Hôm nay,  

17 Nước Á Châu Phó Hội, Bàn Kế Diệt Tham Nhũng

09/12/200100:00:00(Xem: 3570)
Hànội (Asia Times) - Chính quyền Cộng sản Việt Nam đang dự định kiểm tra lương bổng trong hàng ngũ các viên chức chính quyền trong năm tới, một nỗ lực nằm trong chiến dịch để đối phó với nạn tham nhũng tại Việt Nam. Nhiều bằng chứng cho thấy chính quyền Cộng sản Việt Nam nhận thức rằng mức lương thấp đã là động cơ để các viên chức trong chính quyền nhận tiền hối lộ, và tham nhũng là một chướng ngại vật cho sự hiệu năng của chính phủ.

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất đang phải đương đầu với tệ trạng tham nhũng tại Á Châu. Trung Quốc, cũng đang vất vả cố gắng diệt trừ tận gốc tệ nạn này khi họ trở nên một trong những quốc gia quan trọng cho nền kinh tế toàn cầu, đã bỏ tù hoặc xử tử nhiều viên chức tham nhũng trong chính quyền.

Trong khi Việt Nam và Trung Quốc - cùng nhiều quốc gia khác đơn độc chống lại tệ nạn tham nhũng, trong và ngoài chính quyền của họ - các quốc gia khác tại Á Châu muốn có một sự liên kết trong trận chiến này. Tại Tokyo tuần trước, 17 viên chức chính quyền đại diện cho 17 quốc gia trong vùng Á châu - Thái Bình Dương đã đồng thuận trong một chương trình hành động chống tham nhũng trong vùng.

"Tham nhũng là một chướng ngại vật lớn nhất cho nền dân chủ và sự phát triển của xã hội loài người", Shomei Yokouchi, một viên chức cao cấp Bộ Tư pháp Nhật đã khẳng định như vậy trong một bài diễn văn chào mừng các đại biểu của các quốc gia đến tham dự Hội Nghị Chống Tham Nhũng (ADB/OECD), được tổ chức tại Nhật với sự bảo trợ của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) và Hiệp hội Phát triển Kinh tế Á Châu (OECD).

Hơn 150 đại biểu đã tham dự hội nghị, gồm các viên chức đại diện chính quyền của các quốc gia, các công ty, truyền thông, các hiệp hội không thuộc chính quyền (NGO0 và những cơ quan và hiệp hội quốc tế. Họ đã đồng thuận trong một chương trình hành động, nhằm phát triển một hệ thống hữu hiệu để phục vụ quần chúng, củng cố nỗi lực chống tham nhũng, quảng bá sự trung tín và trong sạch trong thương vụ, và giúp nâng cao sự tham gia của quần chúng.

Dưới chương trình hành động này, các chính phủ có quyền chọn lực những phương các thích hợp để đối phó với tệ nạn tham nhũng của quốc gia mình. Một trong những phương cách được đưa ra là việc thành lập một hệ thống tuyển dụng công cộng, để bảo đảm cho sự công khai, công bằng, và hiệu năng để và đẩy mạnh việc tuyển chọn các viên chức chính quyền có khả năng và trong sạch. Một phương thức khác là việc áp dụng việc thanh tra công khai, thành lập những phương thức độc lập để quảng bá cho việc cạnh tranh công bình và bảo đảm quyền của người dân được xem xét những dự kiện và tin tức liên quan đến chính phủ.

Đồng ký tên trong bảng hiệp ước chương trình hành động là các chính phủ của Bangladesh, Cook Island, Fiji, Ấn Độ, Nam Dương, Nhật, Nam Hàn, Kyrgyzstan, Mã Lai Á, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Papua New Guinea, Phi Luật Tân, Samoa, Tân Gia Ba và Vanuatu. Trung Quốc, quốc gia đã từng tham dự hai hội nghị trước đây, năm 2000 tại Hán Thành và 1999 tại Manila, đã không tham dự hội nghị năm nay.

Những bản nghiên cứu cho thấy tham nhũng có thể làm tổn hại đến 17% của tổng sản lượng quốc gia (GPD). "Tham nhũng là một căn bệnh ung thư ảnh hưởng đến mọi từng lớp của xã hội, nhất là những người nghèo, và làm ngưng trệ sự phát triển về thương nghiệp cũng như kinh tế", Robert Lee, tổng thư ký của Hội đồng Kinh tế vùng Thái Bình Dương đã tuyên bố như vậy.

Hơn ba mươi quốc gia của OECD đã ký một bản hiệp ước quốc tế tương tự để chống lại tệ nạn tham nhũng.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết chính quyền đang gia tăng nỗ lực để áp dụng những luật lệ cho các cơ quan chính quyền trung ương. Chính quyền CSVN cũng đề nghị kiểm kê tài sản của các viên chức cao cấp và những hoạt động buôn bán của họ, cùng sự trừng phạt đích đáng cho những người vi phạm. Dũng cũng thú nhận rằng đã có rất nhiều trường hợp tài sản của các viên chức được đứng tên một cách hợp pháp cho những người trong gia đình và đã bị khám phá là cũa riêng của họ.

Dũng tuyên bố là tham nhũng là một sự vi phạm luật pháp và là một tệ nạn xã hội, và việc đối phó với tệ nạn này cần sự quyết tâm và nhiều nỗ lực. Dũng cho biết là nghị quyết ban hành bởi Đảng Cộng sản Việt Nam trong kỳ họp vừa qua đã có những biện pháp đối phó với nạn tham nhũng và sự phí phạm tài sản quốc gia.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.