Hôm nay,  

Kỹ Sư Nguyễn Đình Sài: Biên Giới Việt - Trung, Năm 2005

18/02/200500:00:00(Xem: 4927)
“Theo kế hoạch của bộ Hải Quân Trung Quốc, các giàn khoan dầu trong vùng Biển Đông cũng có thể biến thành một vị trí chiến lược để tấn công vào Việt Nam, nhằm tê liệt hóa mọi kháng cự của Việt Nam, không những về hải lực mà còn về phương tiện phòng thủ, vì từ những điểm này, các thị trấn Việt Nam sẽ nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Trung Quốc. Đến khi hữu sự, Bắc Kinh không cần ra tay, mà Hà Nội vẫn phải đầu hàng....” Đó là hiểm họa Hoa Lục thấy trước mắt, theo lời báo động của Kỹ Sư Nguyễn Đình Sài trong cuộc phỏng vấn do VNN thực hiện. Cuộc phỏng vấn như sau.
Kỹ sư NGUYỄN ĐÌNH SÀI: Biên Giới Việt - Trung, Năm 2005
Lời giới thiệu của VNN: Vấn đề biên giới Việt - Trung trên Đất liền cũng như trên Biển, cho tới nay, vẫn chưa được nhà cầm quyền CSVN làm sáng tỏ. Chế độ độc tài nầy vẫn tiếp tục che tai bịt mắt người dân trước những vấn đề nghiêm trọng của đất nước. Họ đang giấu diếm những gì đàng sau những Hiệp định về Biên giới với Trung Quốc" Hành động dã man của hải quân Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ vừa qua có phải vì tranh chấp đánh cá với Việt Nam không hay vì những ý đồ nào khác của Bắc Kinh" Phản ứng của CSVN trước sự kiện nầy là yếu hèn, khiếp nhược hay chính họ cũng đã đồng tình với cuộc thảm sát nầy của Trung Quốc" Vì những âm mưu gì" Tại sao"... Để sáng tỏ thêm những vấn đề nầy, thông tấn VNN đã rất hân hạnh được Kỹ sư Nguyễn Đình Sài dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây do phóng viên Võ Triều Sơn thực hiện. Xin kính mời quý vị theo dõi.

VNN: Kính thưa Kỹ sư, Hiệp Định Việt - Trung về Biên Giới Trên Đất Liền (30.12.1999) đến nay đã hơn 5 năm và cũng đã được Quốc Hội hai bên thông qua, nhưng nhà cầm quyền CSVN vẫn chưa công bố Bản đồ về đường biên giới mới căn cứ vào Hiệp Định 1999 nầy. Kỹ sư nhận định như thế nào về vấn đề nầy"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài: Thưa anh Võ Triều Sơn, theo tôi thì việc giấu giếm bản đồ phân định biên giới Việt Trung của nhà cầm quyền Hà Nội có hai nguyên nhân:
Thứ nhất là vì đảng CSVN đã nhượng quá nhiều đất đai cho Trung Quốc trong nhiều lần từ năm 1958 đến nay, để vừa trả nợ viện trợ chiến tranh Bắc Nam vừa có viện trợ mới về tài chính để củng cố bộ máy cai trị của chế độ và giảm thiểu phần nào sự thất bại của nền kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên, Hà Nội biết rõ việc bán nhượng đất đai này lại phạm tội phương hại đến nền an ninh chiến lược của dân tộc từ lâu đời, nên nếu công bố bản đồ ra thì sẽ bị nhân dân lên án chế độ. Vì thế, thà Hà Nội tiếp tục giấu giếm bưng bít để giữ sự nhượng đất của họ trong tình trạng nghi vấn mơ hồ, còn hơn là bạch hóa để cung cấp thêm một chứng cớ không thể biện bạch được.
Thứ hai là cho đến nay, Hà Nội vẫn còn đang lúng túng với những dữ kiện trái ngược giữa bản đồ của họ và bản đồ của Trung Quốc. Mặc dù trên giấy tờ của HiệpĐịnh 1999, thì Hà Nội đã thỏa thuận nhượng quá nhiều đất rồi, đặc biệt là các vùng có mỏ quý và các vùng nằm trong các vị thế chiến lược ảnh hưởng đến nền quốc phòng của hai nước mà quân đội xâm lăng của Trung Quốc rải mìn sau khi rút lui, nhưng trên thực tế thì ngoài các vùng đó ra, có nhiều vùng mà bản đồ của Hà Nội ghi địa danh Việt Nam và đường biên giới nằm phía bắc, thì bản đồ của Trung Quốc lại ghi địa danh Trung Quốc và đường biên giới nằm phía nam. Tức là có những vùng "trùng nhau" (overlap) mà hai bên đều xác định là lãnh thổ của mình. Phía Hà Nội yếu thế ở chỗ cơ quan nghiên cứu "Khoa Học Địa Dư" chưa có hệ thống vẽ bản đồ chính xác và hiện đại như của Trung Quốc hay của Hoa Kỳ, vì không có có các vệ tinh (satellites) như Mỹ và Trung Quốc, nên không thể mạnh dạn chứng minh để tranh chấp đối với các vùng mà Hà Nội nghi rằng Bắc Kinh còn lấn chiếm nhiều hơn là trên giấy tờ.
VNN : Cảm ơn Kỹ sư. Cũng có ý kiên cho rằng vì công việc cắm các cột mốc biên giới chưa hoàn tất (dự trù sẽ xong trong năm nay) nên CSVN chưa tiện công bố Bản đồ biên giới mới. Kỹ sư nghĩ sao về ý kiến nầy"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài: Thưa anh, điều này không đúng rồi! Người nào đưa ra lời giải thích này có thể hoặc là không hiểu gì về phương pháp đặt cột mốc hoặc cố tình biện minh cho việc giấu giếm bản đồ mà thôi:
Muốn đặt cột mốc, các trắc lượng viên phải có bản đồ có các tọa độ tung và hoành tuyến cùng các dữ kiện chi tiết khác như cao độ, hướng và khoảng cách giữa các điểm, để căn cứ vào đó mà xác định vị trí của các dấu trắc lượng (survey mark) của cột mốc trên đất để sau đó cột mốc mới xây lên. Chứ không phải cứ xây bừa cột mốc lên rồi mới vẽ bản đồ theo đó!
Sau khi cột mốc được xây xong thì có thể kiểm lại và điều chỉnh tọa độ trên bản đồ cho chính xác. Nhưng việc điều chỉnh này rất hiếm, ngoại trừ trường hợp chỗ đặt cột mốc có nền đá quá cứng hay bùn lầy quá mềm mà toán hoạch định bản đồ dùng để xây cột mốc không biết, nên không thể xây được nếu không muốn quá tốn kém. Trong trường hợp này, với sự đồng ý của hai bên, vị trí mới của cột mốc chỉ phải di chuyển càng gần vị trí nguyên thủy càng tốt và cũng không thể nằm lệch ra ngoài đường biên giới do bản đồ ấn định trước.
Trong bài viết "Biên Giới Việt Trung: Đi Tìm Sự Thật Sau Những Che Giấu", hiện nay còn đăng trong phần Nghiên Cứu, trang nhà của Hội Chuyên Gia Việt Nam, tôi có giải thích khá tường tận cách ấn định đường biên giới, vẽ bản đồ và xây cột mốc. Việc vẽ bản đồ này nằm trong giai đoạn 2 của tiến trình 5 giai đoạn trong việc thi hành Hiệp Định 1999 và phải được phổ biến cùng với bản văn của Hiệp Định 1999 đúng như điều cuối của hiệp định đó. Cho nên nếu nói vì cột mốc chưa xây xong mà không thể phổ biến bản đồ biên giới là sai lầm và hành động ngược lại văn bản. Việc cần làm của Hà Nội là phải phổ biến bản đồ của Hiệp Định 1999, nhất là vì bản văn của nó lại rất mơ hồ. Sau khi việc cắm mốc hoàn tất, dự trù trong năm 2005 này, thì xác định lại những chỗ không thể cắm mốc được bởi tình trạng nền đất không thích hợp, phải bất đắc dĩ thay đổi địa điểm mà thôi.
VNN: Kính thưa Kỹ sư, trong một bài nghiên cứu của Kỹ sư với tựa đề : Biên Giới Việt Trung: Vẽ Bản Đồ Qua Hệ Thống Trắc Lượng Toàn Cầu tại Hội Nghị Diên Hồng Hải Ngoại Bảo Toàn Đất Tổ Kỳ 2 tổ chức tại Nam California đầu năm nay, Kỹ sư cho biết với những kỹ thuật đồ bản hết sức hiện đại qua vệ tinh, cơ quan USGS (United States Geological Survey) thuộc Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ luôn có những bức hình chính xác về các cột mốc của đường biên giới mới Việt - Trung. Như vậy, việc CSVN cứ tiếp tục giấu diếm Bản đồ biên giới mới như thế có ích lợi gì không"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài : Thưa anh Sơn, tôi đã trả lời tổng quát trong câu hỏi đầu tiên, việc giấu giếm bản đồ chỉ nhằm phục vụ quyền lợi đảng, tránh cho đảng bị nhân dân lên án mà thôi. Ở đây tôi xin nói thêm là: Cho đến nay, sau hơn 5 năm kể từ ngày ký kết, việc nhà cầm quyền Hà Nội giấu giếm bản đồ phân định biên giới Việt Trung càng ngày càng khiến cho các chuyên gia về ngành Trắc Lượng Địa Dư bị mặc cảm và lúng túng. Họ quá hiểu rằng hiện nay các cột mốc nào vừa xây xong thì đã được hệ thống "Trắc Lượng Toàn Cầu" GPS (Global Positioning System) ghi nhận, cho thấy rõ những khác biệt của đường ranh giới mới so với các bản đồ ngày xưa. Chính vì vậy, các hành động giấu giếm bản đồ của hiệp định 1999 cũng như đưa ra bản văn trừu tượng và lệch lạc đã làm cho những chuyên gia địa dư xấu hỗ vì mang tiếng là thiếu "tinh thần nghề nghiệp" (professional morale). Họ biết vậy, nhưng không được Trung ương đảng CSVN cho phép bạch hóa bản đồ của hiệp định 1999, vì bản chất của chế độ là việc gì không có lợi cho đảng thì họ không làm, và ngược lại, việc gì có lợi cho đảng thì dù có thiệt hại cho đất nước và tương lai của dân tộc, họ vẫn làm.
VNN : Chúng tôi cũng được biết Hội Đồng Bảo Toàn Đất Tổ đã thành lập một cơ quan có tên là Khối Địa Dư mà Kỹ sư là một thành viên. Nhân đây, xin Kỹ sư có thể cho biết rõ thêm về những hoạt động của Khối như thế nào"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài : Thưa anh, đối với tôi, việc nghiên cứu về biên giới đất liền và lãnh hải trong lúc này gồm có một số nhu cầu cần thiết như sau:
- Tìm ra sự thật về các hiệp định 1999 và 2000 và những bí ẩn mà nhà cầm quyền Hà Nội đang triệt để che giấu, bưng bít ngay cả đại biểu Quốc hội của họ.
- Vận động gây quỹ để tài trợ cho những toán trắc lượng mang theo các dụng cụ GPS đến tận nơi cắm mốc để xác định vị trí chính xác.
- Với các dữ kiện do toán trắc lượng cung cấp, vẽ đường biên giới mới một cách chính xác, để so sánh sự khác biệt giữa bản đồ này với bản đồ giai đoạn 2 theo Hiệp định, và bản đồ đã có từ trước khi Trung Quốc lấn chiếm Việt Nam từ năm 1958 đến nay.
Đây là một công tác khá đồ sộ, có thể quá tầm mức và khả năng của Hội Đồng Bảo Toàn Đất Tổ. Hiện nay, ban Địa Dư có 3 thành viên, trong số đó, có một chuyên gia dù sẵn lòng cộng tác nhưng lại không muốn minh danh. Hiện chúng tôi chỉ mới thảo luận khái quát về những nhu cầu và trọng tâm nghiên cứu, còn việc thực sự nghiên cứu thì còn tùy theo dự án riêng của mỗi cá nhân mà thôi. Dù vậy, tôi có lưu tâm đến thành quả sơ khởi của một vị trong ban với một công trình nghiên cứu khá công phu vừa được phổ biến. Gần đây, vì nhu cầu nghiên cứu về biên giới Việt Trung theo kỹ thuật mới, tôi cũng đã nhờ một người bạn Hoa Kỳ vốn là một Trắc Lượng Gia chuyên nghiệp (Professional Land Surveyor) giúp đỡ tài liệu và dụng cụ, nên có thể nói vị thân hữu này cũng là một thành viên "bán chính thức". Chúng tôi thấy không cần thiết để phổ biến tên tuổi của những thành viên và người cộng tác.
Trong những năm tháng tới, chưa biết công cuộc nghiên cứu có thể tiến triển thêm như thế nào, và bao giờ thì hoàn tất. Bởi vì các việc làm có tính cách "tình nguyện" này còn tùy thuộc vào sự huuoo"ng uu'ng tham gia của các chuyên gia khác trong các ngành Trắc Lượng và Công Chánh, cũng như suu. hỗ trợ mọi mặt của đồng bào trong nước lẫn hải ngoại cho việc làm có ý nghĩa này. Nếu Hà Nội cho phổ biến bản đồ hiệp định thì công việc nhẹ đi nhiều lắm. Nhưng nếu họ vẫn nhất định giấu giếm thì công việc vẫn tiến hành được nhưng khó khăn hơn.
VNN : Cảm ơn Kỹ sư. Theo kết quả nghiên cứu cho tới ngày hôm nay, xin Kỹ sư có thể cho biết, với Hiệp Định 30.12.1999, CSVN đã nhượng cho Trung Quốc bao nhiêu diện tích lãnh thổ" Những trọng điểm nào của vùng biên giới đã bị dâng hiến cho Trung Quốc"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài : Hiện nay cá nhân tôi chỉ mới đối chiếu sự khác biệt của bản đồ mới trong vùng từ Cao Bằng sang tới Lạng Sơn, vì đó là vùng mà hai trong ba đạo quân của Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam vào tháng 2 năm 1979, một ngã vượt sông Quế Sơn sang Cao Bằng và một ngã qua Ải Nam Quan tiến xuống Đồng Đăng và Lạng Sơn. Tôi chưa có thì giờ tìm hiểu về sự mất mát lãnh thổ trong lưu vực sông Hồng thuộc tỉnh Lào Cai là đường tiến quân của đạo quân thứ ba của Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979. Ngoài ba vùng này có chỉ dấu mất nhiều đất nhất, còn một vùng nữa thuộc tỉnh Lai Châu, biên giới Việt Trung Lào, cũng bị nhượng, vì vùng này có mỏ quý ở phía bắc rặng Hoàng Liên Sơn. Hiện con đường liên quốc nối Vân Nam với Lai Châu đang được trùng tu xuống tận vùng Điện Biên Phủ là nơi theo kế hoạch của Trung Quốc khởi đầu của xa lộ Trường Sơn dọc theo biên giới Lào Việt xuống miền nam Việt Nam. Đường biên giới vùng Lai Châu - Vân Nam cũng bị dời xuống phía nam, và vùng núi non hiểm trở từng là chướng ngại thiên nhiên ngăn cản các cuộc tiến quân của người Hán hai ngàn năm qua, nay đã thành lãnh thổ của Trung Quốc.


Tôi chưa có thì giờ đối chiếu với bản đồ cũ để tính tỉ mỉ và chính xác diện tích đã mất là bao nhiêu km2 suốt dọc biên giới. Tuy vậy, chỉ mới ước tính đường biên giới dài 175 km từ chỗ con đường xuyên biên Cao Bằng - Quảng Tây chạy qua và chỗ khởi đầu quốc lộ số 1 tại Ải Nam Quan tỉnh Lạng Sơn, thì thấy giải đất dọc 175 km đường biên giới, trước kia thuộc đất Việt mà nay dân Tàu sở hữu, có bề ngang trung bình là 5 km. Như vậy diện tích lãnh thổ Việt Nam đã bị nhượng cho Trung Quốc dọc biên giới của Cao Bằng - Lạng Sơn và Quảng Tây - Long Châu là vào khoảng 875 km2. Muốn tính diện tích chính xác thì không khó. Ngày xưa các chuyên viên dùng dụng cụ "planimeter" để đo diện tích. Đối với các nhu liệu điện toán đo đạc thời nay, như Engineering Softdesk chẳng hạn, chỉ cần bấm "con chuột điện tử" vào các điểm dọc theo biên giới mới và cũ, giáp vòng, thì sẽ biết diện tích rất chính xác. Nhưng việc này chưa cần thiết.
VNN : Kính thưa Kỹ sư, sự kiện hải quân Trung Quốc thảm sát ngư dân Việt Nam tại Vịnh Bắc Bộ ngày 8.1 vừa qua đang gây chấn động lớn nơi đồng bào ta trong cũng như ngoài nước, đã có biểu tình rất nhiều nơi trên thế giới trong thời gian vừa qua... Có người cho rằng chính CSVN mới là thủ phạm đích thực cần phải lên án trong vụ thảm sát đồng bào nầy chứ không phải Trung Quốc. Kỹ sư nhận định như thế nào về vấn đề nầy"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài : Thưa anh, nói rằng CSVN là "thủ phạm đích thực" hay là "chính phạm" thì không chỉnh lắm. Trong vụ Hải Quân Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam để câu lưu 80 ngư phủ Việt Nam cùng với ghe của họ vào ngày 20-12-2004 và vụ Trung Quốc bắn giết những ngư dân Hậu Lộc vào ngày 8-1-2005, sự thật là có kế hoạch của Bắc Kinh, với sự toa rập của Hà Nội, để cho Hải Quân Trung Quốc hành động, mà Hải Quân Việt Nam biết trước và tránh xa vùng ấy trong thời gian xảy ra các biến cố đó. Vì vậy, nếu cần dùng đúng ngôn từ luật pháp, thì "chính phạm" vụ tàn sát ngư phủ là Bắc Kinh và "tòng phạm" là Hà Nội. Cả hai đều phải bị lên án trước tòa án quốc tế, trước Liên Hiệp Quốc, trước các quốc gia biết tôn trọng công pháp và nhân quyền thế giới. Nhưng đối với người Việt Nam thì tội của CSVN nặng hơn, vì đảng độc tôn nắm chính quyền mà lại toa rập với ngoại bang, tránh ra xa cho ngoại bang mặc sức tàn sát dân mình để đảng thủ lợi.
VNN : Điều rất bất thường ở đây là Trung Quốc, trong hơn thập niên qua, đối với thế giới, luôn tỏ ra là một cường quốc yêu chuộng hòa bình, không có tham vọng bành trướng... Nhưng riêng đối với Việt Nam, tại sao họ lại chọn giải pháp thảm sát nầy tại Vịnh Bắc Bộ" Thực sự, Trung Quốc có nhu cầu tranh chấp đánh cá với ngư dân Việt Nam không" Tại sao"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài : Thưa anh, trong bài viết mới đây của tôi với tựa đề "Biến Cố Vịnh Bắc Việt: Những Bí Ẩn Trong Vụ Hải Quân Trung Quốc Tàn Sát Ngư Dân Việt Nam", hiện được phổ biến trên rất nhiều websites và diễn đàn, tôi đã viết khẳng định rằng Hải Quân Trung Quốc, dù tàn ác đến đâu cũng không thể chỉ vì quyền lợi đánh cá trong vùng "đánh cá chung" để giết ngư phủ Việt Nam một cách dã man ngay trong lãnh hải của Việt Nam. Đã thế, họ còn đuổi bắn các ghe cố chạy thoát thân vào tận gần bờ, rồi lại dòng kéo chiếc ghe bị bắn trở thành bất khiển dụng về đảo Hải Nam, mang theo xác những người tử thương và 8 người sống sót trong đó có 2 bị thương. Tôi đã khẳng định rằng vụ tàn sát này cũng như vụ bắt bớ 80 ngư phủ Việt trong tháng 12-2004 chỉ nhằm mục đích làm cho ngư dân sợ hãi mà không dám héo lánh đến vùng "đánh cá chung" ngoài khơi các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình và Nam Định nữa. Vì việc ngư dân qua lại đánh cá trong vùng này làm trở ngại cho việc tiến hành một khế ước mật mà hai đảng CSVN và CSTQ đã ký với nhau song song với hai Hiệp định bề nổi: Một là Hiệp định phân định biên giới trong Vịnh Bắc Việt và hai là Hiệp định ấn định vùng đánh cá chung mà Quốc hội hai bên đã thông qua. Hiệp định phân chia biên giới đường biển là để Trung Quốc lấn thêm lãnh hải, khiến diện tích vùng dầu khí gần tương đương với Việt Nam. Đó là điểm gian thứ nhất của Trung Quốc. Hiệp định về nghề cá là tấm bình phong để ấn định vùng "đánh cá chung" ngay trên toàn vùng dầu khí trong vịnh, để cho người Trung Quốc có thể xâm nhập hải phận Việt Nam mà không phải xin phép hoặc bị vi phạm luật lãnh hải quốc tế. Đó là điểm gian thứ hai của Trung Quốc. Còn bản khế ước ngầm thì quy định cho Trung Quốc ưu quyền độc nhất khai thác dầu khí trong lòng đất dưới vùng "đánh cá chung". CSVN thỏa thuận cho Trung Quốc khai thác dầu khí trong hải phận Việt Nam để có tài chánh củng cố chế độ, chứ không phải để cung ứng cho các công trình ích quốc lợi dân. Âm mưu này xâm phạm nặng nề đến quyền lợi của đất nước, nên họ không dám công khai thông báo cho nhân dân biết, bèn khỏa lấp bằng hai hiệp định nói trên. Đó chính là những bí ẩn đưa đến vụ tàn sát vừa qua, và nếu người Việt hải ngoại không có phản ứng cũng như lên án cả hai chế độ, thì tội ác này có thể tái diễn, cho đến khi không còn ngư dân nào dám bén mảng đến vùng "đánh cá chung", để cho Trung Quốc mặc sức xây giàn khoan dầu khí.
VNN: Thì ra thế, kính thưa Kỹ sư, có người thắc mắc nếu là một "khế ước ngầm" mà hai bên chưa bạch hóa thì làm sao những người không liên hệ lại biết được" Làm sao để giải thích cho những nghi ngờ này"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài: Thưa anh, tôi rất thông cảm những thắc mắc hay nghi ngờ của nhiều người muốn trưng chứng cớ, thí dụ như bạch hóa một bức thư tương tự như bức thư của Phạm Văn Đồng gởi Chu Ân Lai vào năm 1958, công nhận thẩm quyền Trung Quốc trên toàn vùng biển Đông. Tuy nhiên, tôi đã trình bày là "việc gì không được nói thì không nói được", và khác với các bài viết trước đây với đầy đủ tài liệu tham khảo, lần này tôi không đưa chứng cớ hay tài liệu tham khảo trong bài viết "Bí Ẩn Vịnh Bắc Việt" vừa qua.
Mới đây, ông Vũ Hữu San, một chuyên gia về hàng hải và địa dư, vừa hoàn tất một bài nghiên cứu công phu, mà độc giả có thể tìm thấy qua trang web sau:
http://members.tripod.com/paracels74/bandophanchiaVinhBV.htm
Trong bài này, ông San cũng đề cập đến "tài liệu mật" ngay trong câu mở đầu của bài nghiên cứu:
Theo Ông Nguyễn Ngọc Giao: Văn bản hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ http://members.tripod.com/paracels74/ - _ftn1 đến nay vẫn chưa được công bố, bản đồ đính kèm "bản tài liệu mật" cũng không được phổ biến.
Và cũng như tôi, ông không hề trưng chứng cớ về "tài liệu mật" hay xuất xứ của "ông Nguyễn Ngọc Giao". Trong một đoạn dưới tiêu đề "Thâm Ý của Trung-Hoa", ông cũng lại đề cập đến "sự gian dối" của Trung Quốc như sau:
Nguồn lợi của tài-nguyên rõ-ràng đã thúc-đẩy Trung-Hoa lấn hải-phận Việt-Nam.
Tôi xác nhận là tôi đã không dùng tài liệu có cùng "xuất xứ" với các tài liệu của ông. Tuy nhiên, có một điều mà tôi có thể khẳng quyết được, là đưa ra một lời thách thức hai nhà cầm quyền Bắc Kinh và Hà Nội. Nếu họ không hề ký một "khế ước mật" nào ngoài hai hiệp ước năm 2000 về biên giới lãnh hải và về vùng đánh cá chung, thì họ hãy ra thông cáo xác nhận "không hề có khế ước mật về việc Hà Nội nhượng độc quyền khai thác dầu khí cho Bắc Kinh".
Năm 1958, khi Phạm Văn Đồng gởi thư cho Chu Ân Lai, chấp nhận nhượng biển Đông, Hoàng Sa và Tây Sa cho Trung Quốc, lá thư không hề được Hà Nội tiết lộ. Mãi cho đến gần nửa thế kỷ sau thì Bắc Kinh mới cho công bố, vì Hà Nội muốn tráo trở đòi tranh chấp hai quần đảo này. Đó là bí ẩn giải thích tại sao Hà Nội đã "thủ khẩu như bình" khi Trung Quốc tiến chiếm Hoàng Sa vào năm 1974.
Nói tóm lại, một "khế ước mật" chưa được trưng bằng cớ không có nghĩa là "không có bản khế ước". Trong tạm thời, những ai nghi ngờ về sự chân giả của bản "khế ước mật", xin hãy suy nghĩ đến các câu hỏi sau đây:
- Tại sao "vùng đánh cá chung" lại bao cả vùng có túi dầu khí ở dưới đáy biển, mà lại không bao cả vùng ngoài khơi Hải Phòng có nhiều hải sản hơn"
- Tại Sao Hải Quân Trung Quốc có quyền tuần tiểu, bắt giữ và bắn giết ngư dân Việt Nam ngay trong hải phận Việt Nam"
- Tại sao Hải Quân CSVN không hề lai vãng tuần tiểu trong vùng trong suốt thời gian xảy ra vụ tàn sát"
VNN : Cảm ơn Kỹ sư. Nhà cầm quyền CSVN cũng đã có phản ứng về vụ thảm sát 8.1 nầy, Bộ Ngoại giao CSVN đã lên tiếng và cũng đã trao Kháng thư cho Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội v.v... Theo Kỹ sư nhận định, nói rằng CSVN phản ứng như thế là yếu hèn, nhu nhược, có đúng không" Tại sao"
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài : Thưa anh, theo tôi, thì CSVN không những yếu hèn, nhu nhược, mà còn vô lương bất chính. Khi họ đã đặt bút ký nhượng tài nguyên quốc gia để thủ lợi, thì không thể muối mặt muốt lời. Những "lên tiếng", "công hàm phản đối", v.v... chỉ là hình thức bề ngoài nhằm làm dịu làn sóng phẫn nộ của người dân mà thôi. Hà Nội ở vào cái thế không thể tiết lộ cho dân chúng biết bản khế ước ngầm về dầu khí, vì khế ước ngầm mang lại nguồn lợi huyết mạch cho đảng chứ không phải cho dân, đồng thời Hà Nội cũng không thể phản đối mạnh mẽ sự "xâm lấn tàn bạo" của Trung Cộng, vì họ đã đồng ý cho Trung Cộng sử dụng "biện pháp mạnh" này để khiến cho ngư dân Việt sợ hãi mà tránh xa. Nếu trái quy định đó thì Bắc Kinh sẽ phổ biến bản khế ước như họ đã từng bạch hóa lá thư nhượng biển của Phạm Văn Đồng gởi lén cho Chu Ân Lai vào năm 1958 mà hiện nay ai cũng biết.

Tôi lại hỏi thêm hai câu cho những ai muốn bênh vực đảng CSVN:
- Tại sao Hà Nội giữ im lặng cả tuần lễ cho đến khi thân nhân của ngư phủ kêu than, rồi mới lên tiếng xác nhận và gởi công hàm phản đối lấy lệ về việc Trung Quốc tàn sát xảy ra trong hải phận Việt Nam"
- Tại sao Hà Nội ngăn cản và bắt giam các sinh viên trẻ tụ họp biểu tình phản đối Trung Quốc trong tuần lễ đầu sau khi xảy ra vụ bắn giết"
VNN : Trung Quốc hiện nay là nước tiêu thụ dầu hỏa đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Trong cơn khát nhiên liệu hiện nay, vấn đề chính của Trung Quốc tại Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ không phải là tôm cá mà là dầu hỏa như Kỹ sư đã vừa phân tích trên. Chắc chắn Trung Quốc phải phát triển mạnh mẽ lực lượng quân sự để bảo vệ nguồn tiếp vận dầu hỏa. Trong tình hình đó, Kỹ sư nhận định như thế nào về viễn cảnh của Việt Nam trong một, hai thập niên tới.
Kỹ sư Nguyễn Đình Sài: Thưa anh, trong bài viết của tôi cũng có đề cập đến hiểm họa của Hải Quân Trung Quốc đối với nền an ninh quốc phòng và lãnh hải. Theo kế hoạch của bộ Hải Quân Trung Quốc, các giàn khoan dầu trong vùng Biển Đông cũng có thể biến thành một vị trí chiến lược để tấn công vào Việt Nam, nhằm tê liệt hóa mọi kháng cự của Việt Nam, không những về hải lực mà còn về phương tiện phòng thủ, vì từ những điểm này, các thị trấn Việt Nam sẽ nằm trong tầm bắn của hỏa tiễn Trung Quốc. Đến khi hữu sự, Bắc Kinh không cần ra tay, mà Hà Nội vẫn phải đầu hàng. Đây là chiến lược thành văn của Trung Quốc, do bộ Hải Quân Hoa Kỳ nghiên cứu và phúc trình từ giữa thập niên 1990 Trong bài tham luận "Nghĩa Vụ Bảo Vệ Bờ Cõi Việt Nam", phổ biến vào năm 2001, tôi có đề cập đến bản phúc trình của Hải Quân Thiếu Tá Tình Báo Michael Studeman cho Bội Hải Quân Hoa Kỳ, trong đó có ghi lại chủ trương căn bản của People Liberation Army's Navy như sau:
"The only way to give our maritime defense a solid basis is to intensify our naval buildup and upgrade our naval buildup defense capability. We cannot resolve problems with political or diplomatic measures until we have great naval strength, and only then will it be possible to overcome our enemies without engaging in battles. If intimidation fails to achieve any effects, we would then be able to actually deal an effective blow."
Hiện nay Trung Quốc đã hoàn tất phi trường cho chiến đấu cơ phản lực tại Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng vào sự kiện này, nếu sau này chiếc cầu tàu tại giàn khoan dầu trong Vịnh Bắc Việt trở thành một pháo đài tấn công Hà Nội, thì chỉ là một tiến trình tất yếu mà thôi. Những ai nghĩ mình là người Việt Nam còn có tình yêu thiết tha đối với dân tộc không thể không quan tâm đến vấn nạn này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.