Hôm nay,  

Pháp Luật Phổ Thông

22/05/200200:00:00(Xem: 5609)
Hỏi (ông Lê Bá Em): Cách đây hơn 4 năm, sau khi lãnh tiền hưu trí non, tôi đã cùng vợ tôi đứng ra thành lập công ty xuất nhập khẩu.

Cả hai chúng tôi đều là giám đốc của công ty. Tuy nhiên, trong giấy tờ thành lập công ty, tôi nắm 90,000 cổ phần, mỗi cổ phần là $1 đã được trả toàn bộ. Riêng vợ tôi, chỉ nắm 10,000 cổ phần, mỗi cổ phần $1 nhưng bà ta mới trả $4,000. Điều này có nghĩa là vợ tôi vẫn còn thiếu công ty $6,000.

Sau một thời gian buôn bán về nhập cảng, công ty đã quyết định mua lại căn nhà của chúng tôi với giá là $580,000. Sau khi bán lại căn nhà này để công ty làm văn phòng chính thức, chúng tôi đã mua một căn nhà khác với giá là $720,000.

Vì việc làm ăn của chúng tôi cũng khá trôi chảy trong những năm đầu khi thành lập công ty, nên việc đặt hàng xuất nhấp cảng từ Úc đến các quốc gia Á Châu chúng tôi được các công ty tại Úc cho mua thiếu chịu trong thời gian 90 ngày. Hiện chúng tôi vẫn còn thiếu các công ty cho mua thiếu chịu này gần $1,400,000.

Chúng tôi cũng cho các đại lý tại các quốc gia mà chúng tôi đã nhập hàng vào mua hàng thiếu chịu trong thời gian là 30 ngày. Các đại lý này hiện nay vẫn còn thiếu chúng tôi gần $800,000.

Vì tình hình kinh tế và hệ thống luật pháp tại các quốc gia Á Châu không rõ ràng nên một số đại lý đã quịt nợ chúng tôi.

Với tình trạng này, chúng tôi sẽ không thể tiếp tục điều hành công ty trong thời gian tới và chúng tôi định tuyên bố là công ty bị vỡ nợ.

Xin LS cho biết là trong trường hợp tuyên bố phá sản, thì tài sản riêng tư của chúng tôi có bị ảnh hưởng hay không" Và việc chúng tôi bán căn nhà của chúng tôi lại cho công ty có ảnh hưởng gì trong việc tuyên bố phá sản của công ty hay không"

Trả lời: Tôi xin trả lời câu hỏi thứ hai trước. Đó là việc liệu vợ chồng của ông đã bán căn nhà lại cho công ty có ảnh hưởng gì trong việc công ty tuyên bố phá sản hay không"

Công ty là một thực thể được tạo lập bởi luật pháp. Vì thế, một khi công ty đã được thành lập và hoạt động đúng theo sự quy định của "luật công ty" (the corporations law), thì công ty đã trở thành "một thực thể pháp lý tự quyền" (a legal entity in its own right), và được tách biệt khỏi cổ đông cũng như các người điều hành công ty.

Công chúng có thể tìm thấy được sự đăng ký tên của một công ty cùng những chi tiết khác, nhưng công việc nội bộ của công ty luôn được giữ kín, và được bảo vệ bởi một "mạng chắn" (veil) theo sự quy định của luật công ty. Mạng chắn này chỉ được lật bỏ trong những trường hợp đặc biệt khi tòa nhận thấy là cần phải biết rõ về tình trạng điều hành công việc nội bộ của một công ty. Mặc dầu dưới nhãn quan của luật pháp công ty là "một thực thể pháp lý tự quyền," nhưng trong thực tế công ty không thể tự điều hành ngoại trừ có sự trợ giúp của vị giám đốc, hoặc các thành viên trong ban giám đốc.

Trong vụ Salomon v Salomon and Co Ltd [1897]. Trong vụ đó, Salomon làm chủ một thương vụ và đương sự đã bán lại thương vụ đó cho công ty được thành lập và điều hành bởi chính đương sự.

Salamon là giám đốc điều hành, và đã nắm giữ trên 50% cổ phiếu của công ty, và "công ty viết giấy nợ thiếu Salamon 10,000 bảng Anh" (10,000 in debentures to Salomon), đương sự đã nắm quyền điều khiển cũng như quyền bỏ phiếu phủ quyết tất cả các sự đầu phiếu khác. Sau đó vì gặp khó khăn về tài chánh, thanh lý viên đã được chỉ định để làm thủ tục thanh lý công ty.

Thanh lý viên trong vị thế phải thanh toán nợ mà công ty đã thiếu Salomon cho đương sự, nhưng công ty không có đủ tiền để thanh toán các món nợ khác của công ty. Thanh lý viên bèn thoái thác trả tiền cho Salomon viện lý do là có sự khi trá.

Khi vụ kiện được đưa ra trước tòa sơ thẩm, Thẩm Phán Vaughan Williams đã quyết định rằng công ty chỉ là đại lý của Salomon vì thế Salomon phải hoàn trả tòan bộ số nợ của công ty.

Sau đó Salomon đã kháng án lên Tòa Kháng Án nhưng đã bị Tòa Phá Án bác bỏ.

Salomon bèn kháng án lên "Tòa Kháng Aùn Tối Cao" (the House of Lords), tòa bèn hủy bỏ phán quyết của Tòa Sơ Thẩm và quyết định buộc công ty phải ưu tiên trả nợ cho Salomon. Tòa đã cho rằng hoặc công ty được xem như là một thực thể pháp lý hoặc không được xem như là một thực thể pháp lý.

Nếu công ty được xem như là một thực thể pháp lý, thì thương vụ phải thuộc về công ty chứ không thể nào thuộc về Salomon được. Còn nếu công ty không phải là một thực thể pháp lý thì không một ai có thể được xem như là đại lý của công ty cả. Người ta không thể cùng một lúc tuyên bố rằng đó là công ty và đó không phải là công ty.

Quyết định vừa nêu đã xác quyết về tình trạng và tư cách pháp nhân của công ty để thấy được rằng việc công ty quyết định mua lại căn nhà của ông là quyết định riêng của công ty. Quyết định đó của công ty hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến tài sản tậu mãi được trong thời gian ông giữ chức vụ giám đốc điều hành của công ty cả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, nếu tòa xét thấy là có sự khi trá trong việc điều hành công ty, thì tòa có thể đưa ra quyết định lật bỏ mạng chấn đã được quy định theo luật công ty để xem xét việc điều hành nội bộ của công ty như đã được xét xử trong vụ Gilford Motor Company Ltd v Horne.

Trong vụ đó, khi tòa xét thấy rằng công ty đã dược xử dụng để tránh né các nghĩa vụ pháp lý, tòa đã quyết định " 'lật bỏ' [đâm thủng] mạng chấn của công ty" (to pierce the corporate veil) để xét xem việc điều hành của công ty. Cuối cùng tòa đã đưa ra phán quyết rằng công ty chỉ được thiết lập một cách giả tạo để tránh các nghĩa vụ của hợp đồng.

Trong vụ Jones v Lipman. Trong vụ đó, "bị đơn" (the defendant) đã ký kết hợp đồng để bán căn nhà của đương sự cho "nguyên đơn" (the plaintiff). Tuy nhiên, sau đó "bị đơn" đã cố gắng tránh né việc bán căn nhà này cho "nguyên đơn" bằng cách bán lại căn nhà đó cho công ty được thành lập bởi "bị đơn"ù. Nguyên đơn bèn đưa nội vụ ra tòa buộc bị đơn phải thi hành hợp đồng mua bán này.

Tòa đưa ra phán quyết rằng công ty đã được thành lập một cách giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ của hợp đồng, vì thế tòa buộc "bị đơn" phải thi hành hợp đồng như đã ký kết.

Riêng câu hỏi liên hệ đến việc công ty phá sản có ảnh hưởng gì đến tài sản riêng tư của vợ chồng ông hay không" Tôi xin trả lời rằng theo nguyên tắc việc công ty tuyên bố phá sản hoàn toàn không ảnh hưởng đến những tài sản mà cá nhân của ông bà đã tậu mãi được trong thời gian điều hành công ty; vì công ty là một thực thể pháp lý riêng biệt và tự quyền, công ty có khả năng đứng ra khiếu kiện và bị kiện.

Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, mặc dầu công ty là một thực thể pháp lý tự quyền, nhưng tòa vẫn có thể đưa ra án lệnh để truy xét về những hành động và các quyết định nội bộ của công ty, nếu xét thấy rằng có sự khi trá trong các quyết định được đưa ra bởi ban giám đốc.

Tôi đề nghị ông nên đến gặp LS để được cố vấn tận tình hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.