Hôm nay,  

Vài Nét Tiết Lộ Từ Hội Nghị Trung Ương 13: Sang, Điềm Văng; Mạnh Ở Lại

21/01/200600:00:00(Xem: 5689)
- Paris, 18/1/2006

Hội nghị rất kín, cẩn mật chưa từng có, suốt trong 8 ngày. Các tờ trình của bộ chính trị sau mỗi buổi họp bị thu hồi. Không được ghi ở sổ tay riêng. Không mang phone cầm tay. Không mang tài liệu về nhà. Các vị ở địa phương về họp hạn chế gặp bạn bè, bà con, đi ăn uống...

Báo cáo về các vụ TC2, T4, Lê Đức Anh rất gọn, không thảo luận ''vì lợi ích tối cao của đảng'','' vì đã lâu '', còn vì đa số không muốn bới ra. Cũng sẽ thông báo cho Đại Hội X và chắc Đại Hội X cũng không muốn bới ra. Tạm cho là xong. Nhưng họ vẫn rất lo còn có thể ''nổ tung'' trong công luận...

Mở đầu cuộc họp, ông Mạnh hứa: sẽ ''nghiêm túc tiếp thu'' các góp ý, để ''hoàn thiện các văn kiện'', nhưng thật ra hội nghị chẳng nghiêm túc chút nào, vì các góp ý quan trọng nhất, bổ ích nhất, có trí tuệ và tâm huyết nhất đều bị cố tình ''quên'', bị loại bỏ, và các văn kiện không thêm bớt gì so với dự thảo từ tháng 4/2005.

Nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng CSVN 3/2/2006, - 2 tuần nữa thôi -, sẽ công bố ra toàn dân ''Bản báo cáo chính trị'' của Ban Chấp Hành Trung Ương khóa IX để toàn dân góp ý, sẽ là dịp để nhân dân nếm mùi bảo thủ, giáo điều của họ kỳ quặc đến mức nào!

Về nhân sự, cuộc tranh cãi khá gay, chiếm đến 3 ngày, 6 buổi ''kéo cưa lừa xẻ''. Cuối cùng về tuổi tác, sẽ thực hiện nghiêm mức tuổi quy định từ Đại Hội 8, vào Trung Ương dưới 55, để 2 khóa là 65 tuổi thì về hưu; vào bộ chính trị dưới 60. Khóa này, uỷ viên bộ chính trị nào trên 65 thì nghỉ, không nên có ngoại lệ. Do đó các vị sau đây quá tuổi: Phan Văn Khải 73, Phạm Văn Trà 71, Nguyễn Văn An 69, Trần Đức Lương 69, Trần Đức Hoan 67, Trần Q. Được 66. (6 vị) sẽ dắt tay nhau về.

Riêng ông Mạnh 66 và ông Phan Diễn 67, quá 1, 2 tuổi, được chiếu cố đặc biệt, đề nghị Đại Hội giữ lại vì là Tổng Bí Thư và Thường trực Bộ Chính Trị, để ''giữ tính liên tục giữa 3 khóa''.

Có tin thêm là 2 ông Trương Tấn Sang 57 và ông Nguyễn Khoa Điềm 62, tuy chưa đến tuổi, nhưng bị nhiều tai tiếng, đơn vị nơi sinh họat không tín nhiệm, nên bị loại. (6+2= 8 vị) Do đó còn ở lại có các ông: Mạnh, Diễn, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Lê Minh Triết và Nguyễn Phú Trọng. (6 vị).

Qua tiết lộ thì tuy đạt kết quả như vậy nhưng mức tín nhiệm của các ông Mạnh, Trọng và Diễn đạt thấp. Nhiều ý kiến nêu về cả đức và tài, ông Mạnh còn yếu, chưa xứng là nhân vật số 1 của chế độ; ông Trọng quá yếu về lý luận và ông Diễn thì mờ nhạt. 3 vị này chưa chắc sẽ được Đại hội X chấp nhận và chưa chắc sẽ được TW khóa X bàu lại vào Bộ Chính Trị với số phiếu cao. Do đó có thể cho ông Mạnh vị trí số 2 (chủ tịch nước) và tìm một tổng bí thư khác.

Việc tìm ra nhân vật thật xứng đáng cho các vị trí thủ tướng, phó thủ tướng, các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao, công an... cho khóa tới là khá gay go.

Ông Lê Hồng Anh rất muốn rời chức vụ Bộ Trưởng Công an vì không hiểu biết gì ngành này; ông Nguyễn Khánh Toàn có nhiều khả năng bị ra khỏi TƯ vì quá bê bối, chỉ còn ông Nguyễn văn Hưởng; ngoại trưởng Nguyễn Dy Niên 71 quá tuổi, yếu kém, các thứ trưởng đều không ai nổi lên, từ ông Lê văn Bàng ''đi mò sò'', ông Nguyễn Phú Bình ''ăn'' giỏi hơn ''nói'', không gánh nổi vấn đề Việt kiều, ông Lê Công Phụng nổi tiếng bán đất và biển... nên có thể đưa ông Phạm Gia Khiêm sang. Tướng Phùng Quang Thanh tổng tham mưu trưởng sẽ thay ông Trà chức Bộ trưởng Quốc Phòng.

Về kỷ luật, chỉ đánh khẽ (cảnh cáo) bí thư tỉnh uỷ Hà Giang về vụ buôn lậu.

Nhận xét chung: Hội Nghị 13 vẫn mang tính chất cải lương. Về cơ bản vẫn là cương lĩnh giáo điều, bảo thủ. Thế và lực của cánh cấp tiến trong đảng có khá lên nhưng vẫn còn yếu, chưa đủ mạnh để thay đổi.

Về nhân sự bộc lộ rõ sự suy yếu của chế độ trong tuyển lựa nhân tài. Thế lực MA và Quỷ (tứ quỷ) - như các câu lạc bộ Hànội đặt tên - còn khá mạnh, tuy thế lực bị rỉa mất nhiều. Trà + Điềm + Hoan ra đi là một mất khá lớn về thế và lực ''ma quỷ''.

Cuộc đấu tranh giữa cấp tiến, có xu hướng dân chủ hoá với lực lượng bảo thủ giáo điều còn giằng co và tiếp tục trong mấy tháng tới, qua Đại Hội X vào tháng 5.

Các cuộc đàm phán về WTO, quan hệ Việt Mỹ tác động ra sao, ta cần theo dõi thêm (ông Vũ Khoan, người chính giới Mỹ ưa thì sẽ nghỉ vì tuổi cao 69).

Những tháng sắp đến sẽ khá gay go vì thường trước sau Đại hội công việc ngừng trệ, ngóng chờ thay đổi nhân sự, các bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng, vụ phó thay lớn, cấp phòng cũng thế, ở TƯ cũng như các địa phương.. kẻ lên người xuống, kẻ ở người đi.., phải 6 tháng sau mới trở laị bình thường...

Trong khi đó xã hội nổi lên nhiều vấn đề gai góc: nhà cửa đất đai; khiếu kiện, tố cáo; tham nhũng vẫn phát triển nặng nề hơn; việc khai tài sản là trò hề; bãi công kéo dài lan rộng; hố giàu nghèo, bất mãn mở rộng; mũ lừa CPC chưa gỡ; vấn đề tôn giáo và nhân quyền còn bùng nhùng (cả Phật Giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành, Công Giáo) - [Trong nước đề xướng với bên ngoài tổ chức họp quốc tế các tôn giáo ở VN với chủ đề đòi ''tách rời nhà nước với các tôn giáo'']. Việc vào hay chưa vào WTO đều thuận lợi cho phong trào đòi dân chủ, nhân quyền và hội nhập. Ngoài nước ngày càng phối hợp đúng hướng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.