Hôm nay,  

Tướng Nghi Và Thế Trận Q.đoàn 4 Tại Căm Bốt

7/8/200000:00:00(View: 6992)
* Tổng lược về cuộc hành quân ngoại biên của Quân đoàn 4 và các tư lệnh chiến trường
Đầu tháng 5/1970, cùng với cuộc hành quân quy mô của Quân đoàn 3 vào các căn cứ địa của CSBV ở hướng Tây và Nam của vùng Mỏ Vẹt, Quân đoàn 4 đã khởi động cuộc hành quân lớn tấn công vào các mật khu của CQ ở phía Đông Nam Căm Bốt. Trong ngày đầu tiên của hành quân, thiếu tướng Nguyễn Viết Thanh, tư lệnh Quân đoàn 4, đã tử nạn trực thăng trong khi ông đang bay chỉ huy các cánh quân. Ngay sau khi được tin tướng Thanh tử nạn, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã cử thiếu tướng Ngô Du, phụ tá Hành quân bộ Tổng tham mưu, khẩn cấp về Cần Thơ giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 & Vùng 4 chiến thuật (giữa năm 1970, các Vùng chiến thuật cải danh thành Quân khu).
Ngay sau khi nhận chức, tướng Ngô Du đã chỉ huy bốn cánh quân của Quân đoàn 4 tiếp tục cuộc hành quân ngoại biên. Tháng 8/1970, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiện ký sắc lệnh cử thiếu tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Sư đoàn 1 BB, thay thế thiếu tướng Ngô Du trong chức vụ tư lệnh Quân đoàn 4, tướng Du được điều động lên chiến trường Cao nguyên giữ chức tư lệnh Quân đoàn 2 thay thế trung tướng Lữ Lan. Ba tháng sau, tướng Du và tướng Trưởng được thăng trung tướng. Từ tháng 8/1970 đến tháng 3/1972, Quân đoàn 4 luôn luôn duy trì một lực lượng đặc nhiệm ngăn chận CSBV trên chiến trường Căm Bốt. Ngày 22 tháng 3/1972, chiến sự đã bùng nổ tại Kongpong Trach với những trận giao tranh ác liệt. Sau đây là diễn tiến các cuộc hành quân của Quân đoàn 4 trên đất Căm Bốt và vùng biên giới. Phần này được biên soạn dựa theo bài viết của cựu trung tướng Ngô Quang Trưởng và một số cựu sĩ quan cao cấp QL.VNCH viết cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, tài liệu của tác giả Trần Phan Anh, và tài liệu riêng của Việt Báo.
* Kongpong Trach và những trận đánh lớn
Konpong Trach là một thị trấn nhỏ của Căm Bốt ở về phía Bắc quận lỵ Hà Tiên, cách biên giới Việt-Căm Bốt 15 km về hướng Bắc. Về địa hình, thị trấn nằm trên một giao lộ giữa một vùng rừng rậm. Từ giữa năm 1970, sau khi lực lượng VNCH khởi động các cuộc hành quân yểm trợ Quân đội Cộng hòa Căm Bốt ngăn chận CSBV và Khmer đỏ, Quân đoàn 4 VNCH đã lập tại đây một căn cứ hành quân để kiểm soát một trong các trục lộ huyết mạch mà Cộng quân sử dụng để vận chuyển quân lương, vũ khí, đạn dược từ bên kia biên giới vào các tỉnh Hậu Giang.
Trong năm 1972, trận chiến tại đây đã bùng nổ khi một chiến đoàn Biệt động quân của Quân đoàn 4 đụng độ với trung đoàn 101 D CSBV, trận chiến đã kéo dài từ ngày 22 tháng 3 đến cuối tháng 4/1972, nhưng vẫn không lắng dịu. Sau trận giao tranh đầu tiên, thượng tuần tháng 5/1972, trận chiến đã mở rộng ở mức độ cao với sự tăng viện từ hai phía. Về lực lượng VNCH, nhiều binh đoàn trừ bị đã được thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, tân tư lệnh Quân đoàn 4, điều động khẩn cấp để tiếp ứng chiến trường.
* Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và chiến trường ngoại biên
Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi nguyên là tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh từ tháng 6/1968 đến đầu tháng 5/1972, ngày 2 tháng 5/1972, ông được Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu cử thay thế trung tướng Ngô Quang Trưởng giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4, tướng Trưởng ra miền Trung giữ chức tư lệnh Quân đoàn 1 & Quân khu 1 thay thế trung tướng Hoàng Xuân Lãm. Khi còn mang cấp đại tá, vị tân tư lệnh Quân đoàn 4 đã từng giữ chức tham mưu trưởng Quân đoàn 1 & Vùng 1 chiến thuật từ tháng 5/1966 đến tháng 6/1968. Ông được thăng cấp chuẩn tướng vào ngày 19/6/1968 và được bổ nhiệm giữ chức tư lệnh Sư đoàn 21 BB thay thế thiếu tướng Nguyễn Văn Minh (tướng Minh được cử giữ chức tư lệnh Biệt khu Thủ Đô). Giữa năm 1970, tướng Nghi được thăng cấp thiếu tướng, tháng 4/1974, ông được thăng trung tướng và tiếp tục giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4 & Quân khu 4 đến tháng 10/1974. Từ tháng 11/1974 đến tháng 3/1975, trung tướng Nghi giữ chức chỉ huy trưởng trường Bộ Binh; từ đầu tháng 4 đến giữa tháng 4/1975, tướng Nghi là tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 mà bản doanh đặt tại Phan Rang. Khi CSBV tấn công cường tập vào Phan Rang ngày 16 tháng 4, ông và chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, đã từ chối lên phi cơ chỉ huy để bay ra khỏi vòng vây của địch quân, và tiếp tục ở lại trận địa điều động quân sĩ, cuối cùng hai vị dũng tướng này đã bị Cộng quân bắt tại chiến trường.

Trở lại với lực lượng tiếp ứng của Quân đoàn 4 tại mặt trận ngoại biên, thiếu tướng Nghi đã điều động 6 tiểu đoàn Biệt động quân, 4 chiến đoàn Thiết giáp, trong đó chiến đoàn Thiết giáp cơ hữu của Sư đoàn 7 Bộ binh là một trong những nỗ lực chính. Lực lượng đặc nhiệm này đã được điều động xuyên qua lãnh thổ Quân khu 4 từ vùng Đông Bắc cách xa trận địa hàng trăm cây số, và được sự yểm trợ của nhiều đơn vị Pháo binh và Công binh chiến đấu. Về phía Cộng quân, ban đầu chỉ có 3 tiểu đoàn của trung đoàn 101 CSBV với một số đơn vị yểm trợ của Công trường (sư đoàn) 1 CSBV. Nhưng ngay sau đó, Cộng quân buộc phải tung thêm 2 trung đoàn E44 và 52 vào trận địa. Hai trung đoàn CQ này đang trên đường từ bên kia bên kia biên giới di chuyển về Miền Tây Nam phần, đã được lệnh thay đổi hướng di chuyển để tiếp ứng cho trung đoàn 101 CSBV.
Các trận giao tranh ác liệt đã diễn ra quanh khu vực Konpong Trach. Vẫn áp dụng chiến thuật biển người theo phương thức tiền pháo hậu xung, các trung đoàn Cộng quân tung ra các đợt tấn công vào đội hình của các đơn vị bộ chiến VNCH và các chi đoàn chiến xa. Trận chiến được các phóng viên chiến trường quốc tế và các quan sát viên mô tả là quá khốc liệt khi hai bên đã cố tung tất cả lực lượng với hỏa lực yểm trợ cao nhất.
Theo phân tích của các chuyên viên tình báo, chiến trường Konpong Trach đã diễn ra tại một khu vực quá xa các trục tiếp vận bình thường của Quân lực VNCH, các giao lộ và thủy vận dẫn vào chiến trường đã bị giới hạn rất nhiều. Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 của ông đã gặp khó khăn trong sự chuyển vận quân sĩ và quân dụng tiếp liệu để yễm trợ cho lực lượng tham chiến, vì rằng phần lớn các đơn vị yểm trợ của Quân đoàn 4 đều đồn trú tại Cần Thơ, tỉnh lỵ tỉnh Phong Dinh, một trung tâm điểm của miền Tây Nam phần.
Sau những trận giao tranh quyết liệt, Cộng quân bị thiệt hại rất nặng. Về phía lực lượng VNCH, tổn thất được ghi nhận là khá cao. Cuối cùng để bảo toàn lực lượng còn lại và để có quân tiếp ứng cho các chiến trường khác tại miền Tây, thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đã cho triệt thoái lực lượng Quân đoàn 4 khỏi Konpong Trach. Cũng theo phân tích của các chuyên viên tình báo, chiến trường Konpong Trach đã làm thay đổi kế hoạch điều quân của Cộng quân, khi mà toàn bộ Công trường 1, đại đơn vị cấp sư đoàn duy nhất của CQ được bố trí hoạt động tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đã bị bắt buộc phải tung tất cả lực lượng và tiềm năng tác chiến cho mặt trận Konpong Trach.
Sau khi trận chiến kết thúc, Công trường 1 CSBV phải mất một thời gian dài để tái chỉnh trang và bổ sung quân số. Nếu không xảy ra trận chiến trên đất Cam Bốt, sư đoàn CSBV này sẽ hiệp đồng với các trung đoàn chủ lực CSBV với các trận tấn công quy mô trên toàn miền Tây. Trong trận chiến tại Konpong Trach, hỏa lực của Thiết giáp VNCH và các trận “mưa oanh kích” do Không lực Việt-Mỹ thực hiện đã chận đứng các đợt tấn công biển người của Cộng quân, đồng thời triệt hạ tối đa lực lượng Công trường 1 CSBV, khiến lực lượng này bị tổn thất hơn 2/3 quân số, vũ khí, quân bị.
* Trận chiến ở gần biên giới
Sau trận chiến khốc liệt tại Konpong Trach, trung ương cục miền Nam của CSBV (cục R) đã thu gom tất cả lực lượng trừ bị để bổ sung quân số cho 3 trung đoàn của Công trường 1 CSBV. Vào ngày 18 tháng Năm 1972, nhiều thành phần thuộc trung đoàn 52 D và trung đoàn 101D của Công trường 1 CSBV đã tấn công vào chi khu Kiên Lương, một quận lỵ trên hướng Bắc tỉnh lỵ Rạch Giá, cách Hà Tiên 20 km về hướng Đông Nam. Đây là trận tấn công đầu tiên của các đơn vị Công trường 1 sau khi bị thảm bại trên chiến trường Konpong Trach.
Khởi đầu, các toán đặc công CSBV đã xâm nhập vào khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên và cùng vài khu phố quanh chợ quận Kiên Lương. Địch quân đã nhanh chóng tổ chức khu vực nói trên thành những cụm điểm kháng cự và cố thủ vững chắc. Để giải tỏa áp lực địch, bộ tư lệnh Biệt khu 44 đã trình với thiếu tướng Nghi xin tăng viện. Vị tư lệnh Quân đoàn 4 đã điều động lực lượng Biệt động quân Quân khu 4 và Lữ đoàn 4 Thiết kỵ khẩn cấp đến trận địa. Chiến đoàn tiếp ứng này đã phối hợp với các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân tấn công đánh đuổi Cộng quân ra khỏi các khu vực bị tạm chiếm.
Trận chiến đã diễn ra ác liệt khi các đơn vị bộ chiến VNCH mở các đợt xung phong đánh thẳng các vị trí phòng thủ của địch. Tại nhiều cụm điểm, các chiến binh Mũ Nâu đã đánh cận chiến với địch. Các trận giao tranh kéo dài đến 10 ngày, cuối cùng lực lượng bộ chiến VNCH đã tái chiếm được khu vực nhà máy xi măng Hà Tiên và khu phố chợ quận Kiên Lương, buộc địch quân phải rút khỏi 2 khu vực này rút về bên kia biên giới Việt Nam-Căm Bốt. Đối phương để lại trận địa hàng trăm xác chết và vũ khí đủ loại. Sau đó, lực lượng thống thuộc Biệt khu 44/Quân đoàn 4 đã khai triển các cánh quân dọc theo biên giới để truy lùng địch quân.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nếu bác sĩ nói với bạn rằng đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường, và bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, thì nhiều khả năng bạn được khuyên nên thay đổi lối sống, để ngăn chận tiến trình chuyển sang thành tiểu đường thực thụ.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải nhớ tên mấy người bạn, hay những thứ phải mua khi bước vào siêu thị, thì sẽ có cách để làm tăng trí nhớ của mình.
Một nghiên cứu mới cho thấy việc uống thuốc huyết áp vào buổi tối thay vì buổi sáng có thể làm giảm nguy cơ tử vong do đau tim, tai biến mạch máu, trụy tim đến 50%.
Linh Mục Anton Đặng Hữu Nam ở huyện Yên Thành thuộc tỉnh Nghệ An cho Reuters biết hôm Thứ Bảy rằng hầu hết 39 người chết trong xe tải tại Anh đều đến từ Nghệ An, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 26 tháng 10. Bản tin VOA cho biết thêm chi tiết như sau.
Thống Đốc California Gavin Newsom đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm Chủ Nhật. Ông cho biết gió lớn thổi bùng các ngọn lửa ‘không tiên liệu được’. Ông cũng hứa triển khai “mọi nguồn lực khả dĩ’.
Sáu nạn nhân Việt Nam được cho là nằm trong số 39 di dân đã được phát hiện chết trong một thùng container trên xe tải tại khu vực Purfleet của Essex hôm Thứ Tư
Một xung đột ngoại giao đang xảy ra giữa Hoa kỳ và Trung Cộng. TC kiếm chuyện, gây ra trước, Mỹ trả đủa liền. Mỹ đang đương đầu với TC theo kiểu Tây Phương gọi là ‘mắt đổi mắt răng đổi răng’ và Đông Phương gọi là ‘ăn miếng trả miếng’.
Khoảng cuối tháng 10/2019, Trung Quốc cáo buộc Mỹ sử dụng thị thực nhập cảnh (visa) như một thứ "vũ khí" để chống lại họ - một lần nữa cho thấy căng thẳng Mỹ-Trung vẫn đang ở mức cao, cho dù hai bên đang cố gắng tiến tới một thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1".
HONG KONG - Trung Cộng hứa sẽ mua ít nhất 20 tỉ MK/năm nông sản từ Bắc Mỹ nếu 2 bên thỏa hiệp, và con số này sẽ còn tăng.
COPENHAGEN - Đan Mạch chấp thuận đề nghị thu hồi quốc tịch của số công dân theo tổ chức khủng bố Hồi giáo ISIS.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.