Hôm nay,  

Ông Trùm Negroponte

18/02/200500:00:00(Xem: 4886)
Tổng thống Bush là người ưa việc khó. Và giao việc cực khó cho những người xuất chúng. John Negroponte thuộc loại người ấy.
Ngoài chợ, hôm 15 người ta nghe thấy một tin lạ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq là John Negroponte đã lập ra một hệ thống tình báo riêng cho mình vì không tin vào báo cáo của Trung ương Tình báo CIA.
Từ khi nhậm chức Đại sứ tại Iraq, vài giờ sau khi Chính phủ Lâm thời Iraq nhận trách nhiệm từ Liên quân, Negroponte nổi tiếng ở sự kín tiếng. Ông không xuất hiện trên truyền hình nên chẳng ai biết là ông làm những gì khi cầm đầu một sứ quán lớn nhất của Hoa Kỳ, với trên dưới 500 nhân viên tình báo CIA được trải khắp bốn vùng chiến thuật. Ông không họp báo, chẳng trò chuyện ve vãn truyền thông, dù ở vị trí then chốt vào một thời điểm then chốt của Iraq. Thế rồi bầu cử tại Iraq vẫn tiến hành, rất tốt đẹp. Khi dân chúng Iraq và truyền thông Mỹ luận bàn về ngôi vị thủ tướng tương lai tại Iraq thì Negroponte bất ngờ xuất hiện bên cạnh Tổng thống Bush, hôm Thứ Năm, 17 vừa qua....
Ông được Tổng thống Bush chỉ định làm Giám đốc Tình báo Quốc gia, ông trùm của mọi ông trùm về tình báo, cầm đầu một hệ thống chưa thành hình, với ngân sách 40 tỷ Mỹ kim, để phối hợp hoạt động của 15 cơ quan tình báo khác nhau, và ngày ngày báo cáo trực tiếp lên Tổng thống.
Lúc bấy giờ người ta mới hiểu vì sao hai ngày trước đã có tin lạ. Trong hành lang chính trị Mỹ, các cơ quan tình báo đã bắt đầu bắn sẻ!
Negroponte từng bị bắn sẻ từ bốn năm trước, khi được Bush chỉ định làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc. Cánh tả của đảng Dân chủ hùa theo một số dư luận thân cộng tố cáo ông là kẻ nhúng tay vào những vụ thủ tiêu ám sát khi làm Đại sứ tại Honduras, thời Tổng thống Ronald Reagan. Thời đó, phe Cộng sản đang thắng lớn và từ Cuba đã bành trướng mạnh tại Trung Mỹ, vừa khuynh đảo Nicaragua vừa đe dọa El Salvador. Reagan ra lệnh chặn sóng đánh ngược và từ Honduras, John Negroponte điều động kế hoạch phản công. Kết quả là phe Sandinista thân cộng tại Nicaragua tan tành, El Salvador thoát hiểm và Negroponte bị tố giác là lập ra hệ thống mật vụ ám sát thường dân (và cán bộ) cộng sản! Một chiến dịch Phượng Hoàng màu olive! Không chứng cớ thì cũng cứ bị tố và việc làm Đại sứ của ông bị trì hoãn mất sáu tháng.
Trong chức vụ Đại sứ, ông xuất chiêu và kết hợp được giải pháp quốc tế cho Afghanistan sau khi Taliban bị quét khỏi Kabul. Vừa xong vụ đó, Đại sứ Negroponte đẩy tiếp việc vận động Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đòi Saddam Hussein phải giải giới và mời thanh tra quốc tế vào kiểm soát. Nghị quyết ấy mở màn cho chiến dịch tấn công Iraq. Cái khéo là không ai nhìn thấy bàn tay của ông, mọi người chỉ nghĩ đến công trạng của Ngoại trưởng Colin Powell.
Và không ai nhìn thấy bàn tay của ông trong việc tổ chức ra bầu cử và những dàn xếp chính trị trong nội tình Iraq.
Năm nay 65 tuổi, John Negroponte là con nhà di dân gốc Hy Lạp, tốt nghiệp Đại học Yale khét tiếng và chọn ngành ngoại giao, xung phong vào những nơi hiểm nguy nhất. Lần đầu mà giới quan sát nghe nói đến ông là trong trách vụ lãnh sự Mỹ tại Huế, thời nhiễu nhương tôn giáo hơn 40 năm trước. Nơi đây, ông cũng gặp một cô sinh viên người Anh cực kỳ khả ái. Chẳng rõ là ai bị sét đánh trong những biến động chính trị tại Việt Nam, chỉ biết là hai người sau đó đã thành hôn, và nay có năm mặt con!

Tiếp tục phục vụ ngành ngoại giao, Negroponte có mặt ở nhiều nơi và là nhà ngoại giao ngoại hạng, luôn luôn dính dáng đến những chuyện động trời, thường xuyên liên hệ đến an ninh và tình báo. Người ta nói là ông có khả năng làm việc xuất chúng, có bộ óc phân tách bén nhạy và sức thuyết phục rất cao bên dưới cái vẻ trí thức uyên bác và hiền hoà. Ông đặc biệt là người yêu nước và không từ nan những trách nhiệm khó khăn nhất, kể cả mặc áo giáp vào Baghdad làm quan toàn quyền, đem theo cả vợ con vào vùng lửa đạn.
Lần này, như chính ông phát biểu bên cạnh Tổng thống Bush, John Negroponte nhận lãnh một nhiệm vụ khó khăn nhất trong hơn 40 năm phục vụ nền ngoại giao Hoa Kỳ.
Lần này, ông phải đem biệt tài ngoại giao ra giải quyết một vấn đề nhạy cảm là an ninh của Mỹ. Ông sẽ là Giám đốc Tình báo Quốc gia đầu tiên, một chức vụ tân lập của một cơ quan tân lập để thống nhất hoạt động tình báo đang bị phân tán trong 15 cơ quan khác nhau. Ông sẽ là thượng cấp của Giám đốc CIA, đúc kết mọi báo cáo về an ninh tình báo hàng ngày trình lên Tổng thống, với đề nghị ứng xử của mình. Ông là Cố vấn tối cao của Tổng thống về tình báo.
Biệt tài ngoại giao của Negroponte sẽ được sử dụng hầu 15 cơ quan riêng lẻ chấm dứt lề lối giành banh đá nát lưới nhà và trở thành một mũi nhọn hữu dụng cho việc diệt trừ khủng bố. Khi Tổng thống Bush nói rằng đây là một nhiệm vụ đòi hỏi tính triệt để và rất nhiều nỗ lực, ông biết trước được việc đó và hoàn toàn tín nhiệm Đại sứ Negroponte. Ông Bush còn nhấn mạnh ngay từ đầu rằng Negroponte sẽ quyết định về ngân sách. Là người dày kinh nghiệm tiếp nhận và sử dụng tin tức tình báo, lần này, Đại sứ Negroponte sẽ là nguồn cung cấp tin tức tình báo cho vị tư lệnh tối cao. Và còn là một quân sư đáng tin về những gì Tổng thống nên làm, hoặc phải làm: ông Bush hoàn toàn tin cậy một người có khả năng suy xét sắc bén, không thoái thác những trách nhiệm bạc bẽo và hiểm nguy.
Truyền thông Mỹ chụp lấy chuyện ấy và cho biết là Tổng trưởng Donald Rumsfeld mới là vấn đề vì bộ Quốc phòng của ông tiếp nhận đến 80% tin tức tình báo do 15 cơ quan và 40 tỷ Mỹ kim cung cấp hàng ngày. Thông tin vốn là quyền lực, mấy ai chịu nhả cho người! Thực ra, Rumsfeld và Negroponte là cố tri và hai người có nhiều điểm tương đồng hơn dư luận có thể nghĩ. Cả hai đều thông cảm với trách nhiệm và đòi hỏi của công vụ ở hai vị trí khác nhau và phụ tá cho Negroponte trong chức vụ trùm tình báo là một Trung tướng Không quân chuyên trị quân báo.
Một người khác ở vào vị trí của Giám đốc Quốc gia Tình báo thì có thể ngồi chơi sơi nước, coi hồ sơ tình báo vùn vụt bay qua mũi mà không có khả năng thanh lọc hay kiểm điểm. Ở Negroponte, tình hình khác hẳn. Ông sẽ phải tổ chức lại ngành tình báo và hàng ngày rỉ tai Tổng thống về từng chuyện lợi hại. Đấy mới là cái thế lợi hại. Mọi màn đấu đá về hành chánh, ngân sách hay nhân sự sẽ không hiệu quả vì Negroponte sẽ là cái lọc tốt nhất cho Tổng thống.
Còn lại" Đại đa số các Nghị sĩ đều nồng nhiệt khen ngợi sự chọn lựa của Tổng thống Bush và sau khi mặc giáp đi vào Baghdad, Negroponte có thể coi trò bắn sẻ trong chính trường Mỹ là trò đùa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.