Hôm nay,  

Tại Sao Lại Phải Giúp Đỡ Thương Phế Binh Vnch?

05/07/200400:00:00(Xem: 4989)
Khi nghe nói đến việc giúp đỡ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, vài người cho rằng: "Chuyện xưa, tích cũ rồi, nhắc làm chi nữa! Đã gần 30 năm trôi qua, gợi nhớ lại những vết thương ấy để xấu hổ thêm, chẳng ích lợi gì!" Có người lại phỏng đoán: "Mấy ông thương phế binh ấy giờ đã ổn định cả rồi, ai cũng có vợ con nuôi nấng, chứ không thì đã chết từ khuya! Con cái họ cũng đã thành nhân, đi làm nọ làm kia, đâu có ai ở một mình mãi mà chịu được!" Một số người về Việt Nam như đi chợ thì tửng tửng phát ngôn : "Thương phế binh Cộng Hòa giờ này chắc cũng được Nhà Nước nuôi chứ không bạc đãi đâu" Thế kỷ 21 rồi mà"" Ý kiến khác lại cho rằng: "Đồng ý là giúp đỡ, nhưng giúp đến khi nào mới được chứ" Không lẽ cứ góp tiền hoài""
Để trả lời cho những câu hỏi cũng như phỏng đoán này, người viết đã thực hiện một cuộc phỏng vấn một số vị Y Sĩ trong Hội Y Sĩ Việt Nam Nam California đã tổ chức buổi gây quỹ yểm trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa tại Vũ Trường Majestic vào ngày Thứ Bẩy 26 tháng 6 vừa qua. Cuộc phỏng vấn cũng được thực hiện với một số vị quan khách đến tham dự và chia xẻ với Hội Y Sĩ trong công tác thiện nguyện này.
-Bác Sĩ Nguyễn Xuân Vinh, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị: Hôm nay Hội Y Sĩ chúng tôi tổ chức buổi yểm trợ Thương phế binh, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, là những người đã hy sinh nhiều vì chúng ta. Họ đang trên đường chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc thì chẳng may bị thương tật. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta phải mang ơn các anh chị em đó suốt đời và không thể nào quên được họ. Vì vậy, cùng với những chiến sĩ Việt Nam trên toàn thế giới tưởng niệm ngày Quân Lực, chúng tôi cố thực hiện một buổi yểm trợ nho nhỏ để giúp đỡ các anh chị em đó hiện đang còn vất vả ở quê nhà.
-Ca Sĩ Tuấn Minh: Thương phế Binh à! Nhất định phải đến chứ! Chỗ nào có yểm trợ anh em Thương phế binh là có mặt Tuấn Minh ngay. Không những Tuấn Minh đến mà còn rất mong mọi người cùng kéo nhau đến cho thật đông nữa. Công việc này thật là cần thiết.
-Bác sĩ Nguyễn Cao Ngọc, Thủ quỹ Hội Y Sĩ: Chương trình này chúng tôi đã dự định từ lâu rồi. Chúng tôi ở trong Hội Y Sĩ , vẫn luôn luôn nhớ đến những chiến sĩ đã từng chiến đấu chống Cộng Sản bởi vì chính chúng tôi cũng là những người tị nạn Cộng Sản. Nhân dịp ngày Quân Lực, chúng tôi cố gắng làm được một việc gì đó để tỏ tình tương trợ với những chiến sĩ của chúng ta ngày xưa. Chúng tôi hy vọng rằng nếu chúng tôi còn làm việc cho Hội, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục giữ mãi truyền thống này. Đây là một truyền thống tốt đẹp cần phải duy trì để bảo vệ tiếng nói của những con người đi tìm Tự Do chân chính.
-Nhà báo Lâm Tường Dũ: Ngày hôm nay, cho tôi hơi dài giòng một chút xíu. Đối với Lâm Tường Dũ, công việc của anh em Y Sĩ là công việc mà mình muốn làm mà làm không được, mình không có phương tiện. Hồi trước, mình đã từng là bạn với một số anh em Y Sĩ cùng trong Đại Học Xá. Cho nên hôm nay tới đây vừa để hỗ trợ vừa để cám ơn những người bạn mình đang tìm cách giúp đỡ những người bạn xấu số khác. Tôi qua Mỹ đã được mười mấy năm, mà chưa có về Việt Nam. Qua một số anh em về Việt Nam kể lại cũng một số bạn khác cho biết qua thư từ, với sự hiểu biết của tôi, anh em Thương phế binh hiện nay, sống rất khốn khổ, rất đau đớn về mọi phương diện. Tương lai không có. Vật chất và tinh thần gì thì họ cũng ở trong sự đầy ải. Những người có quyền ở Việt Nam gần như là đã bỏ rơi những Thương phế Binh 100%. Cho nên kết luận lại, đó là cuộc đời của những người đã một thời là anh em chiến sĩ như mình, nhưng hiện nay, họ sống khổ hơn mình gấp trăm, gấp ngàn lần. Cho nên, tôi rất là kích động để tới đây trong một tấm lòng sung sướng và vui vẻ. Tôi nghĩ rằng có cái cớ nào, hoặc có dịp nào, hoặc có cách nào để giúp đỡ cho những người này một phần rất nhỏ đều đáng làm nhất, hơn tất cả mọi việc gì mà chúng ta làm hôm nay.
-Kỹ Sư Nguyễn Hoàng Nhơn: Tôi sang Mỹ từ khi còn học sinh, không biết gì về Thương phế Binh cả. Nhưng sau này, khi có dịp về Việt Nam, tôi thấy những người què, cụt này bò lê la ngoài đường kiếm ăn, hay là đánh đàn dạo khi chỉ có một tay, và hát những bài lính cũ, tôi mới hiểu đó là những người chiến sĩ cũ đã bị bỏ rơi. Tôi rất xúc động. Những thương binh bộ đội thì được đối xử tốt đẹp hơn. Ít nhất thì họ cũng có lương thương binh, hay được xóm làng giúp đỡ, còn những thương binh Việt Nam Cộng Hòa thì bị khinh khi, rẻ rúng. Họ sống khổ như những con vật.
-Bác sĩ Phạm Hoàng: Hôm naylà ngày rất đặc biệt, nhưng tôi rất lấy làm lạ là giới Y Dược của chúng tôi không được đông lắm. Đáng lẽ là giới của chúng tôi phải thật là đông. Vì hôm nay là ngày giúp đỡ Thương phế Binh, một việc làm cần thiết. Tôi rất ủng hộ những dịp như dịp này.
-Bác sĩ Phạm Thành Đạt: Hôm nay tôi rất vui mừng và hân hạnh được dự buổi tiệc gây quỹ cho Thương phế binh Việt Nam. Họ đã là những người đã hy sinh nhiều cho Tổ Quốc Việt Nam trước đây. Nhưng hiện nay, với chính quyền mới, họ đã bị bỏ quên. Do đó, tôi mong rằng các bạn cùng đến để yểm trợ cho những người Thương Phế Binh đó.
-Ca Sĩ Tuyết Mai: Các anh Thương phế binh là những người đã hy sinh rất nhiều vì Tổ Quốc, vì chúng ta. Cho nên chỗ nào mà nghe nói đến có thể giúp được cho Thương phế binh là chúng tôi ủng hộ hết mình.
-Bác Sĩ Bùi thế Chung, Chủ Tịch Ban Chấp Hành Hội Y Sĩ: Đại diện cho Hội Y Sĩ Việt Nam Nam Cali, chúng tôi đã từng làm công việc này một cách âm thầm từ rất lâu rồi. Nhiều anh em vẫn gửi đều đặn $30, $50... về Việt Nam. Năm ngoái, khi chúng tôi làm Đại Hội Y Nha Dược, chúng tôi đã gửi về Việt Nam qua Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh $10,000 và đã giúp được 200 gia đình. Cũng vì lý tưởng mà chúng ta muốn giúp đỡ những người Thương phế binh nghèo khổ nhất của Việt Nam Cộng Hòa, ngày hôm nay, chúng tôi lại tổ chức thêm một lần gây quỹ nữa. Nếu chúng tôi không thu được đủ $10,000, cá nhân chúng tôi sẽ đóng góp thêm cho đủ $10,000. Chúng tôi mong rằng các Hội đoàn khác và các cá nhân khác cũng làm như vậy hoặc tiếp tay với chúng tôi hầu xoa dịu phần nào nỗi đau khổ mà các anh em Thương phế binh đang phải chịu. Họ là những người đáng thương và khổ sở nhất. Trong những năm tới, Hội Y Sĩ Việt Nam chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục công việc này một cách thường xuyên. Đây cũng là một trong những công tác phục vụ khác mà Hội Y Sĩ vẫn thực hiện. Như anh đã biết, ngoài việc trình bầy những vấn đề y tế trong nội bộ để trau dồi kiến thức, chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức những buổi nói chuyện để phổ biến những tin tức Y khoa cho đồng bào biết về những vấn đề Y Khoa thường thức như các bệnh ung thư, tim mạch, gan, để cho cộng đồng biết mà phòng ngừa. Cộng đồng Việt Nam càng ngày càng đến các bác sĩ gia đình để khám tổng quát, truy tầm những căn bệnh nguy hiểm trước khi xẩy đến. Các phụ nữ Việt Nam đã hầu hết đến chụp ngực, khám ngừa ung thư vú và một số khá đông đến các bác sĩ sản khoa để làm sinh thiết cổ tử cung. Đó là một điều đáng mừng vì chúng ta đã có thể ngăn chặn đuợc được trước khi bệnh tật xẩy đến.
-Bác Sĩ Phùng Gia Thanh: Ngày xưa, tôi ở trong Quân Y, đóng ở Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng. Theo tôi thấy là hiện nay, những Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa đã bị bỏ quên rất tàn tệ. Chúng tôi, tất cả những Y Sĩ đã cảm thấy rất đau lòng khi thấy tình trạng của những anh em cũ bị bỏ rơi. Khi còn ở trong quân đội, chúng tôi đã luôn tìm cách giúp đỡ họ. Sang đến bên này, thật sự, chúng tôi cũng không biết làm cách nào để giúp họ nhiều được. Đây là dịp cho Hội Y Sĩ bầy tỏ tấm lòng của chúng tôi, dù chỉ là một cơ hội nhỏ thôi. Trong tương lai, chúng tôi mong rằng sẽ tiếp tục giúp đỡ họ nhiều hơn và dưới nhiều hình thức khác nữa. .
-Duợc sĩ Nguyễn Đức Năng: Ngày xưa, tôi phục vụ trong Sư Đoàn 2, Quân Khu 2. Bổn phận của chúng tôi là phải có mặt để chia xẻ với anh em Y Sĩ trong vấn đề giúp đỡ các Thương phế Binh Cộng Hòa, những anh em chiến sĩ cùng chiến tuyến trước đây.
-Cô Quý Hiền: Hôm nay tới dự để giúp cho Hội Thương Phế Binh Việt Nam. Chúng tôi mua vé ủng hộ vì chúng tôi thấy việc này tốt đẹp, cần làm.
-Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy: Chúng tôi đến tham dự ngày giúp Thương phế binh này, vì thấy rằng đó là một điều rất nên làm. Chúng tôi vui mừng thấy rằng các thầy thuốc, các đồng nghiệp của chúng tôi vẫn nghĩ tới anh em Thương phế Binh Việt Nam dù thời gian đã qua khá lâu. Thật là đáng khuyến khích.
-Bà Hạnh Nhơn, một trong những Sáng Lập Viên Hội HO Cứu Trợ Thương phế Binh: Hôm nay, thay mặt cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh và Quả Phụ Việt Nam, chúng tôi xin cám ơn tất cả những người có lòng hảo tâm, nhất là Hội Y Sĩ Việt Nam. Năm 2003, Hội Y Sĩ cũng do Bác Sĩ Bùi Thế Chung làm Chủ Tịch đã trích ra một số tiền là $10,000 để giúp đỡ được 200 gia đình. Vừa rồi Bà Nghiêm Tú Lan cũng cho $10,000 giúp được 200 người. Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, trước khi mất, đã nhắn gửi tất cả số tiền phúng điếu là $10,000 giúp được 200 người. Khi chồng tôi mất, ông ấy cũng dặn lấy tiền phúng điếu tặng cho Hội Thương Phế Binh, và chúng tôi đã chuyển số tiền hơn $10,000 cho 200 người. Nói đến con số đó tưởng như to lớn, nhưng hiện nay chúng tôi còn giữ khoảng trên 5,000 hồ sơ mà mới giúp được 4000 người, còn lại hơn 1,000 người nữa trong phạm vi của chúng tôi chưa được giúp đỡ. Ngoài ra còn hàng ngàn người khác mà chúng tôi chưa có dịp biết. Do đó, chúng tôi rất vui mừng khi có những hội nhận giúp Thương Phế Binh, chúng tôi nguyện làm trung gian để giao tận tay. Sau khi gửi tiền, chúng tôi có hồi báo và thư cám ơn gửi đến những ân nhân đã giúp đỡ, vì vậy chúng tôi rất được tin tưởng. Chúng tôi xin kêu gọi đồng hương nên nhớ đến các thương phế binh đang sống rất là tăm tối. Quý vị có thể sử dụng tên của chúng tôi để giúp đỡ, hoặc là cho chúng tôi làm trung gian thực hiện việc này. Chúng tôi sẽ báo cáo lại cho quý vị. Hôm nay có bà cụ Trần thị Mận, cụ đã 86 tuổi. Khi bà mới 80 tuổi, cá nhân tôi có viết một bài đăng lên báo, thì bà đọc được, bà liền xin một danh sách 7 người để bà về Việt Nam giúp. Khi gia đình các con định làm buổi lễ thượng thọ cho bà, bà nói "các con cho mẹ bao nhiêu thì mẹ sẽ dùng số tiền này để giúp Thương phế binh. Mẹ muốn mọi người Thương phế Binh cùng hưởng với mẹ. Mẹ không muốn hưởng một mình". Sau đó, với số tiền thượng thọ, bà đã xin thêm danh sách 23 người nữa cho đủ 30 người để bà trực tiếp giúp đỡ. Khi người ta biết đến tên của bà, các thương phế binh gửi thư đến bà rất nhiều. Đến khi bà không giúp nổi nữa thì bà gửi danh sách cho chúng tôi để chúng tôi giúp cho các anh em. Khi bà giúp tiền đó thì cô con dâu của bà là Cô Thanh Hà, chúng tôi nhận thấy cô làm sổ sách rất kỹ lưỡng nên chúng tôi mời cô làm thủ quỹ luôn. Bà cụ bây giờ vẫn hợp tác với chúng tôi.

-Bác Sĩ Phạm nguyên Lương, Trưởng Ban Ngoại Vụ: Trước hết xin nói ngay rằng, vì là y sĩ, đối diện chúng tôi là những bệnh nhân, những người cần được giúp đỡ. Do đó, chúng tôi tổ chức đêm gây quỹ này trong chiều hướng nếu chúng tôi có thể làm được cái gì có thể giúp được những thương bệnh binh, nhất là bệnh nhân Việt Nam, thì chúng tôi không quản ngại.
-Bác Sĩ Kiều Quang Chẩn: Thật ra với việc giúp đỡ Thương phế Binh này, chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý, nhưng vì tôi không hoạt động trực tiếp về vấn đề này, nên không có ý kiến nhiều. Điều chúng tôi chú tâm nhất là các trẻ em tật nguyền. Chúng tôi về Việt Nam một năm hai lần từ năm 1997 đến nay, tức là là được 7 năm. Sở dĩ chúng tôi về Việt Nam, là vì hai năm trước đó, chúng tôi thấy người Việt Nam nói chung đã nghèo rồi mà còn bị tật nguyền rất nhiều, đặc biệt là miền Bắc. Vì bộ máy chiến tranh miền Bắc, trong thời gian chiến tranh đã tập trung và đầu tư mọi nỗ lực vào chiến tranh với miền Nam nên họ đã không để ý đến vấn đề sức khỏe, nhất là các trẻ em miền Bắc. Họ không thể nào có được những chuyên môn để chữa trị được những bệnh tật nguyền như sứt môi, hở hàm ếch, mắt lé mà họ cho là không có chết, không cần thiết, nhất là những đồng bào thiểu số ở vùng sâu thì hoàn toàn bị bỏ quên.
-Ca sĩ Trang Thanh Lan: Em rất xúc động khi được tham dự chương trình giúp đỡ các anh Thương phế Binh. Trang Thanh Lan chỉ biết đóng góp tiếng hát của mình vào công việc chung. Trang Thanh Lan hy vọng chương trình như thế này được tổ chức nhiều nữa để Trang Thanh Lan còn được đóng góp nhiều hơn. Các anh chiến sĩ đã hy sinh quá cao cả để bảo vệ đất nước. Em mong rằng tất cả những người y sĩ ở đây và những người ở hải ngoại đây đang sống sung sướng, phải mỗi người một tay góp sức vào hầu trả ơn cho những người đã hy sinh một phần thân thể mình vì đất nước.
-Bác sĩ Quỳnh Kiều: Chúng tôi đến để yểm trợ Thương phế Binh nhưng cũng như Bác Sĩ Chẩn, việc cứu trợ Thương phế Binh, chúng tôi không trực tiếp bắt tay vào, chỉ lo cho sức khỏe của đồng bào nói chung. Từ năm 1996, chúng tôi đã đi cùng với Project Viet Nam của Hàn Lâm Viện Y Khoa về Việt Nam nhất là đến miền Bắc là vùng có nhu cầu về y tế cao nhất . Hiện nay có tin là Viện Nhi Hà Nội trong tình trạng quá tải, nhất là vấn đề chăm sóc y tế của trẻ em. Dân chúng ở các vùng quê không tín nhiệm cách điều trị ở đó, nên nếu con em bị đau thì kéo nhau về Viện Nhi Trung Ương. Do đó lúc nào cũng có tình trạng hai, ba em nằm chung một giường, thành ra rất là khó để giữ cho các em không bị lây nhau, bị nhiễm trùng xéo. Chúng tôi hiện thời đang có những người thiện nguyện khảo sát tìm ra phương pháp để làm giảm thiểu nhiễm trùng xéo, cũng như về các lãnh vực khác là các lãnh vực Việt Nam không để ý đến nhiều như việc điều trị hen suyễn của trẻ em, hay làm sao đánh giá được trẻ em chậm phát triển, cũng như các bệnh khiếm khuyết khác khiến các em bị câm không nói được, hoặc mất thính giác. Rất tiếc, hiện giờ vẫn chưa có phương pháp nào giải quyết được.
-Cô Bích Liên: Tụi em đi để ủng hộ Thương phế binh. Chúng em biết chắc là họ sống rất tội nghiệp. Họ đã hy sinh một phần thân thể cho Tổ quốc, nay bị chế độ bỏ rơi, không được đền bù, nên cuộc sống rất khổ.
-Bác Sĩ Võ Minh Trí: Hôm nay chúng tôi đến đây để gây quỹ cho Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa, những người đã bị bỏ quên trong cuộc chiến vừa qua. Hội Y Sĩ Việt Nam tại Nam California, nói riêng, cũng như những ai đã tị nạn đang sống ở Hoa Kỳ, nói chung, không thể nào quên được những người chiến sĩ đã từng chiến đấu cho Quốc Gia của chúng ta.
-Ông Nguyễn Phán, Hội Trưởng Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh: Hôm nay, chúng tôi đến đây để tham dự ngày gây quỹ do Hội Y Sĩ mà Bác Sĩ Bùi Thế Chung làm Chủ Tịch, tổ chức giúp đỡ các Thương phế Binh. Chúng tôi rất cảm kích việc làm này. Trước đây, Hội Y Sĩ trong ngày Đại Hội Y Sĩ toàn thế giới đã gửi giúp các Thương Phế Binh $10,000. Hôm nay, một lần nữa, đây là một nghĩa cử rất cao đẹp mà Hội Y Sĩ đã làm. Hội Y Sĩ đã quan tâm đến số phận của những người đã từng hy sinh một phần máu thịt cho quê hương. Là một trong những người ở lại Việt Nam sau 1975, chúng tôi đã thấy tận cùng đau khổ của dân Việt Nam. Nhưng những con người rất bi thảm nhất là những thương phế binh, bởi vì họ đã bị vất ra ngoài xã hội và không cách gì sống được. Họ là những người bi thảm nhất. Bây giờ, chúng tôi nghĩ rằng, là những người đã được đi ra nuớc ngoài, chúng tôi phải giúp đỡ họ. Đây là một món nợ lương tâm, dù không ai bắt chúng tôi phải trả.
-Bà Đặng Tú Quỳnh, Thư Ký của Hội Thương Phế Binh: Tôi là vợ của một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhà tôi đã mất, nên tôi đã nghĩ tới những người cùng trong quân ngũ với nhà tôi. Tôi đã cùng làm việc với Hội hơn 10 năm nay. Tôi vẫn tiếp tục làm việc vì trong thời gian làm việc , tôi đã thấy bao nhiêu là cảnh khổ, bao nhiêu là thơ từ, bao nhiêu hình ảnh của những người thương phế binh đã làm cho tôi rất xúc động. Vì vậy, tôi đã cổ động tất cả con cháu tôi, cũng như tất cả bạn bè để làm điều gì giúp được cho Thương phế binh. Nhưng thật ra, công việc này cũng như muối bỏ bể mà sức người có hạn. Tôi xin nói vậy để tất cả những người nào có lòng nghĩ đến Thương Phế Binh hãy giúp đỡ cho chúng tôi có cơ hội để tiếp tục công việc này. Chúng tôi xin cám ơn.
-Chị Nghiêm thị Thanh Hà, Thủ Quỹ Hội: Tôi tham gia vô Hội này vì mẹ chồng tôi là Trần Thị Mận, cụ nói Hội đang cần người thủ quỹ, tôi bằng lòng giúp ngay. Vì đây là một công việc thật sự ích lợi cho Thương Phế Binh.
-Ông Hội Trưởng Hội Võ Bị Nam Cali: Hôm nay tôi đến đây cùng với anh em cựu Sinh Viên Võ Bị Quốc Gia, để yểm trợ cho Hội Y Sĩ gây quỹ cho Thương phế Binh. Đó là điều mà chúng tôi lúc nào cũng mong ước. Chúng tôi lúc nào cũng nhớ đến các anh em chiến sĩ cũ, nhất là những Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở bên kia. Chúng tôi có được tấm lòng nào cũng mong được trang trải đến anh em.
-Bà Nghiêm Tú Lan: Thật sự khi Tú Lan còn bé, Tú Lan có ba người anh trai và bẩy em gái. Cho nên các anh trai thường nói gia đình mình nợ các anh em chiến sĩ rất nhiều. Các chị bạn vẫn thường gửi đến chị Hạnh Nhơn mỗi tháng $50 để giúp các anh Thương phế Binh, các chị rất khen chị Hạnh Nhơn rất là tốt. Khi chồng chị mất, chị đã gửi số tiền phúng điếu $10,000 tặng cho Hội. Tú Lan rất phục nghĩa cử ấy. Tú Lan khi sang Mỹ này, đi học đi làm rất vất vả, nhưng cũng nhờ khách hàng đã giúp cho Tú Lan thành công. Tú Lan vẫn thường nói với khách hàng là "một con én không làm nổi mùa Xuân". Sự thành công ngày hôm nay của Tú Lan cũng là do khách hàng tin cậy. Ngay khi còn bé, Tú Lan đã sống trong một gia đình nho giáo, mẹ rất hay thương người, thương người nghèo, thương những người tàn tật. Tú Lan đã ảnh huởng rất nhiều bởi cha mẹ và anh chị. Đối với Thương phế Binh, Tú Lan thấy không được công bằng, mình thấy những người đó quá khổ đi, hai chân bị cụt mà phải đi vá bánh xe hoặc làm những công việc nặng nhọc khác.
-Bác sĩ Phan Anh Tuấn, Phó Chủ Tịch Nội Vụ: Hôm nay rất hân hạnh tổ chức buổi lễ trợ giúp các Thương phế Binh Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi lúc nào cũng nhớ ơn các chiến sĩ đã liều thân bảo vệ đất nước. Ngoài những người đã bỏ mình, còn lại một số lớn đang manh thương tích. Trong thời kỳ hậu chiến, cuộc sống của họ rất là đau khổ, nhất là những người phải ở lại Việt Nam. Hội Y Sĩ chúng tôi cũng chỉ góp một phần nhỏ vào công việc chung mà thôi. Chúng tôi mong rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ có nhiều dịp tổ chức như thế này nữa.
-Một cựu quân nhân Sư Đoàn 5: Cho tôi được dấu tên vì không muốn đụng chạm. Tôi đã từng bị thương trong các trận chiến năm xưa, nhưng may mắn không nguy hiểm đến tính mệnh hoặc bị tật nguyền. Lúc bị thương, nằm quân y viện, hay khi đang được di chuyển đi từ chỗ này qua chỗ khác, tôi rất xúc động khi những cấp chỉ huy đến thăm hỏi. Sau khi lành vết thương, vì những sự thăm hỏi đó, mà tôi chiến đấu lại hăng hái hơn khi trước. Giờ đây, nhớ đến những người bạn chiến đấu cũ bị bỏ rơi ở Việt Nam, tôi tự hỏi những cấp chỉ huy cũ của họ đâu rồi" Có vị lãnh đạo nào gửi thư thăm hỏi những người đã liều thân khi thi hành lệnh của họ không" Ở đây có bao nhiêu cấp chỉ huy vẫn tham dự các lễ lạc tưởng niệm này nọ, nhưng có ai đứng ra tổ chức một lần nghi lễ nhớ đến anh em chiến sĩ đã từng vào sinh ra tử với họ không" Nếu không nói là những anh em đã liều mình giữ an ninh, tử thủ cho cấp trên lên tầu, lên máy bay an toàn" Bao nhiêu năm qua, chưa thấy nghe nói có vị lãnh đạo nào nhớ đến anh em thương binh ở quê nhà đang đi ăn xin, ăn mày, hát dạo ngoài đường. Giờ này, có rất nhiều đoàn thể Cựu Chiến Sĩ, liệu có nơi nào đứng ra tổ chức quy mô trợ giúp anh em chiến sĩ thương tật chưa" Có ai dự tính tiếp tay với các đoàn thể dân sự đã và đang thực hiện công tác giúp Thương Phế Binh chưa" Ngày gây quỹ giúp Thương Phế Binh do Hội Y Sĩ tổ chức này, có bao nhiêu cựu quân nhân tham dự"
Lời kết: Rất mong ý kiến sau cùng của vị cựu quân nhân, cựu tù cải tạo trên đây cùng với những ý kiến khác được cộng đồng, nói chung, và quý vị Cựu Chiến Sĩ, Cựu Tù Nhân Chính Trị, nói riêng, đón nhận với tất cả tâm hồn của những người Việt Nam di tản lúc nào cũng nhớ về đất nước mà rưng rưng nước mắt. Và, cũng thật tâm mong rằng công tác này, tuy chưa thấy phổ biến rộng rãi, nhưng cũng đã nằm trong chương trình hành động của Tập Thể Cựu Chiến Sĩ hải ngoại.
Chu Tất Tiến.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.