu như thế, tại sao Hoa Lục lại buông bỏ Biển Đông" Thực sự, không ai tin là Hoa Lục chịu nhả mấy vùng này đâu. Tới ngay Thác Bản Giốc còn bị cắn đứt phân nửa, tới ngay Cổng Nam Quan còn bị nuốt gọn… thì nói gì tới các mỏ dầu Biển Đông. Chỉ có mấy đồng chí Lê Đức Anh và Nguyễn Chí Vịnh mới giả vờ tin vào lòng từ bi bất ngờ của con cháu Bác Mao thôi.
Nhưng bây giờ thì vùng biển này đang êm sóng. Phần nào. Trong phần China Energy Watch, thông tấn Dow Jones của nhật báo Wall Street Journal hôm 24-3 nói rằng Trung Quốc trên nguyên tắc đã ký kết “thăm dò chung dầu khí vùng Trường Sa cùng với Phi Luật Tân và Việt Nam, nhưng nếu tin thế là êm sóng thì sẽ là sai lầm.”

Victor Shum, thuộc công ty tham vấn năng lượng Hoa Kỳ Purvin & Gertz Inc. bản doanh ở Singapore, nói, "Có nhiều quan tâm trong việc khai thác trữ lượng dầu gần lãnh thổ."
Công ty China National Offshore Oil Corp. đồng ý thăm dò chung vùng rộng 143,000 kilômét vuông ở Biển Đông cùng với hãng Philippine National Oil Co. và Vietnam Oil & Gas Corp. trong 3 năm.
Tuy nhiên, đừng thấy vậy mà tin vậy. Sóng gió Biển Đông nằm giữa các dòng chữ hợp đồng. Chủ tịch PONC là Eduardo Manalac ca ngợi đây là cú thắng lớn về ngọai giao, nhưng phải thú nhận rằng bản hợp đồng là một thuần túy "trao đổi thương mại mà không nhắc nhở gì tới tranh chấp quyền lãnh thổ hay chính trị."
Có nghĩa là sao" Trứơc nhất, không nói gì tới tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thì ba hãng của ba nước mới ký hợp đồng làm chung được. Tuy nhiên, nhà phân tích Yee Kai Pin nói rằng, chính như thế sẽ mở đường cho các tranh chấp mới trong các năm tới, đặc biệt là khi cuộc thăm dò đào trúng mỏ dầu.
Mặc khác, sự im lặng giữa các dòng chữ cũng là các thùng thuốc súng cho Biển Đông. Báo WSJ ghi nhận rằng "Các viên chức từ Mã Lai, Brunei và Đài Loan - cả ba nứơc này cũng đều tranh chủ quyền ở vùng Trường Sa - đã giữ im lặng trong những ngày sau khi Hoa Lục loan báo hiệp ước tam phương…"
Victor Shum thì nói, "Ngừơi ta chỉ có thể hy vọng rằng những tranh chấp này không dẫn tới bất ổn kinh tế hay chính trị."
Khi 3 nước Mã, Đài, Brunei im lặng không có nghĩa là họ nín thở qua sông cho ai làm gì thì làm. Phải thấy là cả 6 nước tranh chấp Biển Đông đều không phải hiền lành, mà nứơc nào cũng sẵn sàng chơi kiểu bậm trợn. Không ai ngu gì chờ kiện tụng ra tòa quốc tế, khi có dịp chơi gác liền ở một nơi không mấy ai thấy.
Như trong năm 2002, Hải Quân CSVN bắn mấy phát cảnh cáo vào các phi cơ quân sự Phi Luật Tân gần Trừơng Sa. Hay như Hải Quân Hoa Lục biểu diễn bắn hạ 9 ngư dân Việt ở Vịnh Bắc Bộ, trong vùng lãnh hải Việt. Hay như các tàu chiến Mã Lai và Indonesia mới hồi tháng trước xô tới kình nhau ở vùng phía đông đảo Borneo vì tranh chấp một vùng dầu nhỏ. Hay là như chuyện 2 năm trứơc, Hải Quân Mã Lai dí theo đuổi một tóan khảo sát dầu của hãng Total SA đang làm việc với giấy phép của Brunei trên vùng biển phía tây đảo quốc.
A ha, nhìn xa hơn vùng này thì còn nhiều chuyện nữa. Như hồi tháng 11, Nhật Bản phản đối Trung Quốc vụ 1 tàu ngầm nguyên tử Hoa Lục xâm nhập vùng biển Okinawa - một vụ không tình cờ tí nào, vì trứơc đó 2 tuần lễ thì những cuộc thương thuyết tại Bắc Kinh giữa Hoa Lục và Nhật Bản về các trữ lượng tài nguyên dầu đang tranh chấp.
Mà đó mới nói về nguồn dầu khí tại chỗ thôi, chưa nói gì tới tuyến đường ra vào Biển Đông. Chỉ cần đàn anh Phương Bắc vu vạ có người muốn ngăn sông lấp biển là xong rồi, không đánh thì không xong.
Mà cũng chưa nói gì tới tình cảm yêu nước của đàn anh vĩ đại Phương Bắc, khi Hoa Lục muốn thu tóm về đảo quốc Đài Loan mà từ lâu đã lửng lờ tình xa ngàn dặm; bấy giờ cả thế giới sẽ dậy sóng chứ còn nói gì Biển Đông.

Mà cũng chưa cần nói gì tới chuyện Bắc Triều một hôm bỗng khởi lòng dị đoan, cho một Thầy Tàu tới mở cửa Mả Oâng Hồ, để ếm bùa gọi là cho êm hẳn Biển Đông ngàn năm tình cũ. Thiệt là khó mà bình yên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.