Hôm nay,  

Tam Giác Loretta Sanchez, Tôn Nữ Thị Ninh & Đỗ Nam Hải

16/12/200400:00:00(Xem: 5228)
Trong cuộc đấu tranh bền bỉ cho dân chủ và nhân quyền của nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước, tháng 12 năm 2004 xuất hiện ba nhân vật. Thứ nhất là bà Loretta Sanchez, một dân biểu Hoa Kỳ; thứ hai là bà Tôn Nữ Thị Ninh, một dân biểu Việt Nam và thứ ba là một nhà tranh đấu, ông Đỗ Nam Hải, bút hiệu Phương Nam ở thành phố Sàigòn.
Ông Đỗ Nam Hải sinh năm 1959 tại Hà Nội hiện ở tại quận Phú Nhuận Sàigòn là một chuyên viên về kinh tế ngân hàng, tốt nghiệp tại đại học Úc châu năm 2001. Trong hai năm 2000 và 2001 khi đang còn học tại Úc châu ông đã viết một loạt năm bài bình luận chính trị bày tỏ ưu tư về tương lai đất nước, về nhu cầu đổi mới, về ông Hồ Chí Minh với bút hiệu Phương Nam. Các bài viết này đã được phổ biến rộng rãi trên các trang web của Đàn Chim Việt và Ý Kiến. Đầu năm 2002 ông trở về Việt Nam và làm việc cho một ngân hàng tại Sàigòn. Hình như vào lúc đó nhà cầm quyền Hà Nội chưa biết Phương Nam là chuyên viên ngân hàng Đỗ Nam Hải.
Tháng 8 vừa qua lần đầu tiên ông Đỗ Nam Hải bị công an mời đi làm việc tại một ngôi nhà thuộc quyền quản lý của công an và bị giữ lại hai ngày ở đó nói là để điều tra về “một số vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia”. Sau đó ông Đỗ Nam Hải đã bị hành xách và hù dọa đủ điều. Bốn tháng qua ông bị công an mời đi điều tra hàng chục lần với những hình thức có tính cách đe dọa như điều tra trong phòng kín trong những khách sạn khác nhau, và một lần trên một chiếc xe cứu thương bít bùng, cạnh bờ kênh Nhiêu Lộc. Đầu tháng 12 công an tịch thu máy vi tính của ông. Hết chịu nổi ngày 10 tháng 12 ông Hải công khai gởi một Thư ngỏ đến cho nhà cầm quyền Hà Nội.
Trong Thư ngỏ ông Đỗ Nam Hải cho biết ông không làm gì khác hơn là đòi hỏi dân chủ qua các bài viết của ông. Ông nói ông không oán trách những nguời sĩ quan công an từ cấp úy cho đến đại tá đã phiền nhiễu ông vì họ phải hành xử theo lệnh trên. Nhưng ông viết: “Cái đáng trách là cái thể chế chính trị độc đảng, được luật hóa trong Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam hiện hành. Chính nó, đang và sẽ luôn là vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân gây ra biết bao nổi tai ương đau đớn và sự tụt hậu đến nhục nhã cho đất nước này, dân tộc này.”
Trong Thư ngỏ ông Đỗ Nam Hải nhận xét:
“Hễ chừng nào còn chế độ độc đảng trên đất nước ta thì chừng đó sự bất công, đói nghèo và tụt hậu càng trở nên sâu sắc và trầm trọng – Và đó là điều khẳng định.”
Ông Đỗ Nam Hải nhận xét tiếp:
“Đất nước đã bước ra khỏi cuộc chiến tranh gần 30 năm rồi, nhưng hôm nay con đường đi của dân tộc ấy vẫn loằng ngoằng, quờ quạng như đường đi của người bị khiếm thị nặng ... Chế độ ấy cũng hoàn toàn bất lực trước quốc nạn tham nhũng và cũng không thể ngăn chặn được tình trạng đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay”
Sau hết ông Đỗ Nam Hải đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam làm một cuộc trưng cầu dân ý với một câu hỏi đơn giản: Việt Nam nên hay không nên theo chế đa đảng"
Với sự khủng bố trong bốn tháng qua, ông Đỗ Nam Hải biết những gì sẽ đến với ông sau khi cho phổ biến rộng rãi bức Thư ngỏ của ông, và ông sẵn sàng chờ đợi với cái an nhiên tự tại của một dũng sĩ lên đường đấu tranh cho lẽ phải và cho quyền lợi của dân tộc. Ông Đỗ Nam Hải đã trích lời của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh “Tự do không thể van xin mà được. Tự do phải giành lấy mới có!” để kết thúc bức Thư ngỏ của ông.
Trước hành động dấn thân của ông Phương Nam tố cáo những sai trái của một chính thể độc tài là một bức tranh trái ngược lại. Bà Tôn Nữ Thị Ninh phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội đến Hoa Kỳ ngày 30/11 và dự trù trong ba tuần sẽ đi qua 8 tiểu bang và 12 thành phố, tiếp xúc với thành phần trí thức và sinh viên tại các trường đại học, giới nghiên cứu tư nhân, giới truyền thông, nói tóm lại là những thành phần ngoài chính phủ để vận động và giải thích các chính sách của Hà Nội đối với dân chủ, nhân quyền và tín ngưỡng tại Việt Nam, và để ca ngợi cái tốt lành của một chế độ độc tài.

Ai cũng biết rằng Hà Nội cử bà Ninh đi vận động quần chúng Mỹ (hay nói theo ngôn từ dân gian là đi “giải độc”) vì Hà Nội đang gặp khó khăn trong bang giao với Hoa Kỳ. Mấy tháng trước đây, trước ngày bầu cử tổng thống, Hoa Kỳ đã ghi Việt Nam vào danh sách những nước cần quan tâm đặc biệt vì xâm phạm tự do tín ngưỡng.
Trước hết phải nói Hà Nội đã rất khéo chọn người để đi giải độc. Bà Tôn Nữ Thị Ninh là một phụ nữ trong tuổi trung niên, duyên dáng, ăn nói khéo léo, có một nền giáo dục Tây phương, thông thạo Anh Ngữ cũng như Pháp ngữ. Bà Ninh từng theo học và đỗ đạt tại các đại học danh tiếng ở Pháp và ở Anh trong thập niên 1960. Nói cách khác bà Ninh là một mẫu người rất thích hợp cho sự vận dụng giới trí thức tại các đại học Hoa Kỳ mà bà đang nhắm tới.
Nhưng bà ta không thể thành công vì bà đại diện cho một chính quyền độc tài, và trong quá khứ bà không dấu diếm sự phấn khởi khi phục vụ cho một chế độ độc tài. Tháng 9 vừa qua nhân có hội nghị ASEM lần thứ 5 tại Hà Nội, bà Ninh đã tuyên bố: “chúng tôi xây dựng một thể chế dân chủ với hệ thống độc đảng” và “chúng tôi cũng có quyền bảo vệ quyền của thiểu số”. Biện minh quyền của thiểu số của bà Ninh có nghĩa là biện minh cho quyền cai trị một mình một chiếu của đảng Cộng sản Việt Nam thì chẳng khác gì biện minh cho quyền của kẻ cướp khi đã vào nhà người khác hay quyền của những kẻ khủng bố khi đã bắt được con tin. Với tư tưởng ấu trĩ và lạc hậu đó Bà Ninh có nói rát cổ cũng không ai tin bà. Cho nên chuyến đi giải độc của bà Ninh chỉ có thể là “rải độc”.
Bà Ninh lại không thể thành công vì ba ngày sau khi bà Ninh đến Mỹ Hà Nội đã làm một hành động ngoại giao thiếu khôn ngoan là không cho bà dân biểu Loretta Sanchez vào nước.
Bà dân biểu Loretta Sanchez đại diện một phần khu Little Sài gòn, thuộc quận Cam, là nơi đã thông qua luật không tiếp các nhân vật đại diện cho chính quyền Hà Nội dù Hà Nội có quan hệ ngoại giao với Hoa Thịnh Đốn. Bà Sanchez dự trù đầu tháng 12 sẽ đến Việt Nam để nghiên cứu các vấn đề quốc phòng, an ninh trong vùng, và các vấn đề quan hệ giữa hai nước như thương mãi và nhân quyền theo ủy thác của Ủy ban An ninh quốc hội Hoa Kỳ. Nhưng ngày 3/12, qua tòa đại sứ Mỹ, bà nhận được thư của Hà Nội từ chối cấp chiếu khán cho bà đến Việt Nam với lý do bà Sanchez “thiếu khách quan cũng như thiện chí đối với Việt Nam”. Quyết định của Việt Nam không cấp chiếu khán cho bà Sanchez nhất là với một lý do mơ hồ làm cho giới quan sát quốc tế rất ngạc nhiên, vì không cho dân biểu của một quốc gia đang có bang giao vào nước là một hành động ít có trong bang giao quốc tế và sẽ có những hệ lụy ngoại giao trầm trọng.
Tại sao Hà Nội quyết định như vậy" Gởi bà Ninh đi Hoa Kỳ là một thái độ đấu dịu đối với Hoa Kỳ. Hà Nội có nhu cầu đấu dịu này vì tổng thống Bush vừa tái đắc cử và chính quyền và quốc hội Hoa Kỳ đang ở trong tay phe cực hữu nên Việt Nam lo ngại Hoa Kỳ có thể áp dụng những biện pháp cứng rắn bất lợi cho Việt Nam.
Nhưng người cộng sản thường nhiều tự ái, đấu dịu nhưng vẫn muốn tỏ ra mình không cần đấu dịu nên họ cần một hành động cứng rắn. Và Hà nội dùng việc cấm cửa bà Loretta Sanchez để chứng tỏ sự cứng rắn đó.
Nhưng tại sao phải là bà Sanchez mà không là người khác" Có thể Hà nội chọn bà Sanchez vì bà Sanchez đại diện cho một vùng tại quận Cam mới đây đã thông qua luật không tiếp các phái đoàn của chính quyền Hà nội và là người tích cực yễm trợ cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trả thù không cho bà Sanchez đến Việt Nam là một phát súng bắn hai con chim.
Hoa Kỳ sẽ không im lặng trước sự thách thức này. Nhưng có thể Hà Nội tính toán rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng nhưng chỉ phản ứng trong chừng mực vì Hoa Kỳ không muốn đẩy Hà Nội vào đôi cánh tay đang rộng mở của Bắc Kinh.
Cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tín ngưỡng tại Việt Nam và bang giao Việt-Mỹ vào tháng cuối năm 2004 đang nhảy múa chung quanh cái tam giác Loretta Sanchez, Tôn Nữ Thị Ninh và Phương Nam, trong đó có đủ ba cạnh chiến thuật/chiến lược, du thuyết/tấn công, và hào hứng nhất là cạnh dân chủ/độc tài giữa chuyên viên ngân hàng Phương Nam Đỗ Nam Hải và người dân biểu Tôn Nữ Thị Ninh.
Trần Bình Nam
Dec. 15, 2004
www.vnet.org/tbn
BinhNam@sbcglobal.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.