Hôm nay,  

Cần Thêm Chất Xúc Tác

23/02/200500:00:00(Xem: 4829)
15 tháng 3 năm 2005 là một bước ngoặc của sự nghiệp quốc tế vận của người Mỹ gốc Việt cho tự do tôn giáo của nước nhà VN. Sẽ là bước thụt lùi nếu Bộ Ngoại Giao Mỹ gỡ bỏ ra khỏi bảng danh sách “các nước cần quan tâm đặc biệt" (CPC = Country of Partcular Concerns) cho chế độ CS Hà Nội. Sẽ là bước tiến tới tới nếu Bộ Ngoại Giao Mỹ trừng phạt CS Hà Nội.

Tự do không bao giờ chờ mà có, xin mà được. Phải vận động, phải đòi hỏi, phải đấu tranh.
Các tôn giáo và tín hữu trong nước đang ở trong gọng kềm CS không có điêu kiện để làm những điều ấy như chúng ta công dân Mỹ. Chúng ta đầy đủ điều kiện nhứt để làm điều ấy với chánh quyền Mỹ. Hành động ấy chất xúc tác hữu hiệu nhứt để thúc đẩy tiến trình tự do tôn giáo cho VN. Muốn hay không Mỹ vẫn là đệ nhứt siêu cường có ảnh hưởng lớn nhứt đối với CS Hà Nội.

Ủy Hội Tôn Giáo Quốc Tế của Mỹ đã tạo được trận thế áp lực. Chiếu Luật Tư Do Tôn Giáo ban hành năm 1998, đã kiên nhẫn năm lần bảy lược đề nghị và đã được Bộ Ngoại Giao và Phủ Tổng Thống Mỹ đặt chế độ CS Hà Nội như một CPC, vào tháng 9 năm 2004. Ngày 15 tháng 3 năm 2005 là ngày Bộ Ngoại Giao và TT Mỹ sẽ quyết định xem CS Hà nội có cải thiện không. Nếu có, có thể gỡ CPC; nếu không sẽ trừng phạt nặng hơn. Ủy Hội Tôn giáo Mỹ ngày 7 tháng 2 có gởi công văn đề nghi Bộ Ngoại Gaio Mỹ cấm không cho những giới chức CS có liên quan đến việc đàn áp tôn giáo không được nhập cảnh Mỹ và xuất chi 2 triệu kinh phí để giúp phát triển tự do tôn giáo tại VN. Chi tiết hơn, Ủy Hội muốn Bộ Ngoại Giao có hai điều để dễ xét. Những ai, giới chức CS nào có thể dính líu vào việc đàn áp tôn giáo, như Bí Thư Tỉnh Ủy, Phó Bí Thư An Ninh Nội Chính, Trưởng Ban Tôn Giáo, Mặt Trận Tổ Quốc Chánh Sở và các Trưởng Phòng An Ninh Chánh trị của Sở Công An. Ở đâu, đơn vị hành chánh nào thường xảy ra các vụ đàn áp tôn giáo như các tỉnh ở Cao Nguyên Trung Phần, vùng Thượng du, và thành phố Huế và Saigon.

Lúc này hơn lúc nào hết, tiến trình đấu tranh cho tự do tôn giáo VN cần thêm chất xúc tác mạnh. Theo lời của Bà Ngô Thị Hiền, một nhà đấu tranh cho tự do ton giáo am tường nội vụ ở Thủ Đô Washington, nói với Đài Pháp Quốc Hải Ngoại, Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ có quyền không đồng ý hay sửa đổi hoặc tăng gia các biện pháp chế tài khác với đềø nghị của Ủy Hội Tôn giáo. Đã có dư luận trong hành lang quyền lực Mỹ, Hành Pháp Mỹ nói chung lãnh đạo là Phủ Tổng Thống, có thể không ngừng ở những biện pháp có tính tình thế như cấm nhập cảnh hay xuất tiền phát triển tự do tôn giáo, mà có thể đi xa hơn. Giải quyết vấn đề nguyên tắc có tánh cơ cấu của tự do tôn giáo. Mỹ muốn CS ban hành một khung cảnh pháp lý rõ rệt bảo đảm độc lập và công bằng cho các tôn giáo VN. Tức CS Hà Nội phải có qui chế bảo đảm cho các giáo hội độc lập không chịu vào hệ thống các giáo hội của Nhà nước. Độc lập không những đối với giáo hội của Nhà Nước mà độc lập trong trong tương quan quốc tế, giao thiệp với các tôn giáo khác hay các tổ chức chi nhánh ở ngoại quốc. Điều đó cho thấy bản văn chỉ thị tạo dễ dàng cho Tin Lành [tại gia được đăng ký] để lấy lòng Mỹ của Thủ Tướng Phan Văn Khải của CS Hà nội, đã không qua mắt được Bộ Ngoại Giao Mỹ.

Chẳng những Bộ ngoại Giao mà các tôn giáo, cơ quan đoàn thể cũng như cá thể đều có quyền đưa kiến nghị với Bộ Ngoại Giao và Tổng Thống Mỹ để nơi đây biết lòng dân mà quyết định cho đúng. Ý kiến, kiến nghị, điện thoại, điện thư, biểu tình, biểu dương, đánh tiếng, đánh động chánh quyền dân cử, của các tổ chức và cá thể của người Việt gốc Mỹ là chất xúc tác rất hữu hiệu trong quyết định của chánh quyền Mỹ, trong nội vụ chánh yếu là Phủ Tổng Thống và Bộ ngoại Giao Mỹ. Làm cuộc vận động này, thích hợp nhứt, đúng người đúng việc nhứt, là các các tôn giáo của người Mỹ gốc Việt và người Mỹ gốc Việt. Vì là người trong cuộc, là chủ thể của cuộc đấu tranh ròng rã nhiều năm rồi.

Cũng vì cuộc đấu tranh này, mà số cử tri người Mỹ gốc Việt bất phân Cộng Hoà hay Dân Chủ đã dồn phiếu cho TT Bush, là người mộ đạo, trọng đạo, và chống độc tài hết mình. Trong chánh trị không ai làm giùm cho ai; người được một mớ, ta được một mớ là qui luật. Nên đã đến lúc phải đòi ông Bush tính sổ nợ nần, ơn đề nghĩa trả. Còn non một tháng nửa, quá thừa thì giờ để nói lên tiếng nói của cử tri, của đoàn thể, của tôn giáo của người Mỹ gốc Việt. Gương của người Cuba chống CS thành công với TT Bush hãy còn đó. Tiểu bang Forida, các đơn vị bầu cử đông người Cuba đếm phiếu lại, đã đảo ngược thế cờ, giúp cho TT Bush thắng nhiệm kỳ 1. Trước khi ra ứng cử nhiệm kỳ 2, TT Bush đền ơn đáp nghĩa bằng hai biện pháp hành chánh: xiết tiền Ô. Trùm CS Castro, mỗi người Cuba chỉ được gởi về Cuba một tháng 100Đô và 3 năm mới đi Cuba một lần, theo đề nghị của tập thể người Cuba tỵ nạn CS ủng hộ TT Bush. Điều người tỵ nạn CS Cuba làm được, người Việt tỵ nạn CS Hà nôi làm được. Có khi làm còn hay hơn nữa. Nhưng vấn đề chánh, là phải làm, chớ không ngồi chờ, hay sanh nạnh, hoặc trách móc. 80 triệu đồng bào, đồng đạo, tất cả các tôn giáo ở nước nhà đang đau khổ vì mất tự do đang chờ và nhìn chúng ta, người Mỹ gốc Việt.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.