Hôm nay,  

Vận Động Tranh Cử Tiêu Cực Trong Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2004

05/10/200400:00:00(Xem: 22937)
Đại hội của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đã xong.
Giờ đây cuộc vận động tranh cử bắt đầu bước vào giai đoạn quyết liệt ăn thua đủ.
Thăm dò ngay sau đại hội đảng Cộng Hoà cho thấy Bush đang dẫn trước Kerry 10 điểm.
Cũng như trước đây ngay sau đại hội đảng Dân Chủ Kerry dẫn trước Bush 5 điểm.
Đó là thông lệ trong hầu hết những cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là cứ ngay sau đại hội của đảng thì ứng cử viên của đảng có đại hội luôn luôn dẫn trước đối thủ.
Khi viết bài này thăm dò mới nhứt cho biết Bush và Kerry ngang ngữa nhau.
Hai ứng cử viên Bush và Kerry đang tung ra những số tiền khổng lồ và những chiêu độc đáo để hạ đối thủ và lôi cuốn cử tri đứng về phía mình.
Bush thì muốn tái đắc cử để ở lại Toà Bạch Ốc thêm bốn năm nữa để tiếp tục những công việc còn đang dở dang. Bush cho rằng chiến tranh Iraq và Afhganistan đã làm tan rã tổ chức khủng bố Al Qaeda và cần phải có một tổng thống mạnh để tiếp tục cuộc chiến này đến thành công. Trong khi đó Kerry quyết ăn thua đủ muốn đánh bật Bush ra khỏi chiếc ghế tổng thống vì cho rằng chính quyền Bush đã lừa dối dân chúng Hoa Kỳ về lý do tấn công Iraq. Chính quyền Bush đang bị sa lầy tại Iraq và Afghanistan. Chính quyền Bush đã dẫn đất nước Hoa Kỳ đi sai hướng ( wrong direction) cần phải thay đổi. Thăm dò cho biết 54% dân Mỹ cho rằng Bush đi lạc đường.
Thực ra thì cuộc vận động tranh cử này gay go chỉ xảy ra tại những tiểu bang độc lập tạm dịch là swing state, là những tiểu bang đa số những cử tri có tinh thần độc lập không nghiêng hẵn về một đảng nào. Từ chổ này chúng ta thấy hai ban vận động Bush và Kerry đã tập trung mọi nỗ lực và tiền bạc vào những tiểu bang độc lập như Ohio, Wisconsin, Florida, Pennsylvania, Iowa, Michigan v…v. Thốâng kê cho biết cử tri độc lập chiếm khoảng 15-20% trên tổng số cử tri toàn quốc.
Đây là con số cử tri quyết định sự thắng bại của hai ứng cử viên.
Tại những tiểu bang là những thành trì kiên cố của từng đảng thì ứng cử viên đối lập không thể nào thắng được và kết quả luôn luôn được xác định ngay từ những ngày đầu. Ví dụ như tại California thì Bush không thể nào chen chân được để đánh bại Kerry. Ngược lại tại Texas thì Kerry chỉ vận động sơ qua cho có lệ vì đó là đất địa của Bush .v..v.
Sự tranh giành phiếu từ những cử tri độc lập càng trở nên gay go và quyết liệt hơn khi những cử tri này tới giờ phút này vẫn chưa có một quyết định rõ ràng ủng hộ ai. Trước sự ngang ngữa hiện nay của hai ứng cử viên Bush và Kerry càng làm cho những cử tri này không vộị vàng có quyết định dứt khoát mà phải chờ đến những ngày cuối cùng mới có quyết định dứt khoát ủng hộ một ứng cử viên nào.
Cuộc vận động này nhuốm nhiều mùi tiêu cực cũng là điều dể hiểu.
Thông thường một vị tổng thống đương nhiệm phải dẫn trước đối thủ nhiều điểm thì mới có hy vọng tái đắc cử. Nếu tổng thống đương nhiệm không dẫn trước đối thủ nhiều điểm thì dễ dàng có cơ bị thất cử ví dụ như tổng thống Carter với Reagan và Bush "cha" với Clinton. Thăm dò từ đầu cuộc vận động tranh cử đến hôm nay cho thấy Bush và Kerry luôn trong thế khít khao, sát nút.
Vì phải hạ đối thủ bằng bất cứ giá nào trong cuộc tranh cử khít khao cho nên chúng ta không lạ gì khi cả hai ban vận động tranh cử của Bush và Kerry đã không nương tay trước đối thủ. Từ đó chúng ta thấy hai ban vận động đã phải dùng những chiến thuật vận động tiêu cực (negative) và bôi bẩn nhau (dirty) đi ra ngoài những nguyên tắc đạo đức chính trị.
Thay vì tranh luận với nhau trên những vấn đề, những chương trình hay những chính sách về an sinh xã hội, về kinh tế và công ăn việc làm, về an ninh, quốc phòng, chiến tranh và ngoại giao thì hai bên đem đời tư cá tính của nhau ra tố lẫn nhau. Hai bên không ngần ngại dùng những chiến thuật tranh cử bẩn thỉu, hạ cấp, tiêu cực để hạ đối thủ
Những chiến lược gia của đảng Dân Chủ thì chủ trương phải tranh luận trên những đề tài (issues) thì dễ dàng thắng đối thủ trong những cuộc tranh luận.
Trong khi đó những chiến lược gia của đảng Cộng Hoà cho rằng Bush "không thể thắng được đối thủ qua những đề tài thì tốt hơn hết là phải làm một cái gì đó". Một cái gì đó mà đảng Cộng Hoà chủ trương là tập trung vận động đi vô cá tính, tư cách và đời tư của đối thủ hơn là những vấn đề.
Đảng Cộng Hoà không ngần ngại tung ra những vận động tranh cử tiêu cực hạ Kerry qua những khuyết điểm của Kerry trong thời gian ở thượng viện, trong chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Iraq để kết án Kerry không đáng tin cậy lãnh đạo Hoa Kỳ:
- Bush cho rằng Kerry trong thời gian 20 năm tại thượng viện thường hay thay đổi lập trường bỏ phiếu trên những vấn đề quan trọng. Bush cũng như Cheney và ban vận động tranh cử CH chụp cho Kerry một danh hiệu là "Flip-Flop", tức là không có lập trường rõ ràng.
- Về chiến tranh Việt Nam, nhóm "Cưụ Chiến Binh Giang Thuyền Sự Thật" (Swift Boat Veteran For Truth) một nhóm cựu chiến binh xuất phát từ Texas thân cận với Bush đã cho đăng quảng cáo trên những tiểu bang độc lập tố cáo Kerry nói láo trong việc lãnh những chiến thương bội tinh trong chiến tranh, đồng thời nhóm này còn qui chụp cho Kerry là phản bội đồng đội khi Kerry trong buổi tường trình trước quốc hội Hoa Kỳ chống lại chiến tranh Việt Nam. Kerry không xứng đáng là anh hùng trong chiến tranh Việt Nam.
- Trong chiến tranh Iraq, Bush và đảng CH cũng qui kết cho Kerry là người không có lập trường là "Flip-Flop" . Bush cho rằng lúc đầu Kerry bỏ phiếu thuận cho tổng thống Bush tấn công Iraq nhưng sau đó Kerry bỏ phiếu chống ngân quỹ 87 tỉ đô la yễm trợ quân đội Hoa Kỳ tại Iraq và Afghanistan.
- Cheney trong cuộc vận động tại tiều bang Iowa đã tuyên bố rằng nếu dân Mỹ trong ngày 2 tháng 11, 2004 chọn lựa sai lầm tức là bầu cho Kerry làm tổng thống thì nước Mỹ sẽ bị khủng bố tấn công tàn bạo hơn 9-11. Lời tuyên bố của Cheney liền bị phản đối từ cả hai đảng CH và DC mà Cheney phải đính chính và giải thích quanh co. Tuy nhiên sau đó Bush và Cheney và ban tham mưu đảng CH vẫn tiếp tục lối vận động gây sợ hải (fear tactic) trong quần chúng Hoa Kỳ bôi bẩn Kerry và vẽ ra Kerry là một người đồng loã với khủng bố và không có khả năng lãnh đạo chống khủng bố. Luận điệu này đã được ban vận động tranh cử Bush lập đi lập lại nhiều lần đúng như kỹ thuật tuyên truyền.
Sau những quảng cáo vận động có tính cách tiêu cực của Bush và phe CH được tung ra dư luận bắt đầu nghi ngờ Kerry và đã đưa Kerry vào thế thủ. Điểm của Kerry tuột xuống một cách nhanh chóng. Ban vận động tranh cử của Kerry và Dân Chủ phải phản đối quảng cáo vận động tiêu cực của đảng Cộng Hoà nhất là của nhóm Giang Thuyền cần phải chấm dứt. Ngược lại Bush cũng lên tiếng Kerry và đảng DC ngăn chậng những nhóm ngoại vi của đảng DC, gọi là nhóm 527, đang chống Bush như Moveon.org v..v.
Chính những quảng cáo tiêu cực của nhóm Giang Thuyền về Kerry đã gây sôi nổi trên toàn quốc. Thượng nghị sĩ John McCain (CH) anh hùng trong chiến tranh Việt Nam đã lên án những quảng cáo tiêu cực của nhóm Giang Thuyền và yêu cầu Bush nên nói nhóm Giang Thuyền ngưng ngay những quảng cáo tiêu cực.
Bị tấn công, không thể ngồi yên để bị bôi bẩn, ban vận tranh cử của Kerry liền tung ra những phản công bôi bẩn lại Bush như tình trạng vệ binh quốc gia của Bush trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ban vận động tranh cử của Kerry dựa vào hồ sơ quân dịch của Bush trong chiến tranh Việt Nam đã được bộ quốc phòng phổ biến đã cho rằng Bush đã lợi dụng thế lực gia đình của mình để trốn tránh nghĩa vụ tác chiến tại Việt Nam, nôm na có thể coi đó là hành động trốn quân dịch. Ngoài ra trong khi thi hành nghĩa vụ vệ binh Bush cũng không làm tròn vai trò của mình như không theo kỹ luật của những khoá huấn luyện phi công. Khi được biệt phái qua tiểu bang Alabama Bush đã vắng mặt dài hạn không có phép (AWOL) để đi vận động chức thượng nghị sĩ cho một người trong gia đình của mình. Kerry và đảng DC cho rằng Bush không xứng đáng là tổng tư lịnh quân đội Hoa Kỳ.
Ban vận động Kerry tiếp tục phản công Bush trong chiến tranh Iraq cho rằng chính quyền Bush đã khuếch đại lý do tấn công Iraq, Bush và nội các của ông đã nói láo với dân chúng Hoa Kỳ về chiến tranh Iraq.

Nói về "Flip-Flop" thì Bush cũng Flip Flop không thua gì Kerry. "Flip-Flop" có thể coi như bản chất trong chinh trị mà bất cứ chính trị gia nào cũng sử dụng như một chiến thuật để tồn tại và được lòng cử tri và phe đối lập.
Ban vận động tranh cử Kerry đã đưa ra những "flip flop" mà Bush đã hành động như sau:
- Trước khi đánh Iraq, Bush quả quyết là Iraq có WMD nhưng sau đó chính Bush, bà Rice, Colin Powell xác nhận ngược laị khi những báo cáo từ hai Uỷ Ban WMD được tung ra.
- Cũng trước khi đánh Iraq, Bush cho rằng Saddam có liên hệ, tiếp tay giúp Al Qaeda. Nhưng sau đó Bush lại xác nhận không có chuyện này.
- Bush khăng khăng chống lại việc thành lập Ủy Ban 9-11, nhưng sau cùng chấp nhận cho Uỷ Ban được thành lập và đã hoàn tất cuộc điều tra.
- Bush cương quyết chống việc thành lập Bộ Nội An (Homeland Security) do một số thượng nghị sĩ đảng DC đề nghị. Nhưng sau cùng Bush phải chấp nhận cho Bộ Nội An ra đời
- v..v.
Bush đã đưa nước Mỹ sa lầy tại Iraq. Tổng thư ký LHQ ông Annan trong đại hội LHQ tháng 9, 2004 tại Nưũ Ước đã tuyên bố là chiến tranh Iraq do Bush tấn công là phi pháp (illegal) . Đặc biệt hơn chúng ta còn thấy thủ tướng Anh ông Tony Blair, một đồng minh thân tín nhứt của Bush trong chiến tranh Iraq, sau nhiều lần quanh co đến ngày 29 tháng 9, 2004 cũng phải chấp nhận "xin lỗi" nhân dân Anh và đảng Lao Động về những sai trật về vũ khí WMD trong chiến tranh Iraq.
Bush đã lợi dụng thổi phồng chiến tranh khủng bố, chiến tranh Iraq và 9-11 gây chia rẽ nhân dân Hoa Kỳ để che lấp những yếu kém thất bại của chính quyền Bush về kinh tế, về công việc làm, về y tế và anh sinh xã hội v..v. Nước Mỹ hiện nay đang đứng trước một sự chia rẽ trầm trọng.
Kerry lên án chính quyền Bush đã dẫn nước Mỹ đi trật đường ( wrong direction). Bush không xứng đáng là tổng thống của nhân dân Hoa Kỳ và cần phải thay đổi.
Về tuyên bố của Cheney tại Iowa, Kerry và đảng DC cho rằng đảng CH đã dùng chiến thuật vận động tranh cử hù doạ, gây sợ hãi và nguy hiễm cho người dân Mỹ để kiếm phiếu.
Thượng nghị sĩ John Edwards ứng cử viên phó tổng thống của Kerry cho rằng đây là lối vận động thiêáu đạo đức chính trị Hoa Kỳ (unamerica) của chính quyền Bush và đảng CH đã dùng chiến thuật tranh cử bằng những sự hù doạ gây sợ hãi (fear tactic) như phương châm mà những lãnh tụ đảng CH thay phiên nhau liên tục đăng đàn hù dọa nhân dân Mỹ như :
- Chủ tịch Hạ Viện ông Dennis Haster cho rằng :" Al Qaeda muốn dùng bạo lực để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ như chúng đã làm tại Tây Ban Nha,
- hoặc như thứ trưởng ngoại giao ông Armitage cho rằng quân nổi dậy Iraq sẽ tiếp tục phản công gây hỗn loạn để ảnh hưởng đến bầu cử chống lại Bush.
- Tiếp sức thêm thượng nghị sĩ Orrin Hatch, tiểu bang Utah cũng cùng luận điệu hù doạ cho rằng khủng bố sẽ làm tất cả những gì họ có thể làm đượïc từ nay cho đến ngày bầu cử 2 tháng 11, 2004 để yễm trợ cho Kerry.
- Bộ trưởng Nội An ông Tom Ridge và Bộ trưởng tư pháp ôngJohn Ascroft đã nhiều lần báo động dân chung Hoa Kỳ đề phòng khủng bố sẽ tấn công nước Mỹ, hoặc gần đây Bộ trưởng Nội An còn cho biết rằng khủng bố có thể tấn công trong ngày bầu cử do đó cuộc bầu cử có thể phải dời lại.
- Ngoài ra đảng CH còn dùng tiếng nói của thượng nghị sĩ Zell Miller thuộc đảng DC của tiểu bang Georgia, nay trở thành độc lập, tố cáo Kerry là người nguy hiễm và không có tinh thần yêu nước.
Gần đây đảng CH còn tung thêm những quảng cáo trên TV tại những tiểu bang độc lập chiếu những bóng hình của Bin Laden, cuả Atta và của Saddam Hussein lẫn quẫn với cái bóng của Kerry ám chỉ Kerry là đồng minh với khủng bố ngụ ý cho người dân Mỹ thấy rằng Kerry là người tiếp tay với khủng bố và sẽ làm cho nước Mỹ bị khủng bố tấn công.
Phản công lại những quảng cáo chụp mũ tiêu cực trên, Kerry và đảng DC cũng cho đi những quảng cáo với những hình ảnh gia đình Bush bắt tay thân thịên với những hoàng tử trong hoàng gia Saudi ngụ ý cho rằng tập đoàn Bush là đồng minh với hoàng tộc Saudi khủng bố nước Mỹ ( ở đây người viết xin mỡ dấu ngoặc cho biết 19 trong số 23 tay khủng bố vụ 9-11 là xuất thân từ nước Saudi).
Vận động tranh cử ngay thẳng đi vào những đề tài như kinh tế, an sinh xã hội, giáo dục môi sinh và y tế..v..v dường như không ăn khách lắm và không lôi cuốn cử tri chú ý theo phe mình bằng những vận động tranh cử tiêu cực, bôi bẩn và bơi móc nói xấu đời tư của đối thủ.
Cho nên chúng ta không lạ gì khi hai ứng cử viên Bush và Kerry đã không ngần ngại dùng những vận động tiêu cực, chụp mũ, nói xấu, phóng đại những chi tiết ly kỳ về cá tính và đời tư của đối thủ để triệt hạ đối thủ cho bằng được. Theo những chuyên viên nghiên cứu vận động tranh cử cho rằng vận động tiêu cực bôi bẩn là những vũ khí sắc bén hữu hiệu dễ dàng đánh ngã đối thủ.
Chính những vận động tiêu cực, dơ bẩn đã đem đến những kết quả rất cụ thể và thắng lợi cho ứng cử viên nào đã biết cách xử dụng nó trong chính trường Mỹ trong những năm vừa qua như
- Năm 1988. Bush "cha" đã hạ đồi thủ Dukakis (DC) khi ban vận động của Bush "cha" đã qui kết Dukakis là đồng lõa với tội phạm khi Dukakis còn làm thống đốc tiểu bang Massachusetts đã tha cho một phạm nhân nhân giết người.
- Năm 2000, Bush "con" trong tranh cử sơ bộ dảng Cộng Hoà đã hạ đối thủ là thượng nghị sĩ John Mc Cain bằng cách chụp cho Mc Cain nhản hiệu phản lại cưụ chiến binh Hoa Kỳ vì Mc Cain đã bỏ phiếu tại thượng viện một dự luật về quyền lợi cựu chiến binh Mỹ.
- Năm 2004 nhóm "Cựu Chiến Binh Giang Thuyền Với Sự Thật" đã tấn công Kerry về chiến công, huy chương và phản chiến trong chiến tranh Việt Nam đã làm cho Kerry bị mất uy tín và mất điểm với cử tri mặc dù những kết án hay bôi nhọ Kerry có nhiều điểm không chính xác.
- Cũng về vụ chiến tranh Việt Nam khi Kerry phản công lại Bush về tình trạng vệ binh quốc gia cũng làm cho Bush điêu đứng và mất nhiều uy tín với cử tri.
- V…v

THAY LỜI KẾT.

Ở bất cứ thời gian, nào trong bất cứ không gian nào, chính trị là muôn mặt, chính trị là thủ đoạn và đôi khi chính trị là gian manh và tàn ác.
Trong chính trị mà nói đến đạo đức chính trị là xa xí và không thực tế.
Chính trị gia dù là người Mỹ hay bất cứ dân tộc nào khác cũng không đi ra ngoài những bản chất về chính trị ở trên.
Cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004 dĩ nhiên cũng không thể có những biệt lệ vượt thoát ra khỏi cái bản chất trong chính trị được.
Nhìn vào cuộc vận tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2004 hay trở về trước chúng ta đều có thể nhận định được rằng đây là một cuộc đấu tranh tuyên truyền giữa hai đảng CH và DC.
Nói đến đấu tranh tuyên truyền tức là nói đến những kỹ thuật lộng giả thành chân, mờ mờ ảo ảo được lập đi lập lại nhiều lần để ăn sâu vào tim, óc của người dân, gây ấn tượng mơ hồ nơi người dân. Đấu tranh tuyên truyền là một đấu tranh dựa rất nhiều vào những lý thuyết và quy luật về khoa tâm lý xã hội học đánh đúng yếu điểm, hiếu kỳ, sự sợ hãi của người dân để thuyết phục người dân phải tin theo những tuyên truyền của mình.
Yếu điểm và hiếu kỳ của người dân là thích nghe và tin những gì xa lạ với những cái bình thường trong cuộc sống hằng ngày. Lo sợ nguy hiễm cũng là những yếu tố mạnh đánh vào con tim của cử tri. Quần chúng thích nghe những gì thuộc về đời tư hoặc cá tính, hoặc những chuyện lem nhem bên lề cuộc sống của một ứng cử viên hơn là những đề tài liên quan đến cuộc sống hằng ngày.
Chính những quảng cáo có tính cách tuyên truyền này lại ăn khách và thu hút sự chú ý của cử tri nhiều hơn tất cả và được giới truyền thông tập trung khai thác như những đề tài thảo luận chính cho nên dễ dàng gây xúc động và ảnh hưởng đến suy nghĩ và quyết định của cử tri.
Chính trị chủ trương theo học thuyết của Machiavellianism mà nhóm tân bảo thủ (Neo-Conservative) trong chính quyền Bush và đảng CH đang theo đuổi hoàn toàn thích nghi với bản chất chính trị. Cho nên khi thấy Bush và đảng CH tấn công tiêu cực, bôi bẩn, chụp mũ Kerry cũng là điều dễ hiểu.
Vận động tranh cử tiêu cực, bôi bẩn, chụp mủ là một thứ vũ khí vô cùng sắc bén lợi hại và rất hiệu quả để hạ đối thủ thì tại sao Bush và Kerry lại từ chối xử dụng những vũ khí này để đi vào Toà Bạch Ốc "
Chúng ta chờ xem những vận động tranh cử tiêu cực, bôi bẩn, chụp mũ có ảnh hưởng và hiệu quả đến mức nào trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004 này "
Chúng ta hãy chờ xem./.
Chicago 27 tháng 9, 2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.