Hôm nay,  

Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh Thiên Mã: Trận Ở Các Trục Lộ Qk 2

10/12/199900:00:00(Xem: 12456)
Trong số trước, chúng tôi đã lược trình về chiến tích của chi đoàn 3 thuộc Thiết đoàn 3 trong khu vực hành quân an ninh đoạn đường Kontum-Pleiku trên Quốc lộ 14 do thiết đoàn này đảm trách. Đây là một thiết đoàn kỳ cựu nhất của binh chủng Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa. Tiến trình thành lập và sự phát triển của thiết đoàn này gắn liền với sự lớn mạnh của binh chủng Mũ Đen. Theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH, chiến sử của Thiết đoàn 3 Kỵ binh mà tiền thân là Trung đoàn 3 Thám thính được lược ghi như sau.

* Từ Trung đoàn 3 Thám thính trên chiến trường Bắc Việt trước năm 1954 đến Thiết đoàn 3 Kỵ binh trên chiến trường Cao nguyên trong thập niên 1960:
Đầu năm 1954, trước đòi hỏi của tình hình chiến trường, binh chủng Thiết Giáp của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đã phát triển tới cấp trung đoàn, và trung đoàn đầu tiên được thành lập là Trung đoàn 3 thám thính xa (3 ème régiment de roconnaisance du VN) đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Đệ tam quân khu (Bắc Việt). Trung đoàn được hình thành do sự kết hợp các chi đoàn thám thính xa số 3, số 5 và số 7 đang hoạt động trên chiến trường miền Bắc, sau đó các chi đoàn này đổi thành các chi đoàn 1/3, 2/3 và 3/3 cho hợp với tổ chức mới. Khi mới thành lập, trong giai đoạn chuyển tiếp, trung đoàn do thiếu tá Morsanglière chỉ huy. Sau hiệp định Genève, theo kế hoạch triệt thoái khỏi miền Bắc, trung đoàn di chuyển vào Nam và tạm thời đóng quân tại Đà Nẵng, sĩ quan VN đầu tiên chỉ huy trung đoàn là thiếu tá Dương Ngọc Lắm (năm 1955, thiếu tá Lắm được thăng cấp trung tá, giữ chức chỉ huy trưởng binh chủng Thiết Giáp QL.VNCH; năm 1957, ông rời binh chủng Thiết Giáp, được thăng cấp đại tá và lần lượt giữ các chức vụ sau đây: tư lệnh Sư đoàn 2 BB, tổng giám đốc Bảo An và Dân Vệ (sau cải danh thành tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân). Tháng 2/1964, ông được thăng thiếu tướng, kiêm nhiệm chức vụ Đô trưởng Đô thành Sài Gòn, giữa tháng 9/1964, ông giải ngũ sau vụ chính biến 13-9).
Cũng cần ghi nhận rằng, trước hiệp định Genève, chỉ có Đệ tam Quân khu (Bắc Việt) là có cấp trung đoàn Thiết giáp, còn ở các quân khu khác, chỉ có các chi đoàn biệt lập. Cuối năm 1955, Quân đội VNCH có 4 trung đoàn Thiết giáp với danh hiệu Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ trung đoàn. Riêng Trung đoàn 3 thám thính được chia thành hai, một phần của trung đoàn kết hợp với các chi đoàn biệt lập để thành lập Đệ tam trung đoàn Thiết giáp, thành phần còn lại kết hợp với hai chi đoàn 4 và 8 để thành lập Đệ tứ trung đoàn Thiết giáp.
Trong giai đoạn 1959-1963, theo tổ chức mới của binh chủng Thiết Giáp, các trung đoàn Thiết giáp được cải danh thành Trung đoàn 1, Trung đoàn 2, Trung đoàn 3, Trung đoàn 4 Thiết giáp, trong đó Trung đoàn 3 Thiết giáp được phối trí hoạt động tại Vùng 2 chiến thuật. Khi binh chủng Thiết Giáp phát triển mạnh, nhiều chi đoàn, thiết đoàn được thành lập thêm, các trung đoàn Thiết giáp hiện hữu được cải danh thành thiết đoàn Kỵ binh.

* Chiến tích của Thiết đoàn 3 Kỵ binh trên chiến trường Cao nguyên:
Từ khi chính thức hoạt động tại chiến trường Cao Nguyên, Thiết đoàn 3 Kỵ binh đã lập được nhiều chiến tích, tính đến cuối năm 1967, thiết đoàn 3 Kỵ binh đã có 4 lần được tuyên dương công trạng trước Quân Đội. Trong thời gian từ 1968-1970, thiết đoàn được thêm 2 lần tuyên dương công trạng trước Quân đội nên toàn quân nhân thiết đoàn được mang giây biểu chương màu Bảo Quốc Huân Chương, đây là binh đoàn Thiết giáp VNCH đầu tiên được vinh dự này. Cũng trong năm 1970, thiết đoàn được Tổng thống Hoa Kỳ trao tặng huân chương President Unit Citation chiếu theo đề nghị của bộ chỉ huy Yểm trợ Quân sự Hoa Kỳ tại VN (MACV). Các chiến công của Thiết đoàn 3 cũng đã được các đơn vị Hoa Kỳ thường xuyên di chuyển trên Quốc lộ 14 đoạn Kontum-Pleiku , Quốc lộ 19 đoạn Pleiku-Qui Nhơn, nồng nhiệt khen ngợi. Ngay phía Bắc Pleku, cách cầu số 10 khoảng 100 mét, Thiết đoàn 3 Kỵ binh đã để một tấm bảng bằng tiếng Anh chào mừng các đơn vị Hoa Kỳ di chuyển trên Quốc lộ 14 và cho các đơn vị đó biết đoạn đường này đã được bảo vệ an ninh bởi Thiết đoàn 3 Kỵ binh có biệt danh là Thiên Mã (Ngựa Trời).
Trở lại với hoạt động của các đơn vị Thiết đoàn 3 Kỵ binh, sau khi cùng với các đơn vị bộ chiến dẹp tan cuộc tổng tấn công và nổi dậy của CQ trong dịp Tết Mậu Thân 1968 tại thị xã Pleiku và tại khu vực Trà Bá (cách thị xã Pleiku 3 km về phía Tây Nam), tiêu diệt toàn bộ tiểu đoàn H64 địa phương của CQ vào đầu tháng 3/1968, Thiết đoàn 3 Kỵ binh lại trở ra Quốc lộ 14 đảm nhận nhiệm vụ thường lệ là an ninh trục lộ đoạn đường Kontum-Pleiku mà các đơn vị của thiết đoàn đã tạm ngưng để về tăng cường phòng thủ thị xã Pleiku nhân dịp Tết Mậu Thân.

* Chiến tích của các chi đoàn thuộc Thiết đoàn 3 Kỵ binh trong năm 1968:


Ngày 13 tháng 3/1968, Thiết đoàn 3 Kỵ binh đã vô hiệu hóa, phá tan kế hoạch của trung đoàn 95 CSBV khi trung đoàn này tấn công vào chi đoàn 1/3 Chiến xa trên Quốc lộ 14 đang bảo vệ an ninh cho đoàn công voa Hoa Kỳ di chuyển qua. Sau thời này, trên trục lộ không có các trận cuộc giao tranh lớn mà chỉ có những cuộc chạm súng lẻ tẻ. Ngày 5 tháng 5/1968, Cộng quân khởi động giai đoạn 2 tổng tấn công Mậu Thân. Được lệnh của bộ chỉ huy Thiết đoàn, chi doàn 4/3 Thiết Quân Vận (TQV) đã khai triển đội hình đánh bật một thành phần của sư đoàn 320 CSBV tại chân núi Chu Pao ở phía Nam Kontum.
Từ ngày 16/8 đến 24 tháng 8/1968, chi đoàn 3/3 TQV đã hai lần vô hiệu hóa cuộc phục kích của địch, gây tổn thất nặng cho đối phương. (chi tiết về hoạt động của chi đoàn 3/3 trong thời gian này đã được trình bày trong số trước). Ngày 26 tháng 8, chi đoàn 3/3 được lệnh tiếp tục nhiệm vụ an ninh trục lộ như cũ. 8 giờ sáng, sau khi bố trí xong, chi đoàn trưởng cho lệnh chi đội 3 đi tuần tiểu. Theo ghi nhận của cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh, trong thời này, ở cương vị trưởng ban 3 Thiết đoàn, ông đã đề nghị thiết đoàn trưởng cho lệnh các chi đoàn thường xuyên tuần tiễu trong khu vực trách nhiệm để có thể phát hiện sớm các ổ phục kích của địch, nhất là khi có đoàn công voa đang di chuyển. Nhờ thế trong mấy năm trách nhiệm an ninh trục lộ, Thiết đoàn 3 Kỵ binh đã hạn chế đến mức tối thiểu các thiệt hại của các đơn vị Hoa Kỳ khi di chuyển trên Quốc lộ 14. Hầu hết các đơn vị CQ đều bị phát hiện trước khi đối phương khởi sự phục kích đoàn công voa.
Trở lại với hoạt động của chi đoàn 3/3, chi đoàn trưởng Nguyễn Minh Tánh đã ra lệnh cho các chi đội trưởng trong khi tuần tiễu, là cho chi đội xẻ rừng đi xuyên qua các hàng cây rừng đi xuyên qua các hàng cây, cách di chuyển này có hai mục đích: một là gây khó khăn cho địch khi bắn súng lớn vào xe vì cây cối lớn trong rừng sẽ cản đạn đạo, hai là mở thêm nhiều con đường đi cho Thiết giáp. Riêng với chi đội 3 của chi đoàn 3/3, sau chiến thắng trong các ngày trước, nên đã khinh địch khi các cho các thiết xa đi dọc theo ven rừng.
Ngồi trên xe chỉ huy ở trên đồi cao cách chi đội 3 khoảng 300 mét về hướng Bắc, chi đoàn trưởng Tánh nhìn thấy chi đội 3 di chuyển ngoài chỗ trống lại sát bìa rừng, ông liền gọi âm thoại để khiển trách chi đội trưởng chi đội 3 là chuẩn úy Nguyễn Văn Hội thì một quả đạn B40 bắn vào xe do trung sĩ Nguyễn Văn Khiết làm trưởng xa, chiếc xe cháy bùng lên. Trung sĩ Khiết nhảy khỏi xe, thân hình đỏ rực như là một bó đuốc. Cùng lúc đó, từ hướng Đông Quốc lộ 14, CQ pháo kích súng cối 82 ly vào vị trí cách xe của chi đoàn trưởng Tánh khoảng hơn 50 mét. Dù địch pháo, nhưng chi đoàn trưởng Tánh vẫn không bận tâm tâm đến vị trí súng cối của địch để phản pháo, ông gọi máy ra lệnh cho chi đội 2 theo xe ông tiến thẳng về hướng Tây, bọc phía sau xe bị cháy, đồng thời cho lệnh chi đội trưởng 3 giải quyết vụ tản thương, ông cũng gọi chi đội 1 từ hướng Bắc xuống trám vị trí mà ông vừa rời đi. Nhờ các đường xẻ ngang dọc trước kia, chi đội 2 gồm 2 Thiết quân vận và 2 xe của chi đoàn trưởng và của ban chỉ huy tiến nhanh đến vị trí ấn định khi thấy một tổ B 40 của CQ đang tiến về phía Tây sau rừng. Hai đại liên của chi đội 2 khai hỏa vào 4 CQ cùng lúc một quả B 40 nổ trước đầu xe của chi đội trưởng chi đội 2 nhưng không trúng mục tiêu. Tiếng súng giao tranh im sau đó, 4 CQ bỏ xác tại trận, các khinh kỵ thu được 1 B40, 2 AK47, 1 CKC.
Trong cuộc đụng độ này, chi đội 3 có 1 Thiết quân vận bị thiêu hủy hoàn toàn, trung sĩ trưởng xa Nguyễn Văn Khiết, tài xế và 1 kỵ binh khác hy sinh, 3 kỵ binh khác bị thương. Khi nhắc lại trận đụng độ này, cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh đã ghi lại như sau: Tôi (cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh) xin mở ngoặc là có Luật Nhân Quả hay không, nhưng trong trường hợp này, vấn đề trên là một điều thắc mắc của tôi đã mấy chục năm nay. Như đã nói trên kia, ngày 24 tháng 8 năm 1968, sau khi chiến thắng, tôi cho lệnh các chi đội gom xác địch lại một chỗ cùng với chiến lợi phẩm để trình cho tư lệnh Quân đoàn 3 (trung tướng Lữ Lan) xem trước khi chôn cất xác địch quân. Các chi đội khác thì bỏ xác địch lên xe rồi chở đến vị trí tập trung. Riêng chi đội 3, vì ở vị trí xa nhất và nhân viên thì sợ dơ nên đã dùng dây cáp buộc xác VC kéo lê trên đường như xác thú vật. Vừa nhìn thấy, tôi “xạc cờ rây” chi đội trưởng và trung sĩ Khiết nhưng họ cũng đã kéo mấy xác rồi. Tôi đã giáo dục cho họ biết một khi địch đã chết rồi thì sẽ không còn là thù nữa mà chỉ là một con người cần phải đối xử tử tế chứ “các anh làm như thế thì xem người ta như con thú sao !"”. Tài xế này cũng hy sinh với trung sĩ Khiết. Chi đội trưởng 3/3/3 là chuẩn úy Nguyễn Văn Hội, sau này là đại úy chi đoàn trưởng cuối cùng của chi đoàn 3/3 vào năm 1975. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, hồi ký của cựu trung tá Nguyễn Minh Tánh, và một số bài viết trong tạp chí KBC).


Kỳ sau: Lực lượng Thiết giáp VNCH, trận chiến tại Cam Bốt và biên giới Việt-Lào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.