Hôm nay,  

Một Cái Chết Biểu Tượng

22/05/200200:00:00(Xem: 5318)
Cứ mỗi giây trôi qua trên thế gian này thì lại có những tiếng khóc chào đời đánh dấu sự nhập thế cuả một tân linh hồn. Cũng có những tiếng cười chúc mừng đôi lứa nên duyên chồng vợ. Và dĩ nhiên cũng có những giọt lệ ngậm ngùi tiễn đưa người về bên kia cưả tử. Vòng sinh biệt tử ly xoáy chặt đời người trong vui buồn khổ lụy khó ai tránh khỏi. Và sự vui sướng hay khổ đau cuả một kiếp người cũng ngắn tưạ tiếng khóc hay tiếng cười so với chuỗi thời gian dài thiên thu bất tận.

Ngày 16/4/2002 năm nay trôi thật bình thản trong cuộc sống bình dị cuả tôi. Bình thản đến độ tôi không nghe được những giọt nước mắt lăn trên má nhăn nheo cuả một bà mẹ già Việt Nam nghèo đói mắt đã mờ, tay chân run rẩy ôm xác con trai mình khóc ngất tại giáo xứ Phủ Cam xa xôi hẻo lánh ở Huế. Khi được nghe nói đến cái chết tức tưởi cuả con bà tên Phaolô Phạm Thanh tôi cảm thấy như có một gáo nước lạnh dội lên đầu tôi, lên đầu những ai vẫn còn nhìn cuộc đời qua khung kính mầu hồng giả tạo. Cái chết cuả anh Thanh làm tôi trăn trở suy tư nhiều về hiện tình đất nước.

Phaolô Phạm Thanh, con cuả ông Phaolô Phạm Ngọc và bà Anna Nguyễn Thị Miên, chào đời năm 1956 và giã từ cuộc sống ngày 16/4/2002. Với tuổi đời 46 còn tương đối trẻ, nếu anh Thanh chết một cách bình thường vì bịnh tật hay tai nạn xe hơi như bao người khác trên thế giới, thì có lẽ tôi, những giáo dân và giới linh mục tu sĩ tại Huế đã không phải quá đau đớn trằn trọc về cái chết oan khiên này để rồi người dân ở Huế coi cái chết đó là một biểu tượng thanh niên công giáo VN thế kỷ XX, đã dám chấp nhận đọa đày gian khổ vì can đảm làm chứng cho sự thật.

Riêng đối với tôi, không phải anh Thanh vưà lià trần ngày 16/4/2002. Anh đã thật sự đi vào cõi chết kể từ năm 1977, từ cái ngày thánh lễ cuối cùng tại nhà thờ chánh toà Phủ Cam, sau khi anh lên tiếng cầu nguyện tự phát: "Xin Chuá cho chúng con sớm được hưởng tự do tôn giáo và công bằng xã hộI, vì hiện nay nhiều giáo dân bị đàn áp và nhiều công dân bị tước đoạt tài sản".

Chàng trai trẻ vưà tròn 21 tuổi thanh xuân, cao lớn, đẹp trai và thông minh tên Thanh nào có thể ngờ được rằng lời nguyện này đã kết thúc cuộc đời anh ngay từ lúc đó. Người thanh niên tràn đầy nhựa sống, yêu sự thật và thích nói thẳng đâu có thể tưởng tượng được là những lời nói nhân bản bộc phát tự trái tim khát vọng công bằng cuả mình đã đẩy anh vào lao ngục tra tấn dã mãn biến Thanh thành một người tàn phế loạn trí sau khi được thả ra khỏi tù. Trí óc thông minh cuả người trai trẻ tên Thanh đã ngưng hoạt động kể từ ngày hôm đó. Chỉ còn lại cái xác thân tàn tật vô tri vô giác sống lây lất trong cơ hàn ròng rã suốt 27 năm trời cho đến khi kiệt lực mới trở về với cát bụi. Có lẽ lúc hồn lià khỏi xác, linh hồn Thanh hẳn phải giật mình khó mà nhận ra được tấm thân tàn ma dại cuả chính anh, một xác thân bị dập vùi cho hoa tự do tôn giáo hàm tiếu trong tim anh và trong lòng dân tộc. Tôi đoán rằng khi trực diện với thể xác tàn tạ cuả mình, anh sẽ không hối tiếc về sự chọn lựa cuả anh nhưng ngược lại anh sẽ mỉm cười hãnh diện vì thấy rằng bạo lực tra tấn dã man chỉ ghiền nát được phần xác chứ không tách được linh hồn anh rời khỏi Chuá. Tôi kính cẩn nghiêng mình bái phục tiễn đưa vong linh người con chiên ngoan đạo về với Chuá Trời. Người con chiên hiền lành sống với cái tâm đạo rất cao và hành đạo bằng một trái tim chân thật đầy đặn tình người nào khác chi những vị Thánh tử vì đạo. Xác thân anh giờ đây đã tan vào lòng đất mẹ, đã trở vế với cát bụi hư vô. Nhưng trong tâm tôi và trong lòng người dân Huế, linh hồn người thanh niên trẻ tên Phaolô Phạm Thanh vẫn còn sống oai phong lẫm liệt. Tinh thần dũng cảm, ưa sự thật và công bằng xã hội, qúy trọng tình người cuả Phaolô Phạm Thanh vẫn còn đó. Khát vọng tự do tôn giáo cuả Phaolô Phạm Thanh đang gậm nhấm đời tôi, thấm vào lòng giáo dân bên nhà và đồng bào hải ngoại. Anh đã chết, nhưng linh hồn anh chưa chết, vẫn soi đường cho những người đồng hành đi giưã đêm đen bạo lực, giúp họ thắp sáng ngọn đuốc tự do tôn giáo đang bập bùng réo gọi trên khắp nẻo đường quê hương.

Cái chết oan khiên cuả anh đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều về những điều bất hạnh khó mà tin rằng đang xảy ra trên đất nước chúng ta ở thời đại văn minh này. Tôi làm sao có thể ngờ được rằng những người lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lại nỡ lòng nào tra tấn bẻ tay, phá hủy bộ óc, thân xác cuả một người thanh niên trẻ đầy nhiệt huyết thông minh sáng suốt để biến người dân lành mạnh này thành kẻ què quặt tàn phế. Tôi rùng mình nổi da gà trước cách đối xử quá tàn nhẫn cuả cấp lãnh đạo vô thần coi dân chả khác chi gà vịt. Sống ở nơi có tự do dân chủ như xứ Úc, đối với một người công dân lỡ sinh ra tàn tật, chính phủ Úc lo tìm đủ mọi cách chưã thương tật cho người đó cũng như có những chương trình trợ cấp xã hội đặc biệt giúp cho họ có một đời sống vật chất lẫn tinh thần thoải mái hơn. Làm gì có cái cảnh chính quyền tác oai tác quái bẻ tay chân người dân, phá hủy bộ óc dân để biến họ thành những kẻ què quặt sống ngoài lề xã hội giống như thân phận cuả Phaolô Phạm Thanh.

Linh hồn anh Thanh và đồng bào tôi hỡi ! Bị giam hãm trong một thế giới khép kín tự do nơi đó nhân phẩm con người bị chà đạp, đồng bào tôi làm sao biết được ở bên kia bờ đại dương, nơi phương trời tự do xa xăm ấy, mạng sống và nhân phẩm con người được chính phủ họ nâng niu chăm sóc bảo vệ. Dân đói có chính phủ lo cho cơm no áo mặc. Dân đau có chính phủ cho thuốc uống. Dân tàn tật có chính phủ gửi người đến tận nhà chăm sóc chu đáo. Ở các nước tự do dân chủ chính quyền mới thực sự vì dân và lo cho dân. Biết đến bao giờ dân tôi được đối xử nhân đạo và được sống với nhân phẩm con người" Cũng vì thế, tôi cầu mong luồng sinh khí tự do dân chủ sớm về trên quê hương mình để dân tôi hết khổ, và để không còn cảnh những kẻ thống trị đàn áp dã man những người dân ngheò đói vô tội như Phaolô Phạm Thanh.

*
Nghĩ đến thân phận tàn phế bất hạnh cuả Phaolô Phạm Thanh tôi tránh sao không khỏi nghẹn ngaò uất hận thương tiếc anh lẫn xót xa cho dân tộc mình ở bên nhà. Ngày hôm nay, khi ngồi thầm lặng cầu nguyện trong giáo đường Úc tưởng nhớ đến anh, tôi mới thấy rằng qua bao thăng trầm lịch sử nhân loại, Thiên Chuá giáo sở dĩ còn tồn tại cho tới ngày hôm nay cũng bởi nhờ có những viên gạch nhân ái cao qúy chấp nhận hy sinh lót đường cho sự sống còn cuả đạo pháp như Đức tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền, như qúy linh mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn LợI, Nguyễn Hữu Giải và giáo dân An Truyền, Nguyệt Biều v.v.. Cũng vì thế, mai sau khi tiếng chuông giáo đường ngân vang trong bầu trời Việt Nam tự do, đoàn người dâng thánh lễ tất nhiên sẽ im lặng ngậm ngùi tri ân những viên gạch lót đường đã cho họ có được những giây phút tự do sống trọn vẹn với niềm tin nơi Thiên Chuá.

Phaolô Phạm Thanh đã trở về Nước Chuá hôm 16/4/2002. Nơi anh nằm xuống, tình Thiên Chuá rạng ngời. Người dân ở Huế đã coi cái chết cuả anh là một "biểu tượng thanh niên công giáo VN thế kỷ XX, đã dám chấp nhận đọa đày gian khổ vì can đảm làm chứng cho sự thật". Một biểu tượng cuả tuổi trẻ Việt Nam tự do bất khuất mà đời sau sẽ còn tưởng nhớ đến những viên gạch tiên phong xây nền nhà tự do dân chủ cho giòng giống Lạc Hồng. Nguyện cầu linh hồn Phaolô Phạm Thanh sớm yên nghỉ bình an nơi Nước Chuá.

Nam Dao
Adelaide 30/4/2002

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.