Hôm nay,  

Đồng Chí Tại Thủ Đô Havana

08/02/200000:00:00(Xem: 4847)
Phần ba: Sergei, con trai Krushchev viết về Fidel Castro, sự khủng hoảng tên lửa với sự liên lạc mật giữa cha của Sergei và J.F. Kennedy. Đặng Kim Lai dịch.


Cha tôi, ông Nikita Krushchev, bao giờ cũng ưa lối đối thoại trực tiếp, không qua những trung gian. Cha tôi đã trực tiếp nói chuyện với Tổng thống John F. Kennedy, cả hai người đã mặt đối mặt họp tại Vienna năm 1961. Cả hai cùng đồng ý liên lạc trực tiếp giữa điện Kremlin và tòa Bạch ốc qua thư từ đặc biệt. Chính Tổng thống Kennedy đã đề nghị với cha tôi các thư mật trao tay không được đi qua hệ thống của bộ ngoại vụ, cha tôi cũng đã sẵn sàng đồng ý như thế.
Đó là một thứ hòa ước khá tốt được dùng cho cả hai phe trong cuộc khủng hoảng về tên lửa được dựng tại nước Cuba. Cuộc khủng hoảng như sau này đã toáng lên ngay vào tháng mười 1962. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của cuộc Chiến tranh lạnh, thư từ mật như có tính cách trao đổi cá nhân giữa hai vị nguyên thủ của hai quốc gia lại là phương tiện để giải tỏa sự khủng hoảng quốc tế ghê hồn hơn là dùng các đường lối dọa dẫm nhau và các đuờng lối tuyên truyền bừa bãi.

Tổng thống Hoa kỳ và chủ tịch nhà nước Sô-viết, cả hai đã hiểu nhau, mặc dầu mỗi bên có thể đã định ra đường lối để duy trì nguyên tắc và bảo vệ các giá trị riêng của quốc gia mình. Hai đường lối đã không tương thích với nhau. Chỉ còn con đường nói chuyện trực tiếp mới đạt được mục đích chung để bảo tồn toàn thể các sinh mạng trên trái đất này.

Cái khôi hài là khi Fidel Castro và đồng đội đã vào thủ đô Havana ngày 1 tháng giêng 1959, không một ai tại Moscow để ý chút nào hết về chuyện này. Tòa đại sứ Sô-viết tại Cuba không còn cần thiết đã bị dẹp đi từ năm 1952. Quan hệ bang giao giữa Cuba và Nga vẫn tiếp tục, nhưng chẳng có tòa đại sứ nào cả và cũng không có đại diện nào còn nằm tại Cuba lúc đó.
Sau khi đọc tin của các hãng thông tấn Tây phương tường trình về sự chiến thắng của Fidel Castro, các tin này chỉ làm cha tôi tò mò tìm hiểu.

Để kiếm thêm tin tức, cha tôi đã ra chỉ thị cho Mật vụ và bộ Ngoại vụ của Trung ương đảng làm báo cáo. Các cơ quan này đã cho biết: “Castro thường được biết là một nhà độc tài tại Trung Mỹ, có lẽ có móc nối với cơ quan tình báo CIA của Hoa kỳ và hắn như muốn nhẩy hoà theo điệu hát Hoa kỳ, tựa như Batista.”

Sau đó có tin Fidel Castro đã đi Washington để gặp mặt Tổng thống Eisenhower, một chuyên gia cao cấp cửa Nga về các vấn đề quốc tế đã lợi dụng lúc tôi có mặt tại đó như muốn nói cho cha tôi biết: “Thấy không đồng chí Nikita Sergeyevich, chúng ta nghĩ đúng, Castro đang hối hả đi hầu ông chủ của hắn.”

Thực ra Fidel Castro có ý định đi theo một chính sách hoàn toàn độc lập, sau này người ta mới thấy rõ; riêng cha tôi đã nhận ra ngay từ đầu.
Cha tôi quyết định chỉ có một cách bảo vệ Cuba chống lại sự xâm lấn của Hoa kỳ bằng cách dàn ra các hỏa tiễn có đầu đạn nguyên tử hạch nhân trên hòn đảo này. Hành động như thế, cha tôi đã như có ý cảnh cáo nếu Washington xử dụng quân sự tại vùng này; Thế Chiến III bùng ra.
Năm 1963, Tổng thống Kennedy lại hành động giống y hệt như cha tôi. Tổng thống tuyên bố tự coi mình như là dân Bá Linh và sẽ bảo vệ thành phố này bằng tất cả lực lượng Hoa kỳ có sẵn như trong tương lai Sô-viết chiếm thành phố này. Nói theo từ kinh tế, Bá Linh vô dụng đối với Kennedy, cũng như Cuba đối với cha tôi.

Nhưng vì tư thế của hai siêu cuờng, Bá Linh thành điểm đặc biệt để cho hai vị nguyên thủ thực thi tài lãnh đạo thế giới. Cả hai đã bảo vệ đồng minh của mình bằng mọi giá. Nếu một trong hai nước chỉ lui chừng vài centi-mét, kể như đánh mất tư thế siêu cường. Không người nào tin ở người nào một mẩy may, đó là luật bất hủ trong ván cờ về những quyền lực chính trị. (Chính trị tương tự như chơi cờ, người chơi chỉ cần chiếu bí để đối thủ phải đầu hàng; không có ai chơi cờ thua cho tới khi hết quân.)

Đó là thói thường để biện luận, cha tôi đã đi nước cờ vì Hoa kỳ cố thủ, cho rằng Nikita Krushchev là người ra quân đầu tiên. Thực ra hai vị nguyên thủ nhận thấy cần phải ghìm tại đó và chỉ chờ phát súng nổ đầu tiên, một trái bom đầu tiên rớt xuống Cuba.
Sau đó các qui luật khác đã thay thế. Đó là những qui luật về chiến tranh, qui luật cho Thế Chiến III. Cha tôi khoái nói câu: “Bất cứ thằng điên nào cũng khởi chiến được, nhưng sau đó chúng ta tìm đâu ra kẻ khôn ngoan để chặn đứng chiến tranh.”

Cha tôi và Kennedy, cả hai đã tìm mọi cách phòng hờ phát súng đầu tiên có thể nổ ra.
Song Kennedy đã chịu áp lực nặng nề ghê gớm của dân chúng Hoa kỳ. Cha tôi hiểu rõ vấn đề này và cha tôi đành phải quyết định rút tên lửa ra khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa của Kennedy không xâm lấn hòn đảo này nữa ố một lời hứa mà cha tôi đã tin chắc là đúng.
Như vào năm 1952, điều kiện này không có thể nào tin được: Tin vào Tổng thống Hoa kỳ ư!
Trong buổi họp cấp cao về quyền lãnh đạo quốc gia để bàn việc rút tên lửa, cha tôi đã làm một việc ngoại lệ: “Chúng ta phải giúp Kennedy khi không khuất phục được phe diều hâu. Bọn họ đang yêu cầu cử binh ngay tức thì.”

Chẳng bao lâu sau khi Sô-viết rút tên lửa ra khỏi Cuba, chính tổng thống Kennedy đã yêu cầu báo chí giúp Krushchev là đừng có gáy với giọng cao vút về việc Hoa kỳ chiến thắng.
Có ai đã nghe những lời này tại tòa Bạch ốc cách đây 5 năm chưa"
Cái nhìn thấy rõ sự khủng hoảng về tên lửa chỉ là nhất thời và Kennedy đã chiến thắng; Tổng thống Hoa kỳ đã ép Sô-viết phải rút hỏa tiễn về.
Còn cha tôi lại nghĩ ông ta đã thắng trong việc bảo vệ Cuba tránh khỏi bị Hoa kỳ tiến chiếm và làm phát cảnh giác về một trận chiến lớn có thể xẩy ra. Ván cờ chính trị nằm trên miệng hố chiến tranh, cha tôi đã theo ý kiến riêng của ông: ông là người đã loé nuớc cờ ra đầu tiên không phải là vì yếu bóng vía, nhưng đó là một cách khôn ngoan nhất.

Cái hậu quả chính thực của vụ khủng hoảng về tên lửa là đánh vào nhận thức bất khả kháng của xã hôi Hoa kỳ về quan niệm tương đương, về ngang bằng lực luợng. Sự khủng hoảng này cũng nhằm để hai nuớc cùng hiểu rõ và chia sẻ tìm hiểu cái sức tàn phá mãnh liệt của vũ khí nguyên tử, nó có nguy cơ hủy diệt tất cả những gì hiện hữu hiện nay.
Về điểm này là trách nhiệm của giới truyền thông Hoa kỳ, chứ không phải trách nhiệm của cha tôi.

Giới truyền thông Hoa kỳ đã làm dân chúng Hoa kỳ kinh sợ như tin rằng Sô-viết có thể cho nổ bom nguyên tử gạt họ ra đi vào vĩnh viễn. Khi thế giới đi tới tận diệt, không cần đem những con số ra để nói ai sẽ là kẻ siêu cường về nguyên tử, cũng như tiềm thức về quốc gia không còn nữa.

Nhưng cái thảm cảnh Cuba đã làm dứt những cơn sôi động và đường lối ngoại giao bịp bợm về tên lửa. Cả hai bên đã nhận thấy họ có thể không những hủy diệt lẫn nhau, lại còn tiêu diệt toàn thể văn mimh loài người, chấm dứt cuộc sống của tất cả các sinh vật trên trái đất.
Tháng mười một 1963, John F. Kennedy bị ám sát chết; năm sau cha tôi bị mất quyền. Các nhà cầm quyền thay thế cha tôi đã vội vã sửa sai “cái gọi như cha tôi đã lầm lẫn” bằng cách cho thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang và sản xuất ra muời ngàn vũ khi nguyên tử hạch nhân.
Vào năm 1989, quân đội Sô-viết có 7000 đại bác bắn đạn nguyên tử. Cuộc chiến tranh lạnh đã kéo dài ra 20 năm, từ đầu cho tới năm 1990, năm Liên bang Sô-viết bị băng hoại.
Phải chăng sự thất bại để chấm dứt chiến tranh lạnh đã làm mất đi cơ hội không" Có phải toàn thế giới đã dứt khoát chấm dứt cuộc chiến tranh này hay không"

Chúng ta chỉ đoán và tiếc những cái gì đã không xẩy ra.
Có thể nào tránh thoát cuộc chiến tranh lạnh được không" Nó có phải là sản phẩm của những nhà chính trị có bộ óc bịnh hoạn hay nó là diễn tiến theo lịch sử không thể nào tránh được"
Cả ngàn năm người ta giải quyết các cuộc xung đột bằng cách cho chạm vũ khí.
Với vũ khí nguyên tử được phát minh, song các nhà ngoại giao và các nhà chính trị đã bất chợt nhận thức ra chiến tranh kéo dài không đưa tới sự chiến thắng nào cả, cả hai bên đều bị diệt. Họ đã không còn cách nào khác, nên họ đã dẫn dắt con người lâm chiến và đi xâm lấn mà không để chiến tranh lớn xẩy ra.

Chiến tranh không có đánh nhau được gọi là chiến tranh lạnh (chỉ để ba loại cắc ké và kỳ nhông đánh nhau trong cùng một hang).
Một định nghĩa rất xác thực. Ngay từ khởi đầu sự diễn tiến chiến tranh, ngay trong buổi rạng đông của cuộc chiến tranh lạnh, lúc đó cuộc đàm phán lớn còn chưa được thiết lập, hậu quả của bom nguyên tử hình như chưa được phát hiện. Đó chính là lúc dễ bị cám dỗ và dễ bị đẩy trôi vào cuộc chiến tranh thực sự.

Tôi cho đó là một thành qủa lớn, một chiến công hiển hách của những vị cầm đầu thế giới thủa xưa - khởi đầu là Dwight D. Eisenhower, John F. Kennedy và cha tôi, Nikita Krushchev - tất cả họ đều khôn ngoan đã lèo lái con tầu quốc gia lướt qua những tảng đá ngầm gây ra tai họa của cuộc chiến tranh nóng và bảo tồn sự sống cho loài người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.