Hôm nay,  

Mặt Trận Báo Mỹ

19/10/200400:00:00(Xem: 5051)
Sắp tới ngày bầu cử, bây giờ là khởi đầu một cuộc chiến mới: báo chí Hoa Kỳ chia phe ủng hộ các ứng cử viên.
Điều này không có nghĩa là tòan bộ tờ báo sẽ dồn tòan lực để vận động cho ứng cử viên mình chọn. Không phải như thế. Chỉ có nghĩa là tờ báo sẽ giành một bài bình luận trang trọng, giải thích cho độc giả vì sao ban biên tập tờ báo quyết định ủng hộ ứng cử viên nào đó, thí dụ như Bush hay Kerry trong cuộc tuyển cử 2004.

Thường thì bài viết ủng hộ này sẽ đăng vào một số báo chủ nhật trong vòng vài tuần lễ kế ngày bầu cử, vì báo Mỹ ngày chủ nhật thường có số phát hành lớn hơn ngày thường; tất nhiên là các báo nghỉ ngày chủ nhật sẽ đăng bài này vào ngày thường. Và cũng có khi bài viết trang trọng này sẽ giải thích vì sao tờ báo quyết định không ủng hộ ứng cử viên nào cả, chỉ vì cả hai ứng viên cùng dở cả. Thế thôi.

Còn thì tờ báo vẫn nhận đăng quảng cáo cho cả hai đảng như bình thường, nếu có. Vì quảng cáo là tiền mà. Nhưng cũng không thiên lệch tí nào, các bản tin trên các báo Mỹ vẫn khách quan, trung thực, chỉ vì đơn giản… tin tức là chuyện xảy ra, không phải chuyện trong đầu ngừơi viết bày vẽ ra, suy đóan ra, hay mơ ước tới.

Mặt khác, trên trang nhận định của báo Mỹ, vẫn sẽ đăng đều đặn các bài chống Bush nằm ngay kế bên bài chống Kerry. Không kỳ thị đảng phái hay quan điểm tí nào. Vì bài viết có ký tên sẽ thể hiện riêng quan điểm của người viết bài đó, không phải quan điểm tờ báo. Cần ghi nhận thêm về cách trình bày của trang bình luận trên báo Mỹ: những bài có tính cách bênh vực Kerry hay Dân Chủ sẽ nằm ở các cột bên trái trang báo, và các bài bênh vực Bush hay Cộng Hòa sẽ cho nằm ở các cột bên phải trang báo. Đây là nói báo giấy, không phải báo điện tử. Đơn giản: Dân Chủ thường được gọi là phe tả; Cộng Hòa là phe hữu. Và người chủ bút tôn trọng cách xếp lọai đã phổ biến như thế. Còn các bài nằm giữa trang thường trung tính, quân bình, có khi chê cả 2 ứng cử viên, hay có khi bàn chuyện khác, không nóng hổi gì, thí dụ chuyện khảo cổ trên đất Iraq chẳng hạn, vân vân.

Cho nên, chuyện báo Mỹ ủng hộ ứng cử viên nào đó chỉ là muốn bày tỏ trách nhiệm công dân với độc giả, rằng tòa sọan thấy rằng ứng cử viên này sẽ làm lợi cho Hoa Kỳ trong 4 năm tới hơn là đối thủ của ông ta. Nhưng tòa sọan vẫn sẽ kêu gọi độc giả tự suy nghĩ và tự lựa chọn lấy, và các trang báo vẫn sẽ quân bình giành cho mọi tiếng nói, bất kể các quan điểm dị biệt.

Đây là đất nước của tự do, không hề có chuyện Tổng Cục 3 hay Tổng Cục 4 nào tới hù dọa, chụp mũ cả. Cho nên, việc ủng hộ ứng viên dù là của 1 tờ báo, cũng chỉ được xem như ý riêng của 1 ban biên tập, tuy có giúp uy tín cho ứng viên được ủng hộ, nhưng không có tính quyết định nặng cân lắm. Cũng không hề có chuyện một tờ báo chính thức ủng hộ Kerry, sáng hôm sau liền có ngừơi của Cộng Hòa tới biểu tình trước tòa sọan, giăng cờ, phát loa, ầm ĩ chụp mũ phản chiến hay đầu hàng khủng bố… Và ngược lại, báo ủng hộ Bush cũng không hề bị biểu tình, la lối chụp mũ là diều hâu, đổi xác lấy dầu hỏa… Mà tất cả người viết đều trân trọng với từng dòng mình viết ra, và ngừơi đọc tôn trọng quyền tự do phát biểu đó, và rồi tự mình có quyền tự do lựa chọn rất là riêng tư. Phải nói như thế, rồi theo dõi chuyện báo Mỹ chia phe ủng hộ mới thấy hết cái không khí dân chủ Hoa Kỳ, rồi mới thấy thương cho quê nhà vẫn chưa hề được quyền tự do suy nghĩ, phát biểu, viết bài, in báo… những quyền cực kỳ căn bản của con người.

Hôm chủ nhật 17-10-2004 là một ngày làng báo Mỹ nhộn nhịp như thế. Thượng Nghị Sĩ John Kerry đã được nhiều báo Mỹ ủng hộ hơn, qua mặt Bush trên lĩnh vực này.

Tính tới hôm đó, Kerry được ít nhất 30 báo Mỹ chính thức ủng hộ, trong khi Bush được 17 báo ủng hộ.
Nếu tính theo mức độ báo lớn, thì Kerry vẫn nhiều ủng hộ hơn, với số lượng phát hành hơn Bush ở tỉ lệ 3 đối 1: xấp xỉ tổng cộng 30 báo có tổng số phát hành 8.7 triệu ủng hộ Kerry, còn thì 17 báo với tổng số phát hành 3.3 triệu số ủng hộ Bush. Cần nhắc, đó là số phát hành, còn số độc giả thực sự thì hẳn là ít hơn, khó đo lường hơn.

Tuy vậy, Bush cũng được ủng hộ bởi nhiều báo lớn, như các báo Chicago Tribune, Arizona Republic, the Denver Rocky Mountain News, Ft. Worth Star-Telegram, Richmond Dispatch, the Indianapolis Star và The Dallas Morning News.

Trong số những báo ủng hộ Kerry có 5 tờ đã từng ủng hộ Bush trong cuộc bầu cử năm 2000: năm tờ báo "đón gió trở cờ" này là the Bradenton Herald ở Florida, the Daily Camera ở Boulder, Colorado, the Columbia Tribune ở Missouri, và the Daily-Herald ở Arlington Heights, Ill., và tờ Muskegon (MI) Chronicle.
Ba tờ báo đã từng ủng hộ Bush năm 2000 đã loan báo rằng họ sẽ không ủng hộ ứng cử viên nào năm nay: đó là các báo Tampa Tribune, tờ Wichita Falls Times-Record ở Texas, và tờ Winston-Salem (NC) Journal.

Bên cạnh các báo lớn đã nêu trên, Bush còn được ủng hộ của các tờ Omaha World-Herald, Grand Rapids (MI) Press, The Freelance-Star ở Fredericksburg, Va., the York (PA) Daily Record, The Repository ở Canton, Ohio, The Times-Reporter ở New Philadelphia, Ohio, the New York Sun, the El Paso Times và tờ Las Cruces Sun ở New Mexico, và tờ News-Gazette ở Champaign-Urbana, Ill.

Trong những tờ báo loan báo ủng hộ Kerry hôm chủ nhật có nhiều tờ trong tiểu bang nghiêng ngửa Florida: các tờ The Miami Herald, St. Petersburg Times, South Florida Sun-Sentinel ở Ft. Laudedale, Florida Today ở Melbourne, Palm Beach Post, Daytona Beach News Journal và Bradenton Herald ở Florida.
Trong các tiểu bang nghiêng ngửa, Kerry được ủng hộ thêm từ các tờ: the Minneapolis Star-Tribune ở Minnesota; the Daily Camera ở Colorado, the Dayton Daily News và Akron Beacon-Journal ở Ohio, và Duluth (Minn.) News-Tribune.

Kerry cũng được ủng hộ từ các báo lớn ở các tiểu bang đa số theo Dân Chủ từ lâu: tờ New York Times, The Boston Globe, San Jose Mercury-News, San Francisco Chronicle, Sacramento Bee, Fresno Bee và Modesto Bee.

Các tờ báo khác ủng hộ Kerry còn là: tờ The Kansas City Star, the Roanoke (Va.) Times, the Grand Forks (ND) Herald, Charlotte Observer, the Lexington (Ky.) Herald-Leader, the Mail-Tribune in Medford, Oregon, và tờ Press-Democrat ở Santa Rosa, CA.

Nhiều báo ủng hộ Kerry khi giải thích đã nặng lời chỉ trích Bush. Tờ Miami Herald lên án Bush là "tính đảng hẹp hòi." Nhích lên phía bắc tờ này (ở Florida), thì tờ The Daytona nêu ra việc Bush làm quá dở. Tờ Sacramento Bee ở miền Trung California thì viết, "Đất nứơc đã trả giá đắt cho sự kiêu căng của Bush - thâm thủng và nợ tăng vọt, mất vị trí và tính hiệu quả ở hải ngọai…" Đối với tờ New York Times, thì Bush chỉ gây ra "đầy tai họa."

Mặc dù loan báo lập trường ủng hộ Bush, tờ The Indianapolis Star trong bài quan điểm viết rằng cả 2 ứng cử viên đều "đáng thất vọïng," trong khi tờ The Chicago Tribune lại thanh minh thanh nga kiểu triết lý, dù ủng hộ Bush vẫn cố làm vui lòng Kerry: "Có nhiều điều mà Tổng Thống Bush lý ra có thể làm khác đi trong 4 năm qua. Có nhiều bài học, Bush cần phải học. Và có những lý do - ngòai các hiểm họa toàn cầu phần chắc là sẽ chiếm trọn nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp - để khuyến cáo cho cả 2 ứng cử viên đều xuất sắc này."

Nhưng tờ Dallas Morning News thì rất mực nhiệt tâm cho Bush, viết: "Dân Mỹ muốn và cần 1 tổng thống có xương sống đã luyện thép bởi lòng can đảm và 1 quả tim tràn ngập từ bi… đây không phải là lúc để Hoa Kỳ chao đảo. Đây không phải là lúc dân Mỹ bỏ rơi tổng thống của họ." Cần nhắc, tờ này nằm ngay trong tiểu bang nhà của Bush, và là nơi xuất sinh ra dàn cố vấn Bạch Oác hiện nay.

Còn tờ Tampa Tribune, nguyên từ nhiều thập niên chuyên ủng hộ ứng viên Cộng Hòa, tuyên bố rằng tự thấy mình trong "một vị trí không thể hình dung nổi hồi 4 năm trước" vào lúc mà báo này "ủng hộ mạnh mẽ" Bush năm 2000. Báo này nói rõ là không hài lòng gì Kerry, nhưng cũng bày tỏ thất vọng về Bush, cho nên tờ báo sẽ "không góp tiếng nói chung với dàn đồng ca của các báo nghiêng về bảo thủ đang ủng hộ Bush tái cử… Nhưng chúng tôi không thể ủng hộ TT Bush ra tái ứng cử vì điều hành dở cuộc chiến ở Iraq, vì tiêu xài thâm thủng ngân sách, vì kiểu [Bush] tấn công vào chính phủ mở, và lời hứa không giữ nổi 'để là người đòan kết, không phải kẻ chia rẽ' bên trong Hoa Kỳ và thế giới."

Nhóm chữ "chính phủ mở" (open government) nêu trên là kiểu Bush ngăn chận thông tin, giữ bí mật nhiều điều mà báo chí tìm hiểu, và chỉ đưa hồ sơ ra khi có lệnh tòa ép buộc. Cần nói, đây không phải là kiểu bưng bít thông tin kiểu CSVN. Mà chỉ là áp dụng sự diễn giải Luật Aùi Quốc, theo nhu cầu cho cuộc chiến khủng bố.

Vậy rồi các báo Việt ngữ ở Mỹ ủng hộ ai, Bush hay Kerry" Hay là nên bắt cá hai tay" Hay là làng báo Việt cũng nên giả vờ chia đôi, phân nửa ủng hộ Bush, phân nửa cho Kerry" Hay nên là để lửng lơ con cá vàng để sau này ai lên mình cũng nói chuyện được" Hay là chỉ ủng hộ một hướng thôi: nhu cầu nhân quyền cho VN"

Nhưng cũng đừng nên đặt quan trọng cho chuyện báo chí ủng hộ, dù là báo Mỹ hay báo Việt. Cần nhớ rằng, dân Mỹ lười đọc báo hơn là xem TV. Thậm chí mới hơn một tháng trứơc, tờ Newsweek thăm dò, còn thấy khỏang 40% dân Mỹ vẫn tin là Saddam Hussein nhúng tay vào vụ không tặc lao phi cơ đánh sập 2 tòa cao ốc WTC. Điều đó có nghĩa là rất nhiều dân Mỹ không chịu đọc báo, vì cầm tờ báo nào đi nữa, thì ngay trang nhất các báo từ lâu đều đã viết là Saddam không dính gì vụ nổ 9/11. Thêm nữa, đọc báo là phải tốn tiền mua, còn xem TV là miễn phí mà. Nhưng, khi dân Mỹ mở TV xem, cũng không phải tất cả đều mở ra xem tin tức, nhất là sau khi rời một ngày ở sở làm đầy cực nhọc. Thế đó: đối với nhiều dân Mỹ thì có nhiều show TV hấp dẫn hơn là chuyện Bush, Kerry… Mà có phải ai cũng muốn sử dụng quyền bỏ phiếu của mình cả đâu, nên nhiều người chẳng bận tâm bao nhiêu. Trong khi đó thì cả thế giới đang nhìn vào lá phiếu của họ.
Phải chi Việt Nam mình cũng có không khí sôi nổi tưng bừng như ở Mỹ, thì vui biết là bao nhiêu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.