Hôm nay,  

Đi Tìm Nhan Sắc

06/07/200400:00:00(Xem: 4819)
Tất nhiên, nhiều người sẽ nói đó là chuyện chỉ xảy ra trong thời Trung Cổ, khi nước này tấn công nước kia chỉ để cướp đất, đoạt chiến lợi phẩm, gom góp lấy đi đủ thứ kho tàng vàng bạc, và đặc biệt là để bắt hàng ngàn gái đẹp về làm nô lệ tình dục - hay nếu có, hốt nhiên khởi lòng từ bi bất ngờ để chàng trân trọng hơn thì sẽ nâng cấp cho làm vợ hay đưa vào hàng thê thiếp. Đúng vậy, đó là thời Trung Cổ, nhưng không có bảo đảm gì những hiện tượïng này sẽ không lập lại.
Thực sự, ở một mức độ vi mô, nghĩa là quy mô nhỏ hay cá thể rời rạc, hiện tượng "đi tìm nhan sắc" - để nói một cách lịch sự và văn chương - vẫn diễn tiến. Trong mức độ văn minh, đàn ông Đài Loan tràn vào Miền Nam VN để chi tiền, tìm một người vợ; người phụ nữ này đành phận may nhờ, rủi chịu. Chàng thương thì cho em làm vợ, để nâng khăn sửa túi, để sinh nở những đứa con ngoan hai dòng maú cho chàng; còn như chàng dở thói Hung Nô thì em thê thảm, có thể phải tìm đường trốn. Nhưng ở Miền Bắc VN, đàn ông Trung Quốc móc nối tìm mua từ các đường dây buôn phụ nữ; cơ may để các cô gặp người tử tế thật sự là hiếm hoi, bởi vì tự thân những ổ buôn phụ nữ đã là cái gì rất mực Trung Cổ. Động cơ chính của hiện tượng “đi tìm nhan sắc” này chính là vì nạn trai thừa gái thiếu.
Nhưng còn ở mức vĩ mô thì sao" Nghĩa là ở mức độ quy mô lớn" Có bao giờ hàng chục sư đoàn Trung Quốc tràn vào Việt Nam dù bề mặt sẽ lấy cớ chỉ là để giải quyết "mâu thuẫn quốc tế," giả sử như thế, nhưng thực sự chỉ để giải quyết nạn trai thiếu gái thừa" Nếu hiện tượng thiếu phụ nữ ở mức độ cao, chuyện này có thể xảy ra. Đó là viễn ảnh được phân tích trong một cuốn sách nhan đề "Bare Branches: The Security Implications of Asia' Surplus Male Population" (Nhà Xuất Bản MIT) của hai tác giả -- Andrea M. den Boer, nghiên cứu gia về chính trị và quan hệ quốc tế ở Đại Học Kent, tại Anh Quốc, và Valerie M. Hudson, giaó sư khoa học chính trị ở Brigham Young University.
Tất nhiên, họ không nói cụ thể chuyện Trung Quốc tấn công Việt Nam. Họ chỉ phân tích hiện tượng trai thừa ở Á Châu, đặc biệt ở Trung Quốc và Aán Độ, và tiên đoán chiến tranh tất nhiên phải xảy ra vì khuynh hứơng xã hội sẽ hiếu chiến hơn, và để giải quyết các năng lực dư thừa nhiều phần sẽ là chính phủ đưa họ vào trại lính - bởi vì không lẽ bắt họ vào chùa ngồi thiền để nhập thất suốt một đời"
Nhan đề sách có thể dịch là "Cành Khô: Hậu Quả An Ninh Của Hiện Tượng Trai Thừa Ở Châu Á." Cách dùng chữ "cành khô" là mượn từ văn hóa Trung Quốc, để chỉ các nam thanh niên nghèo, không vợ, không con... trong một xã hội thiếu bóng đàn bà. Tình hình này càng lúc càng tệ hại ở Trung Quốc và Aán Độ, khi khoa học tiến bộ thêm và kỹ thuật lựa con theo tính phái đã đẩy mạnh tỉ lệ thiếu gái này ngày càng chênh lệch.
Cuốn sách này lý luận, nếu các thanh niên trẻ này không thể kiếm vợ hay việc làm hay trở thành một phần tử gắn bó trong xã hội, thì họ sẽ là hiểm họa cho ổn định nội tại và buộc các chính phủ đẩy ra các chiến dịch quân sự để cho tuổi trẻ bận rộn.
Boer nói rằng kỹ thuật y khoa lựa con theo tính phái đã áp dụng rộng rãi tại Châu Á "từ trong giữa thập niên 1980s. Chúng ta đang trên ngưỡng cửa một thời mà các nam thanh niên này đang trở thành một lực lượng xã hội chao động để thu hút sự chú ý của chính phủ. Và cứ mỗi năm qua đi sau đó, tỉ lệ chênh lệch nam nữ lớn rộng thêm, cho nên nan đề trở thành tệ hại hơn. Các cậu bé sinh năm 1985 sẽ mừng sinh nhật 19 tuổi năm nay."
Hudson thì nhận xét, "điều chủ chốt chính là các con số về cành khô đông chưa từng có trong lịch sử nhân loại," và ghi nhận rằng dân số Aán Độ và Trung Quốc cộng chung lại chiếm 38% dân số toàn cầu.
Nhưng có thật rằng nạn trai thừa gái thiếu sẽ dẫn tới chiến tranh" Nếu thế, hóa ra là chúng ta chưa thoát khỏi nền văn hóa Trung Cổ. Tất nhiên, tất nhiên. Bạn sẽ chỉ ra hiện tượng vi mô như trai Đài Loan sang Miền Nam VN tìm vợ, và đàn ông Trung Quốc chờ sẵn ở biên giơí Hoa-Việt để mua từ các đường dây bắt cóc phụ nữ Việt. Chỉ trừ phi là chính các lãnh tụ Đảng CSTQ ở Bắc Kinh cũng cần "đi tìm nhan sắc" như thế"

Có một số học giả đồng ý với lý luận của sách này. Như M. Steven Fish, giáo sư khoa học chính trị ở UC Berkeley, góp ý, "Tôi nghĩ cuốn sách của họ là một dấu ấn lớn. Nhưng dù vậy, trong ngành học thuật, vẫn có một thái độ tế nhị chính trị nào đó để nói rằng khi giảm trừ một hiện tượng chính trị như khủng bố hay dân chủ thu gọn về chuyện sex thì không phải lẽ."
Từ nhiều thập niên, nhiều bé gái bị giết ngay từ khi còn sơ sinh hay là chỉ được chăm sóc sơ sài thôi. Nhưng sách này nói là tỉ lệ trai thừa tăng đột ngột tới mức nguy kịch bởi vì kỹ thuật y khoa đã cho phụ nữ phá hủy các phôi thai nữ đã tới mức cao lịch sử.
Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu ước tính là có trung bình 120 bé trai ra đời cho mỗi 100 bé gái. Còn tỉ lệ chênh lệch chính thức ở Aán Độ là 113 bé trai cho mỗi 100 bé gái, nhưng khi các tác giả này kiểm chứng ở một số vùng thì cho thấy nhiều địa phương có tỉ lệ 156 bé trai cho mỗi 100 bé gái.
Hiện thời, tỉ lệ chênh lệch tính phái toàn cầu là 105 bé trai cho mỗi 100 bé gái, theo thống kê của Sở Thống Kê Hoa Kỳ được các tác giả này trích dẫn. Nhưng vào lúc các em lên 5 tuổi, thì tỉ lệ tính phái đồng đều nhau, bởi vì bé trai có tử suất cao hơn bé gái.
Không chỉ là vấn đề con số thôi, mặc dù hai tác giả Hudson và Boer khẳng định rằng các xã hội có tỉ lệ 120 đàn ông cho mỗi 100 đàn bà thì mang mầm bất ổn định tự thân. Họ còn đưa ra các bản nghiên cứu khác cho thấy các nước có trai thừa thì có khuynh hướng nghiêng về hệ thống chính trị toàn trị, và mang tính bạo lực hơn với phụ nữ. Họ đưa ra vài trường hợp. Như tại Trung Quốc với các cuộc nổi loạn Nien Rebellion năm 1851 và Boxer Rebellion năm 1900 là vài điển hình của các băng đảng "cành khô" sử dụng bạo lực để lấy điều họ mong muốn. Họ cũng đưa ra vài trường hợp lịch sử ở Đài Loan, Aán Độ và Bồ Đào Nha.
Thế là, họ tiên đoán rằng, "Các lãnh tụ ở Bắc Kinh và New Delhi sẽ bị áp lực nặng nề về viễn ảnh có thể bất ổn xã hội vì con số 'cành khô' ngày càng đông trong vài thập niên tới. Để chống đỡ hiểm họa này, họ có thể nghiêng về hướng độc tài toàn trị hơn. Trong trường hợp Aán Độ (và Pakistan), viễn ảnh tăng các vụ bạo lực sắc tộc và giáo phái cũng nhiều phần xảy ra."
Dĩ nhiên là một số nhà bình luận không ưa ngôn ngữ kiểu như thế. Cái gì mà phải chiến tranh vì sex" Gần đây có 2 bài bình luận trên The Chronicle of Higher Education và The Times of London không đồng ý với kết luận "đi tìm nhan sắc" như thế.
Còn trường hợp của Joshua S. Goldstein, giáo sư về môn quan hệ quốc tế ở American University và là nghiên cứu gia ở Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Watson tại Brown University, trả lời phỏng vấn của tờ New York Times thì nói, "Thứ nhất, họ sai rồi. Chứng cớ [thống kê] không dẫn tới kết luận như thế."
Thầy bàn Goldstein cũng thuộc loại thượng thừa; ông là tác giả cuốn "War and Gender: How Gender Shape the War System and Vice Versa" (Chiến Tranh và Tính Phái: Tính Phái Đã Aûnh Hưởng Hệ Thống Chiến Tranh Ra Sao, và Ngược Lại) in năm 2001, bởi NXB Cambridge University Press. Goldstein nói là cần phải có một cuộc nghiên cứu có hệ thống về các nước với mọi tỉ lệ chênh lệnh tính phái khác nhau trước khi nối kết chuyện trai thừa vào chiến tranh.
Thêm nữa, Goldstein nói, lý luận của Hudson và Boer có thể nguy hiểm trong bầu không khí chính trị của chuyện đổ thừa vào các nền văn hóa ngoài Tây Phương.
Lại thêm nữa, Goldstein nói, có các trường hợp mà vị trí phụ nữ không chắc nối kết với ổn định và hòa bình: như tại Vương Quốc Dahomey ở Tây Phi Châu trong thế kỷ 18 và 19, vị trí phụ nữ thì tương đương hay nhiều hơn cả nam giới, nhưng xã hội lại rất mực hiếu chiến.
Tranh luận là chuyện của đại học Mỹ, còn chuyện Việt Nam mình thì lúc nào phòng ngừa cũng là ăn chắc. Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu. Hãy chuẩn bị cho mọi trường hợp, đặc biệt khi mà tâm hồn thơ mộng muốn "đi tìm nhan sắc" của các chàng Trung Hoa đột ngột biến từ quy mô nhỏ nhảy sang quy mô lớn. Đừng nghĩ rằng các cháu trai ngoan của Bác Mao không bao giờ muốn xuôi Nam tìm cháu gái ngoan của Bác Hồ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.