Hôm nay,  

Osama Bin Laden Đã Chết? Rồi Sao?

30/09/200500:00:00(Xem: 5126)
-Nếu tử thi của trùm khủng bố Al-Qaeda được trưng ra, dân Mỹ nghĩ sao"
Truyền thông Hoa Kỳ đều loan tin trên hàng đầu trang nhất, rằng lần đầu tiên một phụ nữ đã đánh bom tự sát tại một trung tâm tuyển mộ làm sáu người thiệt mạng, 25 người bị thương.
Dường như họ vẫn chỉ nhìn vào cây mà không thấy cả cánh rừng…
Người dân Mỹ nay đã quá quen với các cuộc giao tranh tại Iraq và những tin tức phụ nữ đánh bom tự sát khắp nơi cho nên xem vụ nữ đặc công tự sát tại Iraq ngày 28 như chuyện thường. Đây là loại tin xác nhận lại rằng Hoa Kỳ chưa - hoặc không thể - thắng tại Iraq. Sự thật có khi lại không đơn giản như vậy.
Trong thế giới Hồi giáo, việc phụ nữ đánh bom tự sát quả là đã thường xảy ra. Các nhóm khủng bố mệnh danh "Thánh chiến" đều dùng chiến thuật ấy, từ Chechnya đến Uzbekistan. Các nhóm Hồi giáo quá khích tại Palestine, như Hamas hay Islamic Jihad (Thánh chiến Hồi giáo) cũng vậy. Tại Iraq, tàn dư lực lượng Baath của chế độ Saddam Hussein ("dân quân" Fedayeen) cũng từng ép phụ nữ phải ôm bom tự sát, nếu không, cả gia đình họ sẽ bị thủ tiêu. Từ hiện tượng đã thành phổ biến ấy, và vì khó phân biệt đặc tính của từng nhóm võ trang, người ta quen dần với chuyện nữ đặc công tự sát.
Lần này, sự việc có khi khác hẳn.
Tại Tall Afar, Sư đoàn III của Iraq và Trung đoàn III Thiết kỵ của Bộ binh Hoa Kỳ đã hoàn tất chiến dịch truy lùng gay gắt và gây tổn thất nặng cho quân khủng bố. Vì vậy, nhiều phụ nữ Hồi giáo góa bụa có khi muốn trả thù cho chồng mà lãnh vai trò đặc công tự sát, đấy là một giả thuyết dễ hiểu. Nhưng, vụ này xảy ra dưới trướng của al Qaeda, do Abu Musab al-Zarqawi chỉ huy và từ trước đến nay, al-Qaeda chưa hề áp dụng chiến thuật này. Phải chăng, đây là một sáng kiến mới của al-Zarqawi vì tình hình cụ thể tại chỗ, hay là một thay đổi chiến thuật từ cấp cao hơn, từ lãnh đạo al-Qaeda" Mà ai là lãnh đạo al-Qaeda"
Vả lại, nếu chiến thuật cũ thực sự hiệu nghiệm - khiến dư luận Hoa Kỳ tin rằng chính quyền Bush đang thất bại- thì vì sao lại phải đổi tại Iraq"
Sau nhiều vụ đánh bom, các trung tâm tuyển mộ của chính quyền Iraq đã được bảo vệ kỹ hơn, lần này một trạm mộ binh tại Tall Afar lại bị đánh chính là vì an ninh Iraq không khám xét phụ nữ. Kết luận: chiến thuật nữ hóa khủng bố sẽ dễ xâm nhập và phá hoại hơn, hay là al Qaeda đang hết nhân lực và phải vét tới phụ nữ"
Trả lời cho câu hỏi ấy người ta mới thấy là Liên quân Mỹ-Iraq đã tăng cường kiểm soát đường xâm nhập từ bên ngoài (chủ yếu từ Syria) và tại Iraq, thành phần hung hãn nhất chỉ còn là "Thánh chiến", dưới sự chỉ đạo của al-Qaeda và thủ lãnh al-Zarqawi. Hai thành phần kia, tàn dư chế độ Saddam Hussein hay các nhóm Sunni ái quốc chống Mỹ ngày càng ngả về khuynh hướng đấu tranh chính trị hơn là võ trang phá hoại.
Và dù có phủ nhận, al-Qaeda vừa bị một tổn thất đáng kể, là tay trợ thủ cho al-Zarqawi vừa bị hạ sát, do lời điềm chỉ cũng xuất phát từ hàng ngũ al-Qaeda. Cho nên, nếu có kết luận rằng al-Qaeda bị đẩy vào thế yếu, phải đôn quân và dùng phụ nữ chám vào số tổn thất quá lớn thì cũng không hàm hồ: trong khi ông Bush lâm nạn ở nhà vì thiên tai bão lụt, tình hình al-Qaeda cũng không sáng sủa gì hơn.
Nếu muốn tìm hiểu cho kỹ, hãy thử ngó về hậu cứ và lãnh tụ al-Qaeda: ta trở lại chuyện Osama bin Laden, gọi tắt là OBL.
Hầu như ai cũng có thể đoán là OBL đang lẩn trốn đâu đó tại vùng biên giới rất khó kiểm soát giữa Pakistan và Afghanistan. Tại Pakistan, trên vỉa hè Lahore hay Islamabad, một sản phẩm đã sụt giá mạnh ngoài thị trường, đó là những gì liên hệ đến OBL, như dầu thơm và áo thun có hình lãnh tụ al-Qadea. Đấy là chuyện tào lao nơi vỉa hè, không xứng lọt vào ống kính truyền hình Mỹ. Giới phân tách quốc tế thì để ý thấy một chuyện khác, là nhiều cơ quan truyền thông Hồi giáo trước đây chống Mỹ rất mạnh và có thiện cảm với al-Qaeda nay đã đổi giọng. Họ kết án al-Qaeda là co cụm thê thảm, tung ra băng hình nhàm chán và lời ghi âm sắt máu hướng về dân Hồi giáo.
Lãnh tụ OBL và lực lượng al-Qaeda đang mất giá ngay trong quần chúng của họ.

Ngoại trưởng Condoleezza Rice vừa trả lời cuộc phỏng vấn của tạp chí Time, rằng có lẽ quân đội Pakistan ở vào vị trí thuận lợi nhất để truy lùng các lãnh tụ al-Qaeda và đi ngược thói quen thông thường của chính quyền Mỹ, bà Rice còn nhấn mạnh là Pakistan thực sự có thiện chí thi hành việc ấy, nhưng chưa đạt kết quả thì chỉ vì những điều kiện khó khăn ở tại chỗ. Trước đây, Hoa Kỳ cứ phàn nàn là chính quyền Pakistan của Tổng thống Pervez Musharraf thiếu tích cực trong việc truy lùng khủng bố, vì sao ngày nay lại có sự đổi giọng" Đặt câu hỏi, ta lại nhớ là Tướng Musharraf vừa mau mắn "đá ra biên" khi tuyên bố với (cũng) tờ Time, rằng ông mong OBL sẽ bị bắt đâu đó bên ngoài lãnh thổ Pakistan, bởi ai đó…
Ông Musharraf ở vào cảnh trên đe dưới búa, vừa bị áp lực của Hoa Kỳ vừa sợ sự chống đối của phe Hồi giáo cực đoan ở nhà. Không tiếp tay Mỹ truy lùng OBL và diệt trừ al-Qaeda thì cũng mệt và còn mất hậu thuẫn cần thiết để trung hòa sức ép của Ấn Độ. Nhưng quá mẫn cán trong chuyện này là bị các nhóm Hồi giáo, kể cả trong hàng ngũ tướng lãnh, đả kích là "tay sai của Mỹ" và để quân ngoại quốc tung hoành trong lãnh thổ. Đã may mắn toàn thân sau hai vụ ám sát hụt, Musharraf biết thế nào là giỡn mặt tử thần và có thể phỏng tay vì cục than hồng OBL. Nếu có một lời thầm ước thì ông mong là OBL sẽ tan biến đâu đó ở bên ngoài, ở bên ngoài phạm vi trách nhiệm của mình.
Nếu vậy, vì sao Ngoại trưởng Rice, một người không ưa và không thể phát biểu theo kiểu ngẫu hứng, lại lượm lại cục than hồng OBL và nhét lại vào túi Musharraf"
Bà Rice cho biết: 1) chính quyền Mỹ muốn diệt trừ OBL, 2) tin là Musharraf cũng muốn vậy, 3) quân đội Paksistan lại có khả năng hơn quân đội Mỹ để làm việc đó, 4) dù điều kiện tại chỗ có nhiều khó khăn (mà dân Mỹ nên thông cảm). Kết luận: Musharraf được bênh vực (có thiện chí), nhưng cũng thoát nợ (vì điều kiện tại chỗ khó khăn), Hoa Kỳ có quyết tâm, nhưng diệt OBL được hay không thì cũng còn tùy thuộc vào những yếu tố khách quan khác, của ai khác.
Điều chính yếu ở đây là dưới con mắt chính quyền Bush, việc Osama bin Laden còn sống hay không thực ra không còn quan trọng nữa.
Giới hữu trách Hoa Kỳ biết nhiều và nhớ dai hơn truyền thông và quần chúng, nên không quên là từ tháng 10 năm ngoái đến nay, không thấy OBL xuất hiện trên băng hình; lần cuối nghe thấy tiếng qua băng ghi âm là tháng 12, 2004. Trong khi ấy, thủ lãnh số hai là Ayman al-Zawahiri lại xuất hiện và lên tiếng ngày một nhiều hơn (tám lần trong 12 tháng qua, từ mùng chín tháng Chín 2004) với lời hiệu triệu rất lạ, là phải tiếp tục đấu tranh, cho dù các lãnh tụ có mệnh hệ nào. Cho đến khi OBL chính thức phơi xác, do chiến công hay trách nhiệm của ai đó, hay do al-Qaeda công nhận hoặc Hoa Kỳ thông báo, người ta vẫn phải đặt giả thuyết là y còn sống. Nhưng, sống và chiến đấu ra sao" Còn khả năng lãnh đạo không"
Theo dõi tin tức từ nhiều xuất xứ, người ta có thể kết luận rằng OBL còn sống hay đã chết hoặc bị trọng thương, nên không thể điều động được gì nữa, điều ấy không còn quan trọng.
Chính quyền Bush rất cần chưng ra bằng cớ là OBL đã chết, nhưng dù có giết được OBL rồi, - nhờ hỏa tiễn hay máy bay không người lái đâu đó trong vùng biên giới Afghanistan với Pakistan, thì việc tìm ra xác để trưng bày không phải là dễ. Nhiều người sẽ hoài nghi như đã từng hoài nghi bất kỳ chứng cớ nào từ phía Hoa Kỳ.
Mà chứng minh xong thì sự việc vẫn không thay đổi về căn bản. Thành tích diệt trừ OBL không đủ vực dậy uy tín của Hoa Kỳ hay Tổng thống Bush khi giao tranh vẫn tiếp tục ở nhiều nơi. Ngược lại, nếu OBL đã chết, quần chúng Hồi giáo quá khích sẽ có thêm một vị thánh tuẫn đạo và sẽ lại gào thét ôm bom tự sát. Chi bằng cứ để mọi sự mơ hồ và tiếp tục gây sức ép để Tổng thống Musharraf và an ninh Pakistan phải ráo riết truy lùng tàn dư của al-Qaeda, trong khi vẫn tỏ vẻ thông cảm, như Ngoại trưởng Rice vừa tuyên bố, về những khó khăn cụ thể ở tại chỗ.
Thành thử, chính al-Qaeda mới có gánh nặng là phải chứng minh rằng OBL vẫn còn sống, cuộc chiến còn tiếp tục. Họ vừa chứng minh theo kiểu của họ, đó là đưa phụ nữ ra làm vật tế thần. Nhìn trên toàn cảnh, al-Qaeda gặp nhiều khó khăn hơn chính quyền Bush, nhưng truyền thông và dư luận Mỹ lại không thấy như vậy.
Chúng ta trở lại quy luật đã từng thấy tại Việt Nam: thắng mà tưởng bại…

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.