Hôm nay,  

Trung Cộng Chia Rẽ Đồng Minh Mỹ-úc

18/05/200500:00:00(Xem: 4936)
Trong nhiệm kỳ hai, TT Bush lo thực hiện chiến lược dân chủ hóa thế giới là ưu tiên hàng đầu; và vùng xung yếu là Trung Đông. Trong khi đó Trung Cộng âm thầm chống lại Mỹ ở Á Châu. Một mặt TC giúp cho độc tài CS Bắc Hàn, độc tài quân phiệt Miến điện. Mặt khác TC chia rẽ Mỹ với đồng minh lâu đời và ruột thịt nhứt của Mỹ ở Á Châu, là Úc, và lung lạc Phi luật Tân. Phản ứng, Mỹ tăng cường và mở rộng thế liên minh Mỹ- Nhựt. Nhựt tái lập quân đội và cùng Mỹ can dự sâu hơn vào các vấn đề ở Eo Biển Đài Loan. Còn Ngoại Trưởng Mỹ Condi Rice bay sang Á Châu, tuyên bố chính Mỹ sẽ bảo vệ Thái Bình Dương, chớ không phải Liên Âu và than phiền Liên Âu có ý định gỡ cấm vận vũ khí cho TC. Nhưng quan trọng nhứt là việc TC quyết định chia rẽ tình dồng minh gắn bó và bền vững nhứt của Mỹ với Úc, trong bàn cờ chánh trị và thế chiến lược ở Á Châu Thái Bnh Dương.

Mục tiêu mà TC tập trung mũi dùi nỗ lực tấn công đầu tiên để chia rẽ tình đồng minh Mỹ- Úc, là nước Úc. Chỉ sau non nửa tuần lễ TC ban hành đạo luật "Chống Ly khai", dành quyền dùng biện pháp quân sự để tấn công Đài Loan dân chủ, một cán bộ cao cấp về ngoại giao của TC đề nghị Úc xét lại Hiệp ước Úc đồng minh với Mỹ, đã kéo dài nửa thế kỷ.

Nước Úc là một đồng minh thân thiện và bền vững nhứt với Mỹ ở Á Châu. Úc tham dự tất cả chiến tranh với Mỹ suốt bề dài của thế kỷ 20-- từ Thế Chiến 1 đến Thế Chiến 2. Dù Chiên tranh VN là một vấn để nhiều tranh cãi trong chánh trị nội bộ Úc, Úc vẫn sát cánh với Mỹ đến phút chót. Trong cuộc hành quân ở Đông Timor hồi tháng 9/1999, dù Mỹ không hài lòng lắm, nhưng khi thấy Úc điều quân trừng phạt lại Nam Dương, Mỹ vẫn hăng hái góp quân để tiếp bạn Úc. Trong cuộc chiến chống khủng bố, Úc đưa quân tiếp Mỹ bất cứ ở chiến trường nào, dù ở Afghanistan hay Iraq.

Úc cũng là nước đã từng chia xẻ với Mỹ nhiều vấn để gay go về an ninh trên con đường bảo vệ dân chủ ở Á Châu. Thế nên Cựu Thứ Trưởng Ngoại Giao Richard Armitage của Mỹ cả đời gắn bó với Á châu sự vụ, ï gần đây viếng thăm thủ đô Canberra Úc, bày tỏ cảm tưởng, Ông không thể tưởng Úc không giúp Mỹ ở bất cứ cuộc xung đột lớn nào ở Á Châu - dù đó là Đài Loan.

Thế nhưng từ sau luật Chống Ly khai, xác lập quyền đánh Đài Loan, TC không ngần ngại, công nhiên chia rẽ tình đồng minh Úc Mỹ. Chính vào ngày Đạo Luật ấy ra đời, Cục Trưởng Á Châu Thái Bnh Đương sự vụ của Bộ Ngoại giao TC, là Ô. He Yafei, trả lời một phóng viên Úc đến từ Úc. Răn đe "nếu có những biến chuyển gì trong tương quan Mỹ- Úc, liên quan đến liên minh [ Anzus ] có hại cho hòa bình và ổn định Á Châu, thì [ Úc] phải hết sức cẩn thận." Và Ông thêm nhứt là liên quan đến vấn đề Đài Loan. Một thông điệp ngoại giao như thế đã quá rõ ràng. Nghĩa là tốt hơn Úc không nên giúp Mỹ bảo vệ Đài Loan-- nếu không thì...coi chừng ..

Ngay sau đó Bộ Ngoại Giao Úc phản ứng liền, ra thông cáo, Úc không có ý định tu chỉnh bất cứ mặt nào hiệp ước liên minh với Mỹ, và tình đồng minh đó vẫn vững mạnh. Nhưng những cán bộ lão làng CS trong Bộ Ngoại giao TC không phải là những tay vừa. Họ biết lợi dụng kinh tế để làm chánh trị. Đó là mỗi năm hai nước TC và Úc giao thương với nhau, thương vụ lên đến 20 tỷ Đô. Bắc Kinh sẽ lấy đó để làm đòn bẫy lung lạc Úc, xeo Úc xa rời Mỹ..

Bốn năm trở lại đây, muốn hay không muốn TC đã trở thành một đại siêu cường thế giới. TC đã sẵn sàng thử thách Mỹ để trở thành đệ nhứt siêu cường ở Á Châu Thái Bình Dương. TC đã đánh thẳng vào xương sống của thế mạnh của Mỹ ở Á châu là nước Úc. Mục đích của TC là bẻ gãy thế liên minh này của Mỹ. Có thế mới thay thế vai trò của Mỹ được trong vùng.

Bên cạnh đó, TC một mặt tăng cường ảnh hưởng kinh tế đối với các nước trong vùng như Phi Luật Tân cũng là đồng minh Á châu lâu đời của Mỹ. Nước này là mặt trận tương đối yếu của Mỹ. Vì ngán TC có lần các phong trào chánh trị quốc gia cực đoan đã áp lực thành công chánh quyền dân cử không cho Mỹ mướn căn cứ không quân và hải quân khiến Mỹ phải dời về Singapore, và Phi Luật Tân mất nhiều tỷ Đô la mỗi năm. Mỹ mới trở lại Phi luật tân sau này trong cuộc chiến chống khủng bố với quân đội tiếp cho lực lượng an ninh Phi chống quân Hồi Giáo Cực đoan ở Phi. Nhưng với một cái giá tương đối cao là viện trợ hàng tỷ Đô la mỗi năm. Mặt khác TC tăng cường thế đỡ đầu cho các chế độ độc tài như CS VN, Bắc Hàn và Quân phiệt Miến Điên để làm vật cản trên con đường dân chủ Hóa Á châu của Mỹ.

Vì thế Mỹ không thể vui chiến thắng dân chủ ở Trung Đông mà không để ý đến TC đang ngăn trở chính sách của Mỹ ở Á châu. Đó là kết luận của nhà phân tích thời cuộc Dana Dillon trên chương trình truyền hình Fox News gần đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.