Hôm nay,  

Một Buổi Chiều Nghe Khánh Ly Hát Nhạc Người Họ Trịnh

31/08/200400:00:00(Xem: 5556)
Tôi đến nghe Khánh Ly hát trong buổi chiều nhạc thính phòng chủ đề "Rừng Xưa Đã Khép", hôm Chúa Nhật 22 tháng 08 vừa qua. Tôi không chối nhận mình là thính giả trung thành, một "big fan" của Khánh Ly cả 4 thập niên qua. Có khoảng 800 người đến nghe trong bưổi chiều nay, ở nơi vũ trường Majestic. Cũng may mà không ai chơi xấu báo cáo với sở cứu hỏa, chứ nếu không có lẻ lính cứu hỏa, cảnh sát sẽ đến đuổi bớt mọi người ra, vì số người quá hạn sức chứa này. Tôi là một trong những nhà bảo trợ chính của chương trình (nói cho đúng hơn là công ty Western Union mà tôi làm việc) vậy mà không có ghế ngồi. Tôi đành phải ngồi chật kín, nép sát người ở một góc bàn của người bạn quen, cái bàn tròn nhỏ mà đến 7-8 người ngồi, chân tay không cử động được suốt cả gần 5 tiếng đồng hồ chương trình, thỉnh thoảng tôi phải chạy ra ngoài cửa tìm không khí mà thở.

Nhiều người cũng như tôi, họ mua vé 50 đô la nhưhg không bảo đảm có ghế ngồi, nhiều người đành đứng suốt cả buổi. Nhưng không ai than phiền cả, họ chịu khó như thế, cho đến phút cuối chương trình, khi mà Khánh Ly đã hát bài hát cuối cùng, đã nói lời chào tạm biệt, mà cũng chưa ai muốn về, chưa ai muốn đi.

Tất cả 800 người khách của buổi chiều nay, còn muốn nghe Khánh Ly hát thêm nữa. Khánh Ly chưa làm mãn nguyện khách. Khách còn thèm thuồng tiếng hát của chị, mà giờ đã hết, giọng hát chị đã như không còn hơi nữa. Tôi thấy Khánh Ly như mệt mỏi lắm có lẻ như đúng lời chị than vãn lúc mở màn, chị đang bị đau cổ họng cả tuần lể. Ban đầu tôi vẫn nghĩ mấy ca sĩ thường hay lấy cớ đang đau bệnh, để bào chữa cho chính mình, lở trường hợp khán thính giả có thất vọng vì mình. Nhưng mà Khánh Ly có lẻ bệnh thật. Sự mệt mỏi đó có thể nhìn thấy trong đôi mắt, trên khuôn mặt của chị chiều nay.

Nhưng mà Khánh Ly đã không mệt mỏi trong giọng hát. Càng hát về sau, tôi cảm thấy chị hát hay hơn và hay hơn. Chị như thấm "thuốc", như "phê" vừa xong, hát say mê không mỏi mệt, và hát quá hay đi thôi. Hay hơn Khánh Ly hát trên các sân khấu của Thúy Nga Paris, hay những show ca nhạc lưu diễn. Khánh Ly hát cho chương trình Khánh Ly, cho khán giả riêng của Khánh Ly, và có lẻ cho một người đã nằm xuống tên Trịnh Công Sơn, nên tuyệt chiêu của Khánh Ly tung ra hết, hát cao vút lên trời, hay thấm xuống tận đáy tim người nghe.

Khánh Ly một lần nữa hát nhạc Trịnh Công Sơn. Khánh Ly tổ chức buổi buổi chiều ca nhạc thính phòng, trong chủ đề từ một bài nhạc của anh Sơn, mang tên "Rừng Xưa Đã Khép". Tôi viết văn hơn 30 năm, vẫn không hiểu một buổi ca nhạc có chủ đề "Rừng Xưa Đã Khép" mang ý nghĩa gì, mà Khánh Ly hay ông MC chương trình Nam Lộc cũng chẳng giải thích được. Có lẻ chỉ là muốn nói về một buổi chiều nhạc với những tác phẩm của Trịnh Công Sơn.

Một buổi chiều ca nhạc với Khánh Ly hát gần 20 bài hát của Trịnh Công Sơn, nhưng vẫn như bao nhiêu bầu show khác, chưa ai dám can đảm thẳng thắn tổ chức một đêm nhạc lấy chủ đề là đêm nhạc Trịnh Công Sơn. Vẫn chưa ai dám đi thẳng vào đề tài như thế. Chắc là vẫn còn sợ có... biểu tình trước cửa.

Tôi muốn nói một chút về vấn đề Trịnh Công Sơn.

Cho dù Trịnh Công Sơn vẩn còn bị nằm trong danh sách "phản động" của một số người quốc gia chống cộng, nhạc của anh vẫn được yêu thích hàng đầu ở hải ngoại hay trong nước. Vẫn chưa nhạc sĩ nào vượt hơn Trịnh Công Sơn để làm si mê hàng chục triệu con tim người Viẹt Nam như Trịnh Công Sơn. Cho đến giờ này, lòng hận thù quá khứ của nhiều người đã vẫn là nguyên do để Trịnh Công Sơn bị kết án là người của cộng sản, là kẻ phản chiến, phản bội miền nam Việt Nam. Những trung tâm băng nhạc hải ngoại, kể cả lớn nhất như Thúy Nga Paris, cũng chẳng bao giờ dám làm một chương trình ca nhạc chủ đề vinh danh Trịnh Công Sơn, nhắc nhở về ông, cho dù bao nhiêu nhạc sĩ khác, dù ảnh hưởng tên tuổi và tác phẩm của họ chưa bằng Trịnh Công Sơn, nhưng tất cả đều đã được vinh danh qua những tác phẩm video, DVD.

Không nói thẳng tên anh làm chủ đề, nhưng những đêm ca nhạc Trịnh Công Sơn đã được tổ chức ở nhiều nơi, ngay những nơi gọi là thủ phủ hay trung tâm chính trị của người Việt hải ngoại là quận Cam Little Sài Gòn, hay là vùng Thung Lũng Hoa Vàng San Jose. Tôi đang chờ đợi có một ngày, có một trung tâm hay một người, có một nơi chốn nào đó, sẽ làm một buổi trình diễn ca nhạc Trịnh Công Sơn một cách chính thức để vinh danh sự nghiệp văn nghệ của anh.

30 năm qua, Trịnh Công Sơn bị hô hào tẩy chay ở hải ngoại, còn trong nước nhiều tác phẩm của anh, nhất là toàn bộ những ca khúc da vàng của anh cũng đã bị cấm hát. Những ca khúc nhân bản này, phía những người tỵ nạn chống cộng cực đoan thì cho rằng đó là những giòng nhạc phản chiến, thân cộng. Còn với nhà nước cộng sản, thì đó là nhạc phản động, cũng bị cấm hát trên sân khấu hay trong dân gian. Trịnh Công Sơn, dù đã có lần có cơ hội, cũng đã không bỏ Việt Nam mà ra đi nước ngoài, anh chọn sự ở lại, dù ở quê nhà. Anh cũng không phải là con cưng của đảng hay nhà nước gì cả. Ngược lại, có lúc anh đã vào tù, có lúc anh đã bị nhà nước "phong tỏa" sự sáng tác của anh. Vậy mà khi anh nằm xuống, dù cả triệu người khóc thương anh, dù cái chết của anh như là một ra đi của một vĩ nhân dân tộc, ở bên này nơi đất nước tự do, vẫn có nhiều người còn cầm súng nã đạn chủ nghĩa lên thân xác anh.
Nhưng âm nhạc Trịnh Công Sơn thì sống mãi đòi đời trong lòng những người còn gọi Việt Nam là nước tôi, còn gọi Việt Nam là quê hương dù đang lưu vong ở đâu. Trịnh Công Sơn vẫn là cái tên bất tử. Ngày hôm nay, hát nhạc Trịnh Công Sơn vẫn là một sự thu hút mãnh liệt với quần chúng. Làm bầu show, sẽ biết mình không bao giờ lỗ vốn, nếu tổ chức một đêm ca nhạc Trịnh Công Sơn.

Trong cùng một cuối tuần, ở San Jose có đêm nhạc chủ đề "Như Cánh Vạc Bay", ở quận Cam có đêm nhạc "Rừng Xưa Đã Khép"…… Những tên tuổi ca sĩ hàng đầu đãhát nhạc Trịnh Công Sơn một cách tha thiết và say sưa. Khánh Ly đêm trước đó hát cho "Như Cánh Vạc Bay", hôm sau hát với khán giả riêng của chị nơi "Rừng Xưa Đã Khép".

Tiếng hát của người nữ ca sĩ Việt Nam gần 60 tuổi rồi, với hơn hai phần ba đời mình hát cho Việt Nam. Người nữ ca sĩ duy nhất lúc nào cũng chỉ hát với chiếc áo dài thuần túy Việt Nam trên sân khấu. Người nữ ca sĩ duy nhất còn giữ nguyên một đời mái tóc thề con gái Việt Nam da vàng. Người nữ ca sĩ duy nhất sẵn sàng nhận những viên đạn trên thân thể mình, những nhát dao đâm vào tên tuổi mình, để hát và để vinh danh Trịnh Công Sơn trước đám đông. Không sợ hãi. Không né tránh. Bởi vì không ca sĩ nào hiểu về Trịnh Công Sơn nhiều hơn Khánh Ly, vì chị đã biết anh, đã là một vị trí quan trọng trong sự nghiệp và đời sống của Trịnh Công Sơn, khi Trịnh Công Sơn chưa là ai, và Khánh Ly chưa là ai. Tôi vẫn ngưỡng mộ sự thủy chung của Khánh Ly. Khánh Ly biết rõ nếu không có Trịnh Công Sơn, thì không có Khánh Ly. Chị đã nhiều lần xác nhận như thế trên sân khấu. Còn với Trịnh Công Sơn, cho dù anh đã và vẫn còn đang có hằng trăm ca sĩ hát nhạc của anh, tiếp tục làm rực rỡ những tác phẩm của anh, nhưng cho đến phút cuối cùng của đời anh, anh cũng vẫn chỉ phải nhìn nhận, là nếu không có Khánh Ly, thì cũng không có tên tuổi Trịnh Công Sơn vào lịch sử ngày hôm nay.

Khánh Ly hát gần 20 ca khúc họ Trịnh thật ra vẫn tuyệt vời như bao lần trình diễn khác, cho dù khán giả cũng đã có thể nhận ra những mệt mỏi đã hiện ra trong làn hơi của người ca sĩ này. Ở tuổi này, dù đã cố gắng, dù vẫn còn là Khánh Ly ở ngôi vị nữ hoàng trên sân khấu ca nhạc, nhưng theo quy luật của thời gian, Khánh Ly cũng không thể mãi là tiếng hát Khánh Ly của 20, 30 năm về trước nửa. Nhưng mà bởi vì vẫn chưa ai có giọng hát giống như Khánh Ly. Bởi vì vẫn chưa ai hát nhạc Trịnh Công Sơn tạo được những cảm xúc rung động trái tim tình cảm Việt Nam như Khánh Ly hát. Bởi vì vẫn không ai có thể hát được những ca khúc da vàng như Khánh Ly. Chúng ta được nghe nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn tuyệt vời lắm, nhưng không ai hát hay hơn Khánh Ly. Khi mà Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, chỉ có thể Khánh Ly hát được như thế mà thôi. Tôi không phải là một nhà phân tích âm nhạc, nhưng tôi chỉ biết khi nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, hoàn toàn không giống những ca sĩ khác hát. .

Bất cứ một người nào đã sinh ra và lớn lên trong thời kỳ chinh chiến Việt Nam, nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh, có thể nhắm mắt và thấy lại trong ký ức cả một Việt Nam của những ngày chinh chiến đó, những ngày yêu thương tình yêu ở một thành phố Sài Gòn đó, cho dù chị đang hát một ca khúc da vàng hay là một ca khúc tình yêu. Sài Gòn dù đã đổi tên, nhưng vẫn chưa mất tên, và nghe Khánh Ly hát, chúng ta thấy được Việt Nam của chúng ta, tìm lại được Sài Gòn của chúng ta.

Buổi chiều hôm nay, ngoài Khánh Ly còn có Khánh Hà, Diễm Liên, Tuấn Ngọc, và Phi Khanh nữa. Ai hát cũng tuyệt vời chiều nay cả. Thật là vậy, không phải tâng bốc. Khánh Hà làm rung động lại một thời yêu đương quá khứ của nhiều người thính giả chiều nay khí hát bài "Kiếp Nào Có Yêu Nhau" của Phạm Duy. Diểm Liên yêu kiều và cao vút sức mạnh tiếng hát không thua gì những ca sĩ đang được yêu chuộng trong nước Việt Nam. Tuấn Ngọc thì không có gì độc đáo cả chiều nay, nhưng cũng chẳng làm thất vọng ai, lúc nào cũng nhăn nhó mặt mà hát, nhưng ai cũng phải si tình với tiếng hát anh. Phi Khanh, như cứ còn trẻ mãi của những ngày thời con gái còn hát với gia đình, ban Mây Bốn Phương hai mươi lăm năm về trước.

Nhưng họ chỉ hát đệm cho chương trình chiều nay, để mà Khánh Ly có thì giờ dưỡng sức hát tiếp cho phần hai chương trình mà thôi. Khánh Ly cũng hát một bài với Nam Lộc trong một tác phẩm của chính anh phổ từ thơ Trần Mộng Tú. Khánh Ly hát nhạc của Nguyễ Đình Toàn. Khánh Ly hát vói Phi Khanh, rồi hát với Diễm Liên. Trong khi Tuấn Ngọc và Khánh Hà cũng hát chung một bài liên khúc nhạc Vũ Thành An với nhau. .. Nam Lộc làm MC chương trình này cũng khỏe quá. Ai làm MC cho chương trình của Khánh Ly cũng vậy thôi, nhàn rỗi lắm, kể cả có lần MC Nguyễn Ngọc Ngạn cũng chỉ đứng nhìn nhiều hơn nói, vì Khánh Ly lúc nào cũng nói nhiều hơn MC. Cái thích thú là Khánh Ly ăn nói có duyên, làm nên nụ cười trên môi khán giả, và rất văn chương khéo léo. Nói thật, tôi thích nghe Khánh Ly nói hơn nhiều MC khác. Có lẻ tại vì Khánh Ly còn viết văn, mà ai đã có đọc những bài viết Khánh Ly, cũng phải ghiền đọc dài hạn luôn mà thôi.

Nhưng cũng chiều nay, trên sân khấu, Khánh Ly "thọt" nhẹ vào chuyện ca sĩ trong nước sang Mỹ hát. Khánh Ly xin khán giả đừng bỏ rơi ca sĩ Việt Nam hải ngoại, đừng vì những "cậu mợ từ Việt Nam" (theo ngôn từ của Khánh Ly) mà quên đi tình cảm cho ca sĩ hải ngoại từ 30 năm qua. Có phải chăng sự thật là khán thính giả văn nghệ Việt Nam đang bỏ rơi các ca sĩ hải ngoại vì những ca sĩ trong nước chăng" Tôi không tin là thế. Cho dù tôi biết sức thu hút và thành công của những ca sĩ từ trong nước kinh khủng lắm thôi, và có thể vì thế mà nhiều ca sĩ hải ngoại sợ "bể nồi cơm" của mình. Thật ra những ca sĩ hải ngoại hàng đầu vẫn là sức thu hút chính của nhiều chương trình show ca nhạc khắp nơi. Thúy Nga Paris hay Asia, chưa có mang ca sĩ trong nước lên hát, mà DVD hay video của những trung tâm này vẫn bán chạy nhất nước, về đến hải ngoại người trong nước vẫn thèm thuồng đi tìm thuê xem. Nhiều ca sĩ từ trong nước nay định cư vĩnh viễn ở Mỹ, cũng tìm cách "lobby" để được lên sân khấu Thúy Nga Paris hát chung với các ca sĩ hải ngoại mà thôi. Không có ca sĩ trong nước, khán thính giả vẫn ủng hộ những sản phẩm, những show ca nhạc chỉ có ca sĩ hải ngoại.

Quan trọng nhất vẫn là cái thực tài của người ca sĩ. Khán thính giả muốn tìm nghe những ca sĩ hát hay, chứ không phải là ca sĩ trong nước hay hải ngoại. Tôi đã chứng kiến sự thành công của nghệ sĩ hải ngoại vượt thắng nghệ sĩ trong nước, như lần xem trình diễn của nghệ sĩ hải ngoại Hoài Linh, vượt bỏ xa đôi danh hề hàng đầu Việt Nam là Minh Nhí và Quốc Thảo. Ai cũng khen Hoài Linh hề hay hơn các hề trong nước. Tôi vẫn nghỉ những tên tuổi hàng đầu hải ngoại như Khánh Ly, Khánh Hà, Ý Lan, Tuấn Ngọc, Vũ Khanh, Lâm Nhật Tiến, Thế Sơn, Như Quỳnh, Mạnh Quỳnh, Trường Vũ, ...vv.. vẩn là những tên tuổi ăn khách nhất, và nếu nơi nào họ hát vẫn là những sold out dễ dàng. Các bầu show cũng không ai chối bỏ được sức hút của những ca sĩ hải ngoại hàng đầu.

Ca sĩ trong nước hay ca sĩ hải ngoại, nếu không thành công bởi khả năng và năng khiếu của họ, thì dù hát ở đâu cũng thất bại mà thôi. Những ca sĩ trong nước, nếu họ quá thành công trên đất Mỹ này, cũng thực ra vì họ hát hay quá mà thôi. Những khán thính giả chúng tôi đến nghe người hát hay, và chấp nhận mua một cái vé 50 đô la hay 100 đô la để nghe những tiếng hát thần tượng. Dù đó là một ca sĩ quen thuộc hải ngoại hay một người từ trong nước sang đây hát. Không ai muốn nghe những ca sĩ hát hay vì hay hát cả, không ai muốn trả giá cao để nghe một chương trình có cả chục ca sĩ nhưng hơn phân nửa là ca sĩ hạng nhì hay hạng ba đứng trên sân khấu. Thị trường tư bản và sự tự do lựa chọn trong một quốc gia dân chủ như nước Mỹ đáng quý ở chỗ đó. Một sự tranh đua công bẵng, và những người hay người tài giỏi hơn, sẽ phải có quyền thành công hơn.

Như đêm nay, hơn 800 người đến nghe Khánh Ly, trả một giá vé cao dù không có chỗ ngồi, vẫn sung sướng vô cùng. Không ai trách ban tổ chức hết, nhưng người ta ra về cứ nhỏ to bàn tàn nhau về những giây phút sung sướng nhất mà Khánh Ly đã hát cho họ nghe. Tôi đã phải đứng dậy vỗ tay ngợi khen chị khi ánh đèn phòng trà bật sáng, kết thúc một buổi chiều hạnh phúc quên đi những mệt mỏi của đời sống.

Tôi rời khỏi phòng trà Majestic buổi chiều Chúa Nhật đó, biết mình sau 30 năm làm dân lưu vong, không phải, nói cho đúng dù đã thành công dân Mỹ, tôi vẫn mãi còn là một người Việt Nam thuần túy, với trái tim Việt Nam. Vì tôi đã muốn bật khóc khi Khánh Ly hát cho Việt Nam với những ca khúc da vàng, thân phận con người trong cuộc chiến Nam Bắc phân tranh Việt Nam đã trở thành một dấu tín của vĩ nhân âm nhạc Việt Nam: Trịnh Công Sơn .....hãy nghe Huế Sài Gòn Hà Nội, Người Già Em Bé, Cho Một Người Nằm Xuống (ca khúc mà Trịnh Cộng Sơn đã viết cho người hùng Không Quân VNCH, cố chuẩn tướng Lưu Kim Cương của Không Đoàn 33 Tân Sơn Nhất trong trận chiến Tết Mậu Thân)…, và nhiều bài nữa, chừng 10 bài ca khúc da vàng Việt Nam đã được hát đêm nay.

Một lần nữa cám ơn chị Khánh Ly. Cám ơn Trịnh Công Sơn. Cuộc đời có những phút nghe nhạc họ Trịnh, nghe tiếng hát Khánh Ly, là những phút thấymình như sống trong một cõi nhân gian khác với cuộc đời nhiều hệ lụy bình thường trong mỗi ngày.

HỒ VĂN XUÂN NHI

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.