Hôm nay,  

Những Đứa Trẻ Trên Thiên Đường Hà Nội

02/09/200000:00:00(Xem: 4399)
Trẻ bụi đời là một trong những đặc điểm nhức nhối nhất của thành phố Hà nội. Bước chân đến Hà nội, điều mà người ta nhận ra ngay một cách khó chịu là đám trẻ bụi đời xuất hiện ở khắp mọi nơi. Những thân hình gầy gò, khẳng khiu trong những chiếc áo thung rộng quá cở. Những đôi mắt đen, to và tròn nhưng buồn bã và những cánh tay ốm tong teo không làm sao nắm bắt được cuộc đời. Những đứa trẻ đó từ những vùng quê hương cách mạng của Bác và Đảng đã lũ lượt kéo về thành phố để mong thoát khỏi sự nghèo đói. Tuy nhiên những gì mà chúng tìm được tại Hà nội, chỉ là bạo lực, sự lạm dụng tình dục và một cuộc sống bon chen trong tận cùng tuyệt vọng. Trong một bối cảnh thê thảm như thế, những đứa trẻ bụi đời sẳn sàng bám vào tất cả những gì, dù mong manh nhất, có thể mang lại cho chúng một chút ít niềm tin và hy vọng. Một trong những niềm hy vọng nhỏ nhoi đó của chúng là anh Jimmy Phạm, một thanh niên người Úc gốc Việt.

Mẹ Jimmy là một phụ nữ sinh ra và lớn lên tại miền Bắc. Sau khi cộng sản chiến thắng tại Điện Biên Phủ và tiến về Hà nội, bà đã tìm cách di cư vào miền nam năm 1954. Sau khi vào nam, bà đã kết hôn với một người lính Nam Triều tiên. Jimmy Phạm ra đời năm 1972 và rời khỏi Việt nam năm 1974 trước khi miền nam còn lại rơi nốt vào tay của bọn xâm lược cộng sản. Tuổi thơ của anh trôi qua trong những căn cứ quân sự tại Ả rập Saudi và Singapore. Khi Jimmy Phạm tròn 11 tuổi, gia đình của anh đến định cư tại Úc.

Năm 1992 Jimmy trở về thăm lại nơi anh đã chào đời năm 1972 với mẹ của anh. Dù luôn được mẹ bảo rằng anh là một người Việt Nam và có thể hiểu được tiếng Việt, Jimmy chẳng cảm thấy rằng Việt nam chính là quê hương của anh. Dù không cảm thấy hào hứng gì về Việt nam,đất nước nghèo nàn này vẫn làm anh cảm thấy tò mò. Năm 1995, Jimmy Phạm về làm việc tại Việt nam như một đại diện của một cô ty du lịch Úc và anh liền chú ý ngay đến tình trạng trẻ bụi đời tại Việt nam.

Theo con số chính thức tại Việt nam thì số lượng trẻ bụi đời lên đến con số 16.200 đứa, tuy nhiên chẳng có một hồ sơ giấy tờ nào ghi nhận con số nói trên. Theo những cơ quan từ thiện quốc tế đang làm việc tại Việt nam thì con số thực sự còn cao hơn gấp nhiều lần. Còn theo Jimmy Phạm thì nếu định nghĩa trẻ bụi đời có nghĩa là trẻ em sống và ngủ trên hè phố thì con số này phải là 2 triệu đứa. Tất cả những trẻ em này đều là những trẻ em nông thôn và đã trốn về thành phố sau những tai họa xảy đến cho cuộc đời của chúng. Những tai họa đó có thể là bố mẹ cùng chết, bị hành hạ ngược đãi trong gia đình hay bị bố mẹ từ bỏ. Mức thu nhập bình quân của nông thôn Việt nam chỉ là 150 đô la một năm, tức là chỉ bằng một nữa thu nhập bình quân của đa số dân chúng Việt nam hiện tại. Trong khi đó bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn chỉ có 30%"

Kinh tế Việt nam sau vài năm khởi sắc đã bắt đầu điêu tàn trở lại khi các nhà đầu tư ngoại quốc dứt áo ra đi, sưu cao thuế nặng và tệ nạn cán bộ đảng viên tham ô làm cho đời sống của dân chúng càng thêm tận cùng khốn khổ. Năm 1998 19 ngân hàng ngoại quốc đóng cửa tại Việt nam. Chính phủ Việt nam thừa nhận 30% ngân sách chi dùng cho các công trình xây dựng khắp nước đã rơi vào túi mấy vị quan cách mạng có sổ đảng dày cộp. Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chũ nghĩa có nghĩa là chính phủ thôi không bao cấp cho các lĩnh vực y tế, giáo dục và vì thế 2 triệu trẻ em vất vưỡng bụi đời là chuyện chẳng có gì đáng ngạc nhiên.

Theo báo cáo năm 2000 của UNICEF thì 41% trẻ em Việt nam dưới 5 tuổi đều ở trong tình trạng suy dinh dưỡng. Giới chức chăm sóc trẻ em bụi đời ở Việt nam cho rằng trẻ em bụi đời chính là một biểu hiện tiêu cực nhất của sự chuyển tiếp của nền kinh tế bao cấp của Việt nam sang nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo anh Jimmy Phạm thì khi đảng mới mở cửa cho du khách đến Việt nam trẻ bụi đời bán đồ lưu niệm cho du khách và kiếm được có khi 20 hay 30 đô la một ngày. Thu nhập đó đủ sức cám dỗ vô số những trẻ em khác từ nông thôn đổ vào thành phố đi bán đồ lưu niệm cho du khách. Tuy nhiên hiện nay may mắn lắm chúng mới kiếm được 2 đô la mỗi ngày. Khi hoàn cảnh sống quá khó khăn, bọn trẻ bụi đời càng thêm hung bạo và dĩ nhiên chúng chụp giật du khách là chuyện thường thấy và khiến nhiều du khách một đi không trở lại Việt nam.

Thông thường ở nông thôn, từ khi còn bé trẻ con phải lăn ra ngoài đồng giúp đỡ cha mẹ như đi chăn trâu, đi làm cỏ lúa, đi mò tôm bắt ốc phụ giúp nuôi sống gia đình. Đứa con trai đầu lòng bao giờ cũng được coi là phải có trách nhiệm hàng đầu. Khi hoàn cảnh trở nên quá khó khăn đứa trẻ tự cảm thấy mình phải bỏ nhà ra thành phố kiếm sống để gửi tiền về giúp cha mẹ nuôi bầy em nheo nhóc. Dù không sống và lớn lên tại Việt nam, Jimmy Phạm cũng hiểu rằng hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình cho người khác trong gia đình chính là triết lý sống căn bản của mỗi một người Việt nam. Trong một xã hội mà những thành phố phát triển què quặt như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà nội, cũng là thiên đường đối với đám trẻ nông thôn, hy vọng sẽ kiếm ra được chút tiền còm gửi về cho gia đình.

Nghề phổ biến nhất của trẻ bụi đời tại Hà nội là bán các bưu thiếp cho du khách. Những bưu thiếp này chúng lấy của các cửa hàng cung cấp với giá 4000 đồng 10 cái và bán được từ 20 ngàn đến 30 ngàn đồng Việt nam. Nghe thì có vẻ dễ dàng lắm, nhưng 30 ngàn đồng Việt nam chính là thu nhập cả một ngày dầm mưa dãi nắng của chúng. Ngủ một đêm tại một nhà trọ thổ tả phải trả 2000 đồng trong khi tiền ăn uống sống qua ngày ngốn của chúng 12 ngàn đồng nữa. Bên cạnh đó trẻ bụi đời là nạn nhân trực tiếp của bọn côn đồ,du đảng, bọn buôn bán xì ke ma túy. Bọn tội phạm này quyến rũ và sử dụng đám trẻ này vào các hoạt động tội phạm, trong khi trẻ gái bụi đời, chiếm 40%, là nạn nhân thường xuyên của tệ nạn lạm dụng tình dục trẻ con. Chữ trẻ bụi đời diễn tả thật đúng không chê vào đâu được cảnh sống tận cùng cơ khổ của đám trẻ em Việt nam trên thiên đường cộng sản Hà nội.

Cơ quan từ thiện nổi tiếng nhất tại Việt nam săn sóc trẻ bụi đời là Christina Noble Children's Foundation được thành lập tại Việt nam năm 1989. Tổ chức này đã xây đưng được một phòng khám bệnh, hai nhà nội trú và giúp đỡ nơi ăn học cho 40 trẻ bụi đời cả trai lẫn gái. Đây là một tổ chức lớn tuyển dụng được cả bác sĩ, nha sĩ, giáo viên và nhân viên xã hội, trong khi Jimmy Phạm vừa là giám đốc điều hành vừa là nhân viên,vừa là "tài cố" của quán cà phê Koto. Năm 1996 Jimmy Phạm chấm dứt làm việc với công ty du lịch Indochina và chuyển sang làm nhân viên hướng dẫn du lịch cho công ty Intrepid. Hàng tháng anh đã trích trong tiền lương của anh ra hơn 1000 đô la để giúp đỡ cho đám trẻ bụi đời coi anh là anh hai, lúc đó đã lên khoảng chừng vài chục đứa.

Tuy nhiên nhận thấy rằng tiền bạc của mình chỉ như muối bỏ biển, Jimmy Phạm bèn nghĩ ra việc lập một quán cà phê lấy tên là Koto. Chữ Koto có nghĩa là Know One To Teach One. Jimmy Phạm muốn có một tiệm cà phê dành cho khách nước ngoài lui tới với thực đơn Tây phương nhưng giá cả và phong cách phục vụ rất Việt nam. Sau khi thu tóm toàn bộ tiền bạc của mình, quán cà phê Koto được khai trương vào giữa năm 1999 tại số 27 đường Quốc tử giám, Hà nội. Bốn tháng sau Jimmy nhận ra rằng sáng kiến của anh đã mang lại kết quả tốt. Hiện nay cà phê Koto tuyển dụng tám trẻ bụi đời. Tuy nhiên Jimmy Phạm đang muốn dọn quán cà phê của anh đến một nơi rộng rãi hơn để phục vụ nhiều khách hơn, đồng thời để có thể tuyển dụng thêm tám trẻ bụi đời khác.

Theo anh Jimmy Phạm thì quán cà phê không phải chỉ là nơi tuyển dụng các trẻ bụi đời để các em có được chút ít thu nhập mà gửi về cho gia đình. Anh muốn các em có một nơi để làm việc và mơ ước. Một hôm có một trẻ bụi đời là nhân viên của anh bỗng nhiên đang làm việc và bật khóc. Khi được hỏi em bé đã trả lời rằng em hận gia đình em vì đã không đưa em ra đời mà chẳng cho em được áo quần đẹp, được đi học, và có một tương lai. Jimmy đã khuyên em rằng đi trách móc gia đình cũng chẳng giải quyết được việc gì và từ bây giờ em hãy bắt tay xây dựng cuộc đời của chính em và hãy lấy làm tự hào về điều đó. Tuy nhiên chính Jimmy thừa nhận rằng anh cũng đã lãnh những bài học thấm thía về đám trẻ bụi đời này trong khi anh cố gắng xây dựng sự thông cảm và niềm tin của anh nơi chúng.

Người mà Jimmy Phạm yêu mến nhất là Phương, một đứa trẻ bụi đời từng hành nghề đánh giầy trên đường phố. Hiện nay Phương đã bắt đầu học tiếng Anh và computer. Phương đã có địa chỉ email của mình. Trong khi đó một cựu trẻ bụi đời khác là Nam nay đã trở thành sinh viên điện toán năm thứ nhất. Trước đó có lần Jimmy hỏi Nam rằng sau này em muốn làm gì, Nam đã trả lời rằng cậu ta muốn vào đại học. Jimmy cho Nam biết anh có thể giúp cậu ta nhưng cậu ta thoạt đầu tưởng mình nghe nhầm. Trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học, 30 ngàn thí sinh dự thi và 3000 được chọn trong đó có cậu Nam của Jimmy Phạm. Nam xuất thân từ một gia đình tan vỡ vì bố lâm nạn cờ bạc và đã từng sống hàng tháng trời chỉ bằng những củ sắn luột dơ dáy bên đường cống hôi hám của Hà nội.

Theo lời của Nam thì Jimmy đã cho anh mọi thứ trên đời. Điều quan trọng nhất và quý báu nhất là Jimmy đã giúp Nam vào đại học. Nam nói nếu không có Jimmy Phạm, anh sẽ không có gì hết và sẽ mãi mãi chẳng là cái gì hết trong đất nước này.

Tuy nhiên Jimmy còn mơ ước xa xôi hơn cho Nam. Anh nói anh muốn Nam sang học computing science tại Úc. Jimmy cho biết khi một sinh viên Việt nam đi du học ở nước ngoài về thì coi như tương lai của anh ta sẽ được bảo đảm. Tuy nhiên khi được hỏi rằng liệu các sinh viên Việt nam sang Úc du học có muốn trở về Việt nam sau khi được tận mắt chiêm ngưỡng đất nước xinh đẹp đó hay không. Jimmy cho biết đó là tùy vào quyết định của mỗi cá nhân. Dù sao tiệm cà phê Koto giờ đây đã trở thành mái ấm gia đình của nhiều trẻ em bụi đời tại Hà nội. Điều đáng mĩa mai ở đây là người mang lại niềm tin và hạnh phúc cho các trẻ em bất hạnh này chẳng phải là Bác và Đảng mà chỉ là một thanh niên Úc gốc Việt bình thường. Với tấm lòng nhân hậu, anh đã đến Việt nam và mang lại chút tình người ấm áp cho những đứa trẻ bụi đời bị xã hội từ bỏ này.

Việt Đăng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.