Hôm nay,  

Một Người Cha Quyền Lực

29/01/200000:00:00(Xem: 4988)
Phần đầu: Sergei Khruschev, con trai cựu lãnh tụ Sô Viết Khruschev, nhớ lại Chiến tranh lạnh, cha mẹ lừng danh, và đế quốc độc ác (Hoa kỳ)

Khi chiến tranh lạnh bắt đầu, những người Nga vào trạc tuổi tôi còn mài đũng quần tại nhà trường, Khi chiến tranh chấm dứt, chúng tôi cũng đã nghĩ tới lúc hồi hưu.
Suốt cuộc đời của chúng tôi toàn là lo sợ Hoa kỳ - kẻ thù là một đại quốc - có thể một ngày nào đó cho ra một cú chí tử nếu chúng tôi bước sai lầm chút xíu hay tỏ ra nhát gan. Đối với dân Hoa kỳ, lẽ dĩ nhiên Liên bang Sô viết là một đế quốc độc ác. Ngược lại, đối với dân Nga, Hoa kỳ lại là một đế quốc độc ác.

Hầu hết cuộc đời của tôi chỉ quanh quẩn trong nước Nga. Khi tôi khôn lớn lên, tôi đã sang Hoa kỳ, cái song đối trong cái sợ hãi của chúng ta và đi tới chỗ quyết định bảo vệ lý tưởng của đôi bên, cũng như tổ quốc của chúng ta đã làm tôi phát sửng sốt.

Nói thực, cái mãnh lực của chiến tranh lạnh đã gần đi tới một nước tính nắm cổ họng của nước kia chỉ vì một thoáng giận dữ. Trong vấn đề bảo vệ lý tưởng quốc gia, bên nào cũng thế đều giáp ranh tới chỗ dùng sức mạnh để buộc bên kia phải công nhận là họ có lỗi (cái không chờ đợi thường bao giờ cũng tới).

Nhờ tài của chính khách và sự khôn ngoan con người dành riêng cho vị thủ lãnh của cả hai nước - may sao - chúng ta đã tránh được lối giải quyết bằng bạo động chỉ vì chuyện tranh cãi lý tưởng. Chính tự nó, chiến tranh lạnh hết thời và để chúng ta còn sống, chúng ta có thể quay đầu nhìn lại ngay bây giờ và nhận ra sự lố bịch của chúng ta trong quá khứ vừa mới qua.

Ngày nay, nhận ra chúng ta đã gần kề thế chiến thứ ba như thế nào. Những gì gọi là bí mật không còn là bí mật nữa: Chúng ta nhận thấy lúc Stalin chết năm 1953, mọi thứ đều huớng về một cuộc chiến tranh thực sự, chiến tranh nguyên tử hạch nhân. Nhà độc tài Sô-viết đã ra lệnh gấp rút lập lực luợng quân sự không những trong Liên bang Sô-viết, mà còn cả những nước đồng minh đã ký vào hiệp uớc Warsaw Pact tại Balan để tất cả sẵn sàng đụng trận năm 1954 hay năm 1955.

Sự sợ hãi là động cớ thúc đẩy, Stalin đã ra lệnh cho sản xuất 10 ngàn oanh tạc cơ chiến thuật IL-28, có bán kính hoạt động trong vòng 2400km để đậu tại một phi trường dựng trên mỏm băng nằm trên Bắc băng dương, ngay sát đế quốc Nga hơn là lãnh thổ Hoa kỳ.

Quân số của Nga lúc đó lên tới 5.394.038 người, một gánh nặng không thể nào chịu nổi cho bất cứ nền kinh tế nào khi đất nước hòa bình. Song Stalin cũng không thể gây ngay cả một cuộc đụng độ nhỏ nào, bởi vì Không quân Chiến lược Hoa kỳ (U.S. Air Strategic Command) đã có các căn cứ bao quanh Liên bang Sô-viết, lực lượng này có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào được chọn.

Tháng chín 1952, tôi thôi học và bắt đầu vào viện Nghiên cứu Điện năng tại Moscow. Tôi muốn trở thành một kỹ sư chuyên về phản hồi tự động. Lúc đó sinh viên như chúng tôi có xu hướng binh bị, hẳn nhiên thích kên: “Cứ để chúng (đối với bất cứ hạng người nào bạn thích) dí mũi vô đây, chúng ta sẽ cho chúng biết một hay hai cái gì đó.”

Tại trong lớp học, chúng tôi, cũng như các lãnh tụ chúng tôi tại điện Kremlin, tất cả đều có cái cảm giác chắc chắn là chiến tranh sắp tới, không còn xa nữa đâu.
Khi dân Hoa kỳ bầu Đại tướng Dwight D. Eisenhower, một nhân vật anh hùng của thế chiến thứ hai, làm tổng thống năm 1952, chúng tôi không còn nghi ngờ gì nữa, có nghĩa: “Hoa kỳ đã quyết định chiến tranh. Nếu không, tại sao họ lại bầu một ông tướng lên làm tổng thống"”
Không những thế, sau thời kỳ sống qua những trận dội bom khủng khiếp của quân đội Đức trong thế chiến thứ hai, chúng tôi bị khủng hoảng về bom nguyên tử. Chúng tôi phải phơi cái đởm lược của chúng tôi ra.

Trong những lớp học phòng thủ dân sự, người ta biểu chúng tôi phải phủ thân mình chúng tôi bằng một thứ nào đó có mầu trắng, tốt nhất là tấm khăn trải giường trong trường hợp có bom nổ. Như có ý mầu trắng sẽ làm giảm sức phóng của phóng xạ. Sau đó, chuyện tếu được truyền vòng vòng ngay: “Nếu bom nguyên tử nổ, hãy bao quanh mình bằng tấm khăn trải giường và phải bò ngay ra nghĩa trang.”
“Tại sao lại phải vội ra nghĩa trang nhỉ"”
“Vì nó không còn gây ra sự hoảng sợ nữa.”

Song, tháng ba 1953, thượng đế đã can thiệp: Stalin chết. Và người cha của tôi là Nikita Khrushchev, ông bỗng nhiên thành chủ tịch trong guồng máy lãnh đạo mới của Sô-viết, con người đã từng hiểu chiến tranh như thế nào. Cha tôi đã từng lê chân bốn năm trên khắp nẻo đường của đất nước trong thế chiến thứ hai, từ bờ ranh phía tây cho tới Stalingrad và từ Stalingrade tiến quân vào Kiev.

Kể từ mấy tháng đầu cha tôi nắm quyền, ông đã cố gắng phân biệt thực rõ ràng, hoặc người Hoa kỳ thực sự muốn chiến tranh, hay là mình có thể tiến tới một thỏa ước nào với Hoa kỳ. Thiệt là lý thú, tòa Bạch ốc cũng suy nghĩ nhiều với cùng ý nghĩ đó.
Lần đầu tiên cha tôi gặp mặt Tổng thống Eisenhower ngay tại Geneva năm 1955 trong cuộc hội nghị thượng đỉnh tay tư. (Không kể lần gặp thoáng qua vào tháng sáu 1945 tại lăng Lenin, trong cuộc diễn binh kỷ niệm ngày chiến thắng tại Moscow).

Để chuẩn bị cho chuyến công du Geneva, cha tôi đã cố gắng dự liệu mọi chi tiết tỉ mỉ: ông muốn tránh bất cứ cử chỉ nào của Hoa kỳ tỏ ra như không kiêng nể hay khinh thường nước chúng tôi.

Thế mà cũng không tránh khỏi ngay lúc đó, lòng ái quốc bị tổn thương, không phải bởi vì chủ tâm ác ý của phe Tây phương. Đại diện của Sô-viết đã đến Thụy sĩ bằng máy bay IL-14 có hai động cơ. Trong khi đó Tổng thống Eisenhower đáp xuống sân bay bằng chiếc máy bay Constellation to lớn có tới bốn động cơ.

Năm sau, cha tôi đã trả đũa trong cuộc viếng thăm Anh quốc. Chiếc phản lực cơ TU-104 chuyên chở hành khách, chưa bay thử xong, đã đem thư hàng ngày từ Moscow tới London trong thời gian thương thảo. Lúc đó Hoa kỳ không có loại máy bay này. Nữ hoàng Anh quốc nghe tiếng gầm trên trời (theo như lời hoàng tộc nói với cha tôi lúc gặp mặt), nữ hoàng chạy ra và đứng trên bao lơn của lâu đài, há hốc miệng ra nhìn vật kỳ lạ.

Chắc hẳn rồi, lâu dần cũng quen đi, không còn xa lạ nữa. Trong một lần nghỉ giữa các buổi họp bàn thảo, Eisenhower đã giới thiệu cha tôi với người phụ tá của tổng thống - không xa lạ với cái tên Nelson Rockfeller, một đại tư bản hay nhà tỷ phú có tiếng tại nước Hoa kỳ - Cha tôi liền hỏi: “Có phải ông đó là Rockefeller không"” (một nhà tỷ phú mực thước hay keo kiệt, đã có lần dùng điện thoại công cộng, máy điện thoại đã không thối lại 5 cents, nhà tỷ phú cứ nhắc cần treo lên xuống cho tới khi tổng đài viên hỏi ông cần gì. Nhà tỷ phú cho tổng đài biết ông cần đòi lại 5 cents máy đã không trả lại sau khi nói chuyện)

A... Đúng thế Nhà tỷ phú gì mà chẳng thấy có gì khác với người ta không đội nón có chóp cao (Top Hat), hay mặc áo có đuôi mà lại mặc thường, còn thừa hành như một thuộc hạ. (sau này cha tôi kể lại với tôi như thế.)

Ngay lúc ấy cha tôi sững sờ lúc tiếp xúc nhà tỷ phú bằng da và bằng thịt, cha tôi không biết diễn đạt cử chỉ như thế nào cho phải phép. Hồi lâu, không còn do dự, cha tôi dang rộng cánh tay, ôm choàng chỗ nào đó ngay lưng quần Rockfeller - Cái anh chàng Rocky này sao mà cao thế, cao vượt đầu cha tôi và thân hình cha tôi chỉ cao bằng phân nửa chiều cao của Rocky.
Đầu tiên Rockefeller lùi lại, nhưng sau đó cũng ôm lại cha tôi, bộ râu cầm cà má cha tôi trong lúc ôm.

Lúc đó thiệt là khó khăn cho chúng tôi, bên thì Hoa kỳ, bên thì Nga, thử nghĩ mà coi trong thời đại đó, chúng ta đã coi nhau xa lạ như thế nào, bên này hiểu biết về bên kia quá ít. Trong xã giao cá nhân lại có lợi nhiều hơn vào bàn thương thảo, song xã giao này lại không phải là lối bang giao chính thức để đem lại thành quả.

Cuối cùng cha tôi kết luận có thể nói chuyện được với Eisenhower, một con người lẽ dĩ nhiên cũng có kinh nghiệm về chiến tranh trên đầu tay và khỏi kiếm người mới. Nhưng bước đường trước mắt còn nhiều trắc trở.

Tại hội nghị thượng đỉnh tay tư, Eisenhower trình bầy dự tính mở rộng bầu trời để cho phép hai bên có thể bay sang lãnh thổ của nhau để tránh những sự hiểu lầm về sự tấn công bất ngờ. Nhưng cha tôi lại quá sợ nên có ý nghĩ khác hẳn. Trong vấn đề bay qua lãnh thổ, người Hoa kỳ sẽ thấy chúng tôi yếu hơn họ. Điểm này là bí mật của chúng tôi - sự thiệt lực lượng chúng tôi còn yếu. Khám phá được điểm này ngay Hoa kỳ tin chắc có thể tránh cuộc chiến tranh chống chúng tôi.

(Sergei Krushchev là bạn thâm niên tại Trung tâm Thomas J. Watson Jr. Center về khảo cứu quốc tế của trường đại học Brown University. Sergei cùng vợ là bà Valentina Golenko đã trở thành công dân Hoa kỳ năm 1999. Bài khảo sát này do Kim Lai chuyển ngữ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.