Hôm nay,  

Nỗi Thống Khổ Đằng Sau Kỹ Nghệ Sản Xuất Trứng Gà

28/08/199900:00:00(Xem: 4694)
Mỗi năm ở Hoa Kỳ có khoảng 300 triệu cô gà mái bị khai thác tận lực để cung cấp cho người dân những bữa ăn sáng với món omlettes và egg salad. Rất ít người trong số chúng ta biết về nỗi đau đớn lớn lao của các cô gà mái này đã phải chịu đựng hầu đẻ ra cho chúng ta những món ăn sáng và ăn trưa.
Có lẽ bạn đã nhìn hình ảnh chuồng gà nuôi trong các xưởng đẻ ở Hoa kỳ: từng hàng hàng lớp lớp bị cột chồng chất với nhau, chúng bị giam giữ trong những dẫy chuồng bằng dây kẽm mắt cáo vài feet hay vài inches trên đống phân thải của chúng. Tuy nhiên bức hình không diễn tả cho bạn biết được cái mùi hôi thúi và tiếng động ồn ào nhức óc của môi trường chúng sinh sống.
Chất thải và mùi hôi thúi của thịt gà đã tích tụ từ lâu trước khi chúng vào đây, và các cô gà mái mới đến, phải sống trong môi trường dơ bẩn hôi thối này suốt đời, mặc dầu họ có rửa nhưng không thể nào tẩy hết mùi hôi thối chất chồng qua năm tháng, và hơn nữa, chỉ ngay sau khi chùi rửa sự bẩn thỉu lại bắt đầu trở lại vì dân số quá đông lại chật chội. Nhiều cô sẽ chết vì bệnh tật và vì tình trạng sống, và do sự thối rữa của các mảnh thịt mắc vào lưới kẽm.
Ngoài ra còn tiếng động ồn ào tổng hợp của cả một xưởng đẻ chứa hàng trăm ngàn con gà, một cường độ âm thanh cực kỳ hỗn độn.
Mỗi cô gà mái, nặng khoảng 3 pounds, với cánh dài khoảng 30 inches, bị nhốt chung với 4 đến 8 cô khác trong một chuồng chật hẹp có kích thước khoảng 18 inches bề rộng và 18 inches bề ngang cũng như bề cao. Như vậy mỗi cô được sống suốt đời trong một không gian khoảng 48 inches vuông, tức mỗi bề có kích thước khoảng bằng một gang tay người lớn.
Trong một xưởng gà mái đẻ có chứa từ 50.000 đến 125.000 cô gà được chất chồng lên nhau như vậy. Sau một năm bị ép đẻ cực nhọc với nhiều trứng lớn, các cô gà được xem như không còn giá trị kinh tế và được thải hồi qua các lò sát sinh để nấu nước soup và biến chế thành các loại thực phẩm gà hạng rẻ tiền.
Gà không thể tự do đi lại và duỗi cánh, và chẳng thể đáp ứng được tình trạng cư xử bình thường hay nhu cầu xã hội của chúng. Sự cọ xát không ngớt vào các dây kẽm mắt cáo xung quanh, tạo thành những vết bầm, nẻ da, sứt thịt, làm chúng bị đau đớn.
Hầu hết gà mái đẻ bị người ta cắt mỏ để chúng khỏi cắn lộn nhau do sự căng thẳng thần kinh vì sống trong một môi trường chật hẹp. Gà mái đẻ bị bắt buộc đẻ thật nhiều trứng lớn (khoảng 250 trứng mỗi năm), cơ thể của chúng phải chịu đựng gay gắt trước áp lực này. Chúng phải chịu nỗi khổ do bệnh đau gan, vì gan phải làm việc cực nhọc hầu sản xuất ra đủ chất béo và chất đạm cho lòng đỏ trứng. Chúng cũng phải chịu nỗi đau khác do phải rặn đẻ trứng quá to, có khi ruột tràng bị cuốn theo ra với quả trứng, và đổ máu trở thành thương tật, đau đớn cho đến chết.
Chúng cũng chịu cái đau đớn, mà nền kỹ nghệ sản xuất trứng gọi là “suy nhược do sinh sản”, và nhiều gà đã phải chết khi cơ thể quá yếu không thể rặn ra trứng được nữa.
Bệnh rỗng xương (osteporosis) là một bệnh đớn đau khác của gà mái do chúng bị mất calcium vì phải hoàn thành liên tục các vỏ trứng, mặc dầu chủ nuôi có cho thêm calcium vào thức ăn. Chính các chuyên gia về nuôi gà đã thừa nhận, ”...Gà mái đẻ không thể hấp thụ đủ lượng calcium từ nguồn thức ăn...” Sự thiếu calcium tạo nên gẫy xương, tê liệt và chết.
Tưởng cũng cần biết thêm, với lượng tiêu thụ nước súp gà (broiler chickens) càng ngày càng gia tăng, nên kỹ nghệ sản xuất trứng đã phát minh ra đường lối mới trong việc giết các cô gà mái sau một năm cực nhọc đẻ trứng. Máy được đặt trong xe vận tải lớn di động đến các xưởng đẻ, họ thẩy các cô gà mái hết thời vào máy xay, phần lông lá ra một bên, phần khác bao gồm xương, thịt, da, qua một máy khác làm thành vật liệu nấu nước súp mà chúng ta hay dùng.

Vì giá thành cao trong việc giết các cô gà hết khả năng đẻ, có nhiều hãng sản xuất trứng đã buộc gà tự rụng lông bằng cách không cho chúng ăn, uống và nhốt chúng trong bóng tối 18 ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, đó là những nỗi đau khổ ẩn giấu của các cô gà mà chúng ta không thể thấy được. Còn một thứ khác nữa, đó là các lò ấp trứng gà (the egg hatchery).
Lò ấp trứng sản xuất ra hàng trăm triệu trứng gà có thụ tinh (fertilized eggs) và ấp (incubate) chúng trong những kho chứa đặc biệt. Một lò ấp trứng có thể ấp từ 68.000 đến 110.000 trứng một lần. Trứng được sắp trong những cái khay chồng chất và được điều hòa nhiệt độ. Sau 22 ngày ấp, gà con bắt đầu mổ vỏ ra ngoài hàng loạt. Tính trung bình có khoảng 300 triệu con gà trống và 300 triệu con gà mái được sản xuất ra mỗi năm cho nền kỹ nghệ làm trứng.
Tại lò ấp trứng này, các cô gà được tách riêng với các chú gà ra hai nơi. Các chú gà trống được quẳng ngay vào thùng rác.
Các cô gà được chuyển qua xưởng đẻ để sửa soạn cho tiến trình sản xuất trứng. Trước tiên họ cắt mỏ các cô, một tiến trình bao gồm việc dùng lưỡi dao nóng cắt phần nhọn của mỏ. Thủ tục cắt mỏ là một thủ tục đau đớn cho con gà vì phải cắt phần xương, sụn và phần thịt mềm mô tế bào của gà.
Thủ tục cắt mỏ này cũng được lập lại khi các cô lớn khoảng 20 tuần, tức thời gian trước khi các cô đẻ trứng. Nhiều cô chết trong vòng 24 giờ sau khi bị cắt mỏ vì đau đớn và mất máu, và cũng có nhiều cô phải chịu đựng thủ tục cắt mỏ lần thứ ba vì thủ tục và kỹ thuật cắt mỏ yếu kém,. Các điều hành viên máy cắt mỏ được yêu cầu không nên nhìn khi cắt mỏ chúng (chắc là vì quá ghê rợn).
Nỗi đau đớn của các cô gà khi bị cắt mỏ rõ ràng: chúng kêu lớn và phóng uế phân tung tóe. Một số bị đứt luôn toàn bộ mỏ khiến không thể ăn được và chết sau vài ngày. Sau thủ tục cắt mỏ, các cô gà được chích ngừa bệnh tật bằng máy chích tự động. Sự nhiễm trùng cũng thường xảy ra trong thủ tục này và có đến hàng triệu con bị đau và chết trên đường đi đến xưởng sản xuất trứng.
Thế còn các chú gà trống thì sao" Bởi vì chúng không sản xuất và không có lợi ích kinh tế trong việc bán thịt nên họ xem chúng như là rác. Khi phân loại, chúng được quẳng ngay vào thùng chứa rác, chất thành đống, con nọ chồng lên con kia mà chết. Tuy nhiên, trong khi lựa không phải tất cả gà trống đều được chọn một cách tuyệt đối để ném vào thùng rác, mà vẫn có thể có một tỷ lệ gà trống còn lẫn lộn với đám gà mái. Vì thế không phải tất cả trứng gà bán trên thị trường đều không có trống như chúng ta vẫn nghĩ mà cũng có thể có một số nào đó có trống.
Các xe chở rác đổ vào các bãi rác nhưng cũng có nơi tập trung chúng rồi xay nhỏ ra làm phân bón cùng với chất phân thải. Một người đã nhìn thấy và kể lại rằng: “Tôi đã nhìn những chú gà con trong cái máy xay và nhiều chú không được hoàn toàn xay hết. Có tiếng kêu chít chít đau đớn từ đống thịt vụn đã phát ra”.
Ngay 24 giờ đầu tiên, sau khi quả trứng ra khỏi lòng mẹ, nó đã có đời sống độc lập như một sinh vật. Nó có thể có thể có một đời sống tương lai tự do tung tăng bay nhẩy dưới ánh sáng mặt trời. Thế nhưng, bất hạnh thay do sự thích ăn ngon của con người chúng đã rơi vào hoàn cảnh bi thương với sự tàn bạo của máy móc và bị cuốn trôi vào guồng máy sản xuất thức ăn cho con người. Đối với những nhà quản lý kỹ nghệ sản xuất trứng, những cô chú gà này chỉ là một trong hai thứ: hàng hóa vô tri hay là mầm sống hiển hiện thành rác rưởi tàn nhẫn.

(Viết theo tài liệu của Farm Sanctuary News, Summer 1999: Issued July, 1999; Volume 14, No.3. P.O.Box 150 Watkins Glen, NY 14891.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.