Hôm nay,  

Vn: Thi Đua Làm Gì, Cho Ai?

07/10/200500:00:00(Xem: 5215)
- GS Trần Văn Giàu đòi đảng nâng cao trình độ tri thức cho công nhân và nông dân làm gì "
Hoa Thịnh Đốn.- Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã làm to chuyện Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VII diễn ra trong ba ngày từ 4 đến 6-10-2005 tại Hà Nội, nhưng Thi đua làm gì và cho ai mới là điều đáng nói.
Theo các Báo trong nước tham dự Đại hội “ Có 1.270 đại biểu ưu tú được lựa chọn từ các hội nghị điển hình tiên tiến và đại hội thi đua của các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương trong cả nước. Trong đó có 87 Anh hùng và đại diện 241 tập thể Anh hùng; 122 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, mười Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 53 đại biểu dân tộc thiểu số, mười tài năng trẻ, năm thiếu niên tuy tuổi nhỏ đã lập được thành tích xuất sắc, năm người Việt Nam ở nước ngoài và năm người nước ngoài đã có công góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam.”
Các thành phần này trong 5 năm qua đã được trao tặng Huy chương,nhận nhiều Bằng khen, được Tuyên dương trước tập thể vì đã đem hết mồ hôi nước mắt phục vụ Đảng nên được tặng danh hiệu Anh hùng để cả nước nhìn vào làm gương. Nhưng những thứ Anh hùng hám danh của Cộng sản Việt Nam cũng có hai loại: Loại “Đầy tớ nhân dân” và “Đầy tớ Đảng”.
Căn cứ vào những việc đã xẩy ra thì thành phần “Đầy tớ nhân dân” bây giờ đã thành các “Quan cách mạng” có mọi thứ quyền làm giàu trên mồ hôi nước mắt đồng bào mà không sợ cấp trên trừng phạt như Điều lệ đảng và các Luật lệ và Pháp lệnh chống Tham nhũng – Lãng phí đã quy định. Như vậy chỉ còn lại loại “Đầy tớ đảng” để làm bung xung hay con “thiêu thân” cho tất cả những việc đảng cần tuyên truyền.
Phan Văn Khải, Thủ tướng nói: “ Tại đại hội này chúng ta tiếp tục tôn vinh những tập thể và cá nhân điển hình tiêu biểu đã lập được những thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2001 – 2005”. Và:”Rút ra những bài học kinh nghiệm về đổi mới nội dung và hình thức phong trào thi đua, về kinh nghiệm và nhân rộng các điển hình tiên tiến nhằm tiếp tục phát triển mạnh mẽ các phong trào thi đua trong cả nước.” (Báo Hà Nội Mới, 4-10-05)
Nhưng thi đua là gì " Theo lập luận của người Cộng sản thì "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất.” (Hồ Chí Minh).
Nhưng “Yêu nước” không thể được đồng nghĩa với “Yêu Xã hội chủ nghĩa, Yêu Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tường Hồ Chí Minh” như Lãnh đạo đảng vẫn thường tuyên truyền kể từ ngày quân Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam cách nay 30 năm (30-4-1975).
Bởi vì kèm theo hai chữ “Yêu nước” bao giờ cũng gắn liền với phong trào thi đua lao động này, xung phong kia dưới quyền lãnh đạo của đảng và các tổ chức chính trị - xã hội do đảng lập ra và kiểm soát nhằm mục tiêu duy nhất là tuyên truyền hoa hòe hoa sói cho xum tụ. Kết quả ra sao sẽ tính sau bằng những báo cáo “việc gì cũng làm tốt.”
Đây cũng là dịp bằng vàng cho các thành phần cán bộ, đảng viên muốn lấy điểm để được đề bạt vào vị trí quyền cao, chức trọng tham gia “yêu nước” dù có phải đánh nhau vỡ đầu để được chọn đi phong trào!
Những phong trào thi đua rầm rộ như: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Hũ gạo nuôi quân” trong thời kỳ đầu Việt Minh “kháng chiến” đến các phong trào “ Gió Đại Phong”, “ Sóng Duyên Hải”, “ Cờ Ba Nhất”, “Ba sẵn sàng”, “ Ba đảm đang”, ","Thi đua tăng gia sản xuất", "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền nam ruột thịt” trong chiến tranh xâm lược miền Nam.
Và gần đây các phong trào: “Xóa đói giảm nghèo”, “ Điện, đường, trường, trạm”, “ Nâng cao tay nghề, thi trợ giỏi”, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa", "Ông bà sống mẫu “ v.v.. đã mất không biết bao nhiêu tỷ bạc để phô trương trong tổ chức, đưa đón, trao cờ, trao huân chương nhưng kết qủa có được bao nhiêu !
Hãy lấy việc thi đua Xoá đói giảm nghèo để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” làm tỷ dụ. Một cuộc nghiên cứu trong nước cho biết số hộ dân nghèo thường xuyên hiện nay đang diễn ra ở dọc theo duyên hải Việt Nam từ miền cực Bắc lãnh thổ xuống tận mũi Cà Mau và tại những vùng xa, vùng sâu, hải đảo. Có rất nhiều gia đình cả tháng chưa bao giờ được ăn một bữa cơm no mà không phải trộn rau, khoai, sắn. Việc làm không có ở những vùng đất rộng người thưa và hẻo lánh này trong khi đất đai cằn cỗi lại không có vốn làm mùa và việc Nhà nước thiếu kế hoạch giúp dân đã đưa đến hậu quả như bây giờ.
Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ nhìn nhận số người dân còn trong diện đói nghèo, theo tiêu chuẩn của VN, khoảng từ 10 đến 12 phần trăm. Nhưng số thống kê của Liên Hiệp Quốc cao hơn từ 4 đến 6 phần trăm.
Kế đến là hai phong trào thi đua phòng, chống tham nhũng, lãng phí và chống ma túy, giúp người lầm lỡ cai nghiện, chấm dứt nạn mại dâm. Thất bại của hai cuộc “Thi đua” này là trường kỳ và vô hạn nên xin miễn bàn thêm vì tham nhũng bây giờ không những đã lan rộng mà còn phổ biến hơn. Số Thanh niên –Thiếu nữ từ 16 đến 30 tuổi nghiện ma túy và hành nghề mại dâm ở Việt Nam đã có những hoạt động tinh vi hơn bẳng diện thoại di động và Internet ! Công tác cai nghiện của Nhà nước là nột chuỗi dài thất bại vì có đến 90 phần trăm, nhiều nơi 100 phần trăm người vừa xuất trại đã nghiện lại ngay. Lý do: về nhà không được ai giúp tìm việc làm và ma túy, thuốc lắc thì đầy rẫy chỗ nào cũng có. Công viên bây giờ đã biến thành bãi chích,nơi buôn bán tình dục giữa lòng Hà Nội và Sài Gòn.
Báo Hà Nội Mới ngày 4-10 phần nào giải thích tại sao các phong trào “Thi đua yêu nước” không đạt mục tiêu: “ Ngoài những thành tích đạt được, 5 năm qua, công tác thi đua- khen thưởng cũng còn một số hạn chế. Vẫn còn tình trạng nhận thức chưa thật sâu sắc về vị trí, vai trò của công tác thi đua- khen thưởng; tổ chức các phong trào thi đua chưa đều, chưa toàn diện và rộng khắp trên mọi lĩnh vực; một số nơi thi đua còn nặng về hình thức, công tác chỉ đạo, lãnh đạo các phong trào thi đua chưa đi vào nền nếp; việc khen thưởng chưa gắn chặt với phong trào thi đua... Nguyên nhân của những yếu kém trên là do nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, bộ, ngành, đoàn thể chưa đề cao vị trí, vai trò của công tác thi đua- khen thưởng; công tác tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước chưa thực sự sâu rộng; hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác thi đua- khen thưởng còn nhiều bất cập, chưa thống nhất, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, sự phối kết hợp giữa chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong tổ chức các phong trào thi đua có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ.”
Những điểm thiếu sót này của Đảng CSVN là một truyện dài không bao giờ chấm dứt. Những nhóm chữ “tuy nhiên” sau một đoạn khoe thành tích trong mỗi bản Báo cáo là một chuỗi những khuyết điểm trường kỳ, năm nào cũng vậy của đảng và nhà nước.
Tuy vậy, Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch Nước đồng thời là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, vẫn có thể huyênh hoang:”Nỗ lực của của Đại hội lần này là nhằm "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn", sánh ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Đại hội lần này quyết tâm tạo ra thế mới, đà mới, tư duy mới và phong trào hành động mới - thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.”
Một lần nữa, những chữ “đàng hoàng hơn” hay “tốt đẹp hơn” cũng chẳng có gì mới lạ trong ngôn ngữ của người Cộng sản. Chúng đã được lập đi lập lại trong suốt 20 năm được gọi là “Đổi mới”, sau 10 năm đảng CSVN đã làm cho đất nước kiệt quệ, đói nghèo cùng cực vì chính sách kinh tế Trung ương tập quyền và bao cấp phá sản theo khuôn mẫu Cộng sản.
Nhưng Hoa vẫn như người đi trên mây, mơ mộng hão huyền để làm lại những việc đã thất bại nhiều lần:“Nội dung của các phong trào thi đua trong thời gian tới được xác định là phải tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau: Thi đua phát triển kinh tế nhanh và bền vững; thi đua xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế; thi đua giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng vững mạnh; thi đua xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong sạch, vững mạnh; thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng…”

Đến phiên Nông Đức Mạnh thì cũng toàn là chuyện “con gà mày quẩn cối xay” nói những chuyện ai cũng đã “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Mạnh bảo: “Thực chất phong trào thi đua yêu nước của dân tộc ta hiện nay là nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Coi trọng phong trào thi đua là coi trọng sức, mạnh sáng tạo của phong trào quần chúng. Do đó cần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong nhận thức, trước hết là từ trong Đảng, trong Nhà nước, từ các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền đến từng cán bộ, đảng viên. “
Nhưng càng nói, Mạnh càng luẩn quẩn: “Kinh tế thị trường không gây trở ngại cho phong trào thi đua yêu nước mà ngược lại thúc đẩy phong trào phát triển, bởi lẽ kinh tế thị trường của ta là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chính trong cơ chế thị trường ấy, chúng ta có điều kiện kết hợp một cách chặt chẽ hai loại động lực tinh thần và vật chất nhằm tạo nên sức mạnh nội sinh của phong trào. Thi đua không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi công dân, mỗi đảng viên. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quan tâm tạo dựng cho được phong trào thi đua sâu rộng đến tận cơ sở và người lao động, khơi dậy được ý thức tự giác và sức sáng tạo của quần chúng trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, các cơ quan, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, các lực lượng vũ trang nhân dân. Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cùng với việc phát huy vai trò của Mặt trận và của các tổ chức chính trị-xã hội và của toàn xã hội đối với công tác thi đua, khen thưởng.”
“Trong thời gian tới, nhiệm vụ cách mạng càng nặng nề, bên cạnh thời cơ lại có nhiều thách thức, đòi hỏi phong trào thi đua phải thực sự là động lực mạnh mẽ, có chất lượng cao và hiệu quả thiết thực. Tinh thần thi đua phải thể hiện bằng công việc hàng ngày, bằng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, công tác, chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Phong trào thi đua phải hướng vào xây dựng con người hết lòng phục vụ nhân dân, tinh thông nghiệp vụ, công tâm, liêm khiết, được nhân dân tin cậy.”
Lại nữa, những lời tuyên bố của Mạnh trong lễ Khai mạc Đại hội cũng chẳng có gì mới hơn những phong trào đã phát động rầm rộ trong cả nước từ khi Mạnh lên chức Tổng Bí thư ngày 21-4-2001. Cũng bằng ấy ngôn từ và nội dung được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Cũng vẫn chuyện người dưới nói “nguyên văn” theo cấp trên như những con vẹt đậu trên chòm cây trước Hội trường Ba Đình chỉ đợi Chủ tung rồi chen nhau mà hứng. Anh nào hót hay thì được cho ăn. Cứ như thế kéo dài liên tu bất tận trong cách ứng xử của đảng CSVN bây giờ.
Nhưng trong các bài viết về Thi đua yêu nước, có lời tuyên bố của Giáo sư Trần Văn Giàu cũng có một nghĩa đáng chú ý khi ông nói đến cai trò của Thi đua và người Trí thức trong chế độ.
Ông Giàu năm nay đã 95 tuổi nói với những người dự Đại hội: “Đại hội Thi đua yêu nước lần này là sự khẳng định thành công của đất nước trên con đường xây dựng CNXH, đặc biệt là công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng 20 năm qua. Những người về dự các đại hội thi đua yêu nước là những tấm gương tiêu biểu làm nên thành quả đó….”
“Trước đây, những nhà nho học, "Tây học" giàu lòng yêu nước, rất muốn giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của thực dân Pháp nhưng không tìm ra đường đi. Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên tìm con đường cứu nước, cứu dân. Khi Người trở về nước, Người đã chỉ ra rằng: Muốn làm cách mạng thành công phải dựa vào dân, phải lấy công nông làm nòng cốt. Trí thức phải thâm nhập vào giai cấp công nhân, giai cấp nông dân. Đó chính là thời kỳ "công nông hóa trí thức". Còn bây giờ khi chính quyền đã về tay cách mạng thì cần phải nâng cao trình độ tri thức cho công nhân, nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Có vậy, phong trào thi đua yêu nước mới đạt hiệu quả hơn, thật sự trở thành động lực to lớn đưa đất nước tiến nhanh hơn.” (Nhân Dân, 4-10-05)
Chẳng nhẽ, ông Giàu một Trí thức Nam kỳ được Đảng phong chức “Giáo sư lao động anh hùng” mà có thể nói năng loạng quạng như thế à"
Sau 20 năm đổi mới, qua việc tổ chức Đại hội mà ông bảo “là sự khẳng định thành công của đất nước trên con đường xây dựng CNXH, đặc biệt là công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng 20 năm” thì có lẽ cả ngày ông chỉ ngồi trong nhà nhìn ra ngoài xã hội qua một khe cửa sổ. Ông đã không nhìn thấy cảnh cơ cực, bần cùng của người dân lao động giữa thành phố Sài Gòn, nơi ông đang cư ngụ. Ông cũng không nhìn ra những bất công mà chế độ ông phục vụ cả đời đang gây ra cho nhân dân “thành phố Bác anh hùng” ! Ông cũng không nhìn thấy những trẻ em không được cắp sách đến trường mà đã biết xâm mình vào thị trường bán buôn hình, phim đồi trụy, thuốc kích dục hay làm môi giới cho mại dâm, trung gian bán buôn ma túy, thuốc lắc v.v…
Rồi ông bảo Hồ Chí Minh đã biết "công nông hóa trí thức" để làm cách mạng thì ông có còn nhớ đã có biết bao trí thức đồng thời với ông như các cụ Mai Thọ Truyền, Trần Văn Hương, Phan Khắc Sửu hay những nhà ái quốc Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu v.v.. đã phải sa cơ, lỡ vận vì Hồ Chí Minh"
Và tôi cũng hy vọng là ông vẫn còn sáng suốt để nhớ đến vụ án Nhân văn Giai phẩm với Cụ Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Quán, Hữu Loan, Trần Dần v.v… đã phải trả giá cho “trí thức” bao nhiêu để được còn sống và làm người dưới chế độ hà khắc Cộng sản "
Bây giờ ông lại kêu gọi Nhà nước “Phải nâng cao trình độ tri thức cho công nhân, nông dân nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” thì có phải là ông đã biết “đổi màu” nhanh hơn Đảng rồi không "
Nhưng tôi cũng xin ông đọc lại Nghị quyết 36 của đảng nói về “Người Việt Nam ở nước ngoài” để biết thêm về những cạm bẫy mà đảng ông đã giăng ra cho trí thức ở cả trong và ngoài Việt Nam.
Ngoài ra tôi cũng mong ông đọc đoạn văn này của Hà Đăng, một trong những “Nhà” tư tưởng và lý luận hàng đầu của đảng hiện đang trông coi báo Điện tử của Trung ương Đảng. Đăng viết: “ Bằng một cuộc đấu tranh tư tưởng kiên quyết và kiên trì, chống lại các quan điểm và luận điệu sai trái, từ việc khẳng định chúng ta "đổi mới nhưng không đổi màu", "đổi mới nhưng không đổi hướng", "đổi mới nhất quán chứ không nửa vời", "hội nhập mà không hòa tan"..., Đảng ta đã đi tới xác định trong các văn kiện chính thức của Đảng rằng: Đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Đổi mới phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới không phải là từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà là làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn. Đổi mới không phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết, tư tưởng đó, lấy đó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng, làm cơ sở phương pháp luận quan trọng nhất để phân tích tình hình, hoạch định và hoàn thiện đường lối đổi mới. Đổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách làm trước đây, mà là khẳng định những gì đã hiểu đúng, làm đúng, loại bỏ những gì hiểu sai, làm sai, hoặc những gì trước kia đúng, nhưng nay không còn phù hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm mới, đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới.”
Thái độ của Hà Đăng tất nhiên không phải là ngôn ngữ của trí thức “đổi mới” Cộng sản vì nó hoàn toàn phản khoa học biện chứng so với tình hình và nhu cầu thực tế của đất nước. Không một trí thức người Việt nào còn đủ minh mẫn, dù trong hay ngoài, có thể hợp tác với một chế độ còn chậm tiến và lạc hậu như thế.
Nếu ông giáo sư Trần Văn Giàu muốn “ nâng cao trình độ tri thức cho công nhân, nông dân” thì đảng của ông phải “Trí thức hoá” trước.
Phạm Trần (10-05)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.