Hôm nay,  

Lhq Nơi Tuyến Đầu

04/07/200400:00:00(Xem: 4397)
Sau một thời chính phủ Bush cố gắng tô vẽ hình ảnh Liên Hiệp Quốc như dễ dàng bị bọn hung thần ác sát qua mặt dễ dàng, và cho rằng những buổi họp Liên Hiệp Quốc chỉ là chỗ để các cường quốc vì quyền lợi riêng tư mà nhân nhượng lẫn nhau, kể cả chiều chuộng trục tội ác (may mà Việt Nam lúc đó thoát được bản phong thần này). Bây giờ thì Bush đang làm hòa với LHQ, và mời gọi thế giới tin rằng LHQ đang phải mang ơn Hoa Kỳ vì đã trồng được hạt giống tự do dân chủ cho vùng Trung Đông. Câu hỏi nơi đây là, LHQ có thật sự là vô dụng và chỉ chiều chuộng vuốt ve các nhà độc tài" Hay chỉ vì chúng ta chỉ ưa xem phim action mà không nhìn thấy những hình ảnh mờ nhạt hơn, nhưng rất mực can đảm và đầy hy sinh"
Hôm Thứ Ba, bản tin AP cho biết một trực thăng Liên Hiệp Quốc đã rớt tại Sierra Leone hôm Thứ Ba, làm chết tòàn bộ 24 viên chức bảo vệ hòa bình, nhân viên cứu trợ và các người khác trên chuyến bay. Bản tin này không được dân Mỹ chú ý và không được truyền hình Mỹ loan kỹ càng, cũng không lên nổi tin trang nhất các báo giấy hôm sau. Phần chính là vì, không có lính Mỹ hay viên chức Mỹ nào tử nạn ở đây. Cũng hệt như khi nhiều người trong chúng ta theo dõi cuộc chiến Iraq, cứ một hay hai lính Mỹ chết trong ngày thì là tin cần chú ý, nhưng khi hỏi trong suốt cuộc chiến hơn một năm qua đã có bao nhiêu người Iraq chết thì không ai biết cả. Đơn giản, không có thống kê.
Trên trực thăng LHQ rớt hôm Thứ Ba còn có 3 người trong phi hành đoàn gốc Nga, 14 viên chức bảo vệ hòa bình người Pakistan, và 1 cảnh sát Pakistan. Họ làm việc cho LHQ, cơ chế này hiện đang có 118,000 nhân viên bảo vệ hòa bình ở Sierra Leone, để coi việc tôn trọng hòa ước nơi đây sau cuộc nội chiến tàn bạo ở đây từ sau cuộc nội chiến 19921-2002. Con số nhân viên LHQ đó ở một nước đèo heo hút gió hiển nhiên là hết sức khổng lồ, nhiều kinh khủng lắm (quân số hơn 10 sư đoàn, nếu tính theo kiểu quân sự). Điều này cho thấy công việc của họ hết sức nặng nề. Và số phận những bản tin tương tự cho thấy rằng hình ảnh các nhân viên LHQ hết sức là mờ nhạt, lặng lẽ, không được ánh đèn sân khấu chú ý nhiều.
Nhưng thế giới thực sự đang mang ơn những người như thế. Họ đang gánh vác đa số những việc khó làm trên thế gian này. Có những việc cực kỳ khó làm, chứ không chỉ là khó không thôi. Cứ nhìn về Việt Nam cũng thấy. Có những nhân viên LHQ đang hướng dẫn cách phòng ngừa, chữa trị bệnh HIV/AIDS, hay đang hướng dẫn các phụ nữ cách làm kinh doanh nhỏ, hay đang điều tra về các ổ buôn phụ nữ, và vân vân.
Hay nếu bạn còn nhớ tới các trại tị nạn ở Đông Nam Á, khi bạn mới vượt biên và lên bờ, vào trại làm thủ tục khám bệnh, điền giấy tờ; những người trông rất bình thường đang giúp bạn trong trại hầu hết là nhân viên của Cao Uûy Tị Nạn LHQ hay các hội thiện nguyện khác. Tất nhiên, đã ăn cơm gạo LHQ, bạn sẽ không bao giờ dám nghĩ rằng LHQ chỉ là một bọn ngốc vô dụng. Không có họ và không có các áp lực vận động của họ để yêu cầu các nước vùng biển này lập các trại tị nạn cho thuyền nhân, bạn có nhớ một thời các nước Đông Nam Á đã đẩy ghe vượt biên ra biển chứ, thì người Việt mình đã hẳn là cực kỳ bi thảm.
Và ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều nhân viên LHQ còn ở ngay tuyến đầu lửa đạn để cứu đói, chữa thương... Hình ảnh của nhiều nhân viên LHQ đã giúp hàn gắn nhiều hơn cho thế giới này, để cho thấy địa cầu còn nhiều bóng mát.
Một cách so sánh thường được các nhân viên cứu trợ LHQ nói về con người: Có 3 nhân vật trong các cuộc chiến ở Thế Giới Thứ Ba. Mỗi nhân vật có 1 vũ khí để sinh tồn. Người lính, thường thì không được trả lương và trang phục rách rưới, có khẩu súng trường. Rồi tới người chính khách đứng sau lưng người lính, có vũ khí là tiếng nói. Và người dân thường, hầu hết là phụ nữ, cô đã chịu đủ thứ đày đọa, bệnh hoạn và cả chết chóc, chỉ có vũ khí duy nhất là cặp chân để chạy tị nạn. Trong hầu hết trường hợp, cặp chân này không đủ chạy nhanh.
Theo tường trình của LHQ, các chính phủ đầy căm thù, các nhóm loạn quân trang phục rách rưới, và các bọn hung thần ác sát của chiến tranh đang đưa sinh mạng của hơn 20 triệu người vào cơ nguy. Tường trình này do Jan Egeland, vị tư lệnh về các hoạt động nhân đạo LHQ, đưa ra tại New York hôm 15-6-2004.
Hiện thời, LHQ và các cơ quan cưú trợ không có thể cung cấp "phương tiện căn bản sinh tồn" cho những nạn nhân cần nhất, vì các trở ngại từ bàn giấy thư lại tới cản trở thô bạo, tới cả bạo lực trấn áp. Một nhân viên nói, "Đối với tất cả các chính khách, viện trợ là cái bị xoắn lại để làm lợi cho họ."

Dưới đây là các nơi nổi bật nhất trong bản tường trình.

SUDAN
Cơ nguy: 2 triệu người. Hiện Sudan là nơi có khủng hoảng nhân đạo tệ hại nhất thế giới. Địa ngục tập trung ở vùng Tây Darfur. Trong nhiều tháng, các cơ quan cứu trợ bị cấm vào nhiều phần ở Darfur, nơi dân quân Janjaweed dưới giựt dây của chính phủ Hồi Giáo ở thủ đô Khartoum đang đốt rụi hàng trăm ngôi làng trong một phần chính sách thanh lọc chủng tộc. Hơn 1 triệu người đã chạy khỏi nhà; và đợt mới nhất là 160,000 người đã vượt biên giới để sang nước lân bang Chad.
Có tới 30% khu vực không vào được, theo lời 1 viên chức LHQ, và đủ thứ luật lệ điạ phương - như buộc viện trợ phải đưa qua các tổ chức địa phương - đang làm chậm việc cứu trợ. Nhiều vị mục sư sẵn sàng giúp, nhưng các phụ tá của các nhà tu đáng kính này đang "phá hoại" nỗ lực viện trợ, theo lời Egeland khi tường trình ở New York. Chết vì đủ thứ lý do, cả đói và bệnh. Nếu không cấp nước uống và thiết bị vệ sinh thì "sẽ nhiều, nhiều nữa chết," theo cảnh cáo của ông. Và theo Egeland nói, có 2 triệu sinh mạng gặp cơ nguy. Chính phủ thì hung bạo, mà loạn quân cũng không hiền: mới 2 tuần trước, Giải Phóng Quân Sudan (SLA) bắt giam 16 nhân viên cứu trợ, không rõ lý do, và 4 ngày sau thì thả ra, cũng không giaỉ thích lý do.

AFGHANISTAN
Cơ nguy: 1 triệu người. Trẻ em lạnh tới chết cóng là thường, vì ba mẹ cũng không mua nổi cái mền. Nhiều gian đình A Phú Hãn chỉ sống lây lất bằng bánh mì và trà loãng quanh năm. Giày đối với trẻ em là xa xỉ, sách học là của nhà giàu. Cứu trợ từ Mỹ và đồng minh đã hứa cho A Phú Hãn không bao giờ hiện thực. Tổng Thống Karzai đi vận động nhiều phen, chỉ được hứa chắc từ Tony Blair rằng thế giới không quên A Phú Hãn, nhưng rồi Iraq lại là điểm thu hút chú ý. Địa phương nào ở A Phú Hãn cũng thiếu thốn, chỉ trừ, có lẽ Kabul. Tàn quân Taliban và Al-Qaeda cứ phục kích nhân viên cứu trợ hoài. Hội Bác Sĩ Không Biên Giới trước giờ hoạt động ở A Phú Hãn nhiều năm, qua cả những năm đen tối nhất, bây giờ đã rút khỏi nước này vì bị đe dọa. Lựu đạn ném ám sát là bình thường.

CỘNG HÒA TRUNG PHI
Cơ nguy: 2.2 triệu người. Chỉ có thủ đô Bangui là tương đối an toàn cho nhân viên cứu trợ; miền quê thì đầy lính đánh thuê và loạn quân từ nước láng giềng Chad mò sang. Năm ngoaí, họ giúp Tướng Francois Bozize lên cầm quyền qua 1 cuộc đảo chánh; năm nay họ cướp bóc, hiếp dâm và sát hại thường dân. Họ không chịu giải giới nếu không trả công lật đổ chính phủ cũ: đòi 1,800 Mỹ Kim mỗi người; Tướng Bozize cò kè, đòi trả 250 Mỹ Kim thôi.
Thế là 2 triệu người thành con tin, và khoảng 300,000 người đã bỏ chạy khỏi nhà, và thêm 40,000 người chạy về phương Bắc để vào Chad xin tị nạn.

BẮC UGANDA
Cơ nguy: 1.6 triệu người. Vùng đất rộng lớn của miền Bắc Uganda đang bị bắt làm con tin bởi Kháng Chiến Quân Của Thượng Đế (LRA), một tổ hcức loạn quân tuy nhỏ nhưng đầy hung bạo. Chỉ huy bởi Joseph Kony, LRA tự cho là được Thượng Đế giao sứ mệnh cứu Uganda. Tổng cộng 1.6 triệu người đã bỏ chạy khỏi nhà và vào các trại tị nạn. Mới đầu tháng 6-2004, LRA tấn công một trại khác, đó là đợt tấn công thứ tư trong nhiều tuần lễ. Có ít nhất 35 người chết. Vị linh mục địa phương Joseph Garnar kể, "Nhiều người bị đập tới chết, trong khi những người khác bị đốt cháy trong lều."
LRA đã bắt cóc khoảng 10,000 em vị thành niên, cả nam và nữ, trong 3 năm qua, để tẩy não và đánh đập các em, biến các em thành thế hệ chiến binh kế tiếp. Để tránh số phận đó, nhiều ngàn thiếu niên phải vào thị trấn chính hàng đêm, nơi các em ngủ trong các trụ sở của cơ quan cứu trợ, hay trên đường phố. Nhiều dân địa phương đổ lỗi cho chính phủ Tổng Thống Yoweri Museveni không chịu thương thuyết với LRA. Nhưng Museveni liên tục nói là ông sẽ chỉ dùng quân sự để dập tắt cuộc nổi loạn này.
Và các nơi khác nữa, theo bản tường trình: NEPAL, với 3 triệu người gặp nguy; MIỀN BẮC CAUCASUS, với 1.2 triệu người; PALESTINE: với 3.5 triệu người; SOMALIA, với 500,000 ngươì.... Và họ đang sống bám vào cái cơ chế Liên Hiệp Quốc “vô dụng, nhu nhược,” nhưng đầy từ bi đó.
Thế đó, thế giới đang có 20 triệu sinh mạng đang biến thành con tin và đang nằm trong cơ nguy -- và cơ nguy được định nghĩa là đói mà không có ăn hay không đủ ăn, lạnh mà không nhà ở và không đủ mặc, bệnh mà thiếu nước sạch và thuốc chữa trị, và nhiều nhóm dân trong đó là đối tượng để bị truy lùng, sát hại, hay bắt cóc... Có phải những mặt trận này không đáng để chú ý" Cũng như một thời bỏ chạy lên ghe của bạn"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.