Hôm nay,  

Dọn Mình Đại Hội Đảng

11/11/200000:00:00(Xem: 4548)
Trong thời kỳ gay go nhất của chiến tranh lạnh, lãnh tụ Liên Sô Nikita Khrushchev đã lạnh lùng thốt ra một câu chắc nịch: "Chúng ta sẽ chôn tư bản". Khốn nỗi lịch sử lại không chịu gượng nhẹ với lời tiên tri đó. Lịch sử đã làm ngược lại. Chủ nghĩa cộng sản đã bị chôn ngay nơi thành trì của nó, còn phong trào quốc tế vô sản chỉ là hồn ma vất vưởng nơi nghĩa địa những tư tưởng bị đào thải.

Ở Việt Nam đảng Cộng sản đang ráo riết chuẩn bị đại hội đảng để tiếp tục di huấn ngọn cờ Mác-Lê "bách chiến bách thắng". Chỉ còn 4 tháng nữa đến ngày đại hội đảng.

Lạ lùng thay vào lúc chí kỳ, đảng lại dọn mình hội họp bằng cách mở cửa đón rước người lãnh đạo của "tên đế quốc đầu sỏ" đã góp phần chôn cất đàn anh và cũng là người thầy, trong khi chính nó, tên tư bản đế quốc Mỹ đó, đã từng dội bom lên đầu mình bằng B-52. Người ta tò mò chờ nhìn xem hình ảnh Hà Nội trải thảm đỏ đón tiếp Tổng Thống Mỹ Bill Clinton đến thăm Việt Nam vào tuần tới.

Có cách nào giải thích được sự nghịch lý này không nhỉ" Có hai cách. Trước hết chuyện thường tình trong thế gian có những người sẵn sàng bán linh hồn cho quỷ khi cần tiền. Thứ hai, một sách lược quen thuộc. Các ông cộng sản có thể bảo nhau: Về chiến thuật ta tạm hòa với Mỹ lấy đô-la để có sức mạnh kinh tế, nhưng về chiến lược ta vẫn định hướng xã hội chủ nghĩa để tiến lên con đường cộng sản đúng theo di huấn ông thầy đã khuất bóng.

Thật khó nói hai luồng tư tưởng đô-la và nhu cầu chiến thuật trộn lẫn với nhau phức tạp như thế nào. Hãy tạm bỏ qua câu hỏi những mộng hão có bao phần thực tế để coi việc mời Clinton qua thăm như đã có một sự đồng thuận bề ngoài. Cố nhiên không có ý kiến trái ngược khi những thế lực áp đảo của lãnh đạo đảng đã quyết định. Thế nhưng sau cái vỏ đồng thuận này lại có những chuyện rắc rối, nếu xét theo những dấu hiệu mờ mờ đã bắt đầu hé lộ trước ngày Clinton đến. Hà Nội sợ Clinton nói ra công khai những điều bất lợi cho chế độ, chẳng hạn như nhân quyền và tự do tôn giáo. Hà Nội đã giương lên một tấm lá chắn, cảnh cáo sẽ đặt vấn đề đòi bồi thường cho nạn nhân thuốc da cam, và đã có những lời hăm he tố cáo Mỹ đã gây chiến tranh tàn bạo "hãm hiếp phụ nữ, giết hại trẻ em" ở Việt Nam. Điều này thật lạ, chẳng lẽ vì Việt Nam có một số nạn nhân thuốc da cam của Mỹ nên bây giờ Hà Nội được quyền vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo, không ai được nói đến hay sao" Họ muốn trong hành trang của Clinton không có hai chữ nhân uyền.

Có điều chắc chắn là Clinton sẽ nêu vấn đề với Hà Nội. Không rõ ông Clinton nói nặng hay nói nhẹ và có công khai lên tiếng về chuyện này hay không, nhưng các tin tức ồn ào quanh vấn đề nhân quyền tự nó đã quảng cáo trước cho cuộc viếng thăm của Clinton. Người dân trong nước biết rõ chuyện này nên họ muốn biết Clinton sẽ nói gì. Các giới chức ở sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã nghe được những luồng dư luận như vậy, nên Hà Nội cũng khó lòng từ chối đề nghị cho truyền hình trực tiếp bài nói chuyện chính yếu của Clinton trước các sinh viên ở trường Đại học Hà Nội.

Hà Nội còn sợ một chuyện khác. Sự bất mãn của dân chúng trước nạn tham nhũng hiện ngày càng gia tăng, như các cuộc biểu tình công khai đã cho thấy. Hà Nội sợ nhất là giữa lúc Clinton có mặt tại Việt Nam dân thôn quê sẽ kéo nhau ra tỉnh phản kháng vụ cán bộ đảng và nhà nước tham nhũng, ức hiếp, sang đoạt ruộng vuờn của họ. Nếu xẩy ra chuyện này, công an chìm nổi sẽ có khả năng làm cho Clinton không nhìn thấy tận mắt. Nhưng khó khăn là nếu cứ để mặc cho một số ít dân biểu tình không can thiệp như từ mấy tháng, đó là một sự khuyến khích. Đám biểu tình sẽ càng ngày càng lớn và không biết chuyện gì sẽ xẩy ra. Còn nếu ngăn chặn và đàn áp đưa đến xung đột thì đây là thế kẹt cho Hà Nôi trước một phái đoàn Mỹ có đến 2,000 người, nhất là trước mắt 200 ký giả Mỹ tháp tùng với đầy đủ máy hình, camera và những hệ thống truyền tin sống qua vệ tinh cho thế giới nhìn thấy. Chính vì thế, hai tuần lễ trước ngày Clinton đến, Hà Nội đã ra lệnh cho địa phương giải quyết những khiếu nại của dân, cốt để lấy cớ ngăn chặn không cho dân kéo ra Hà Nội hay Saigon biểu tình chống tham nhũng trong những ngày quan khách ngoại quốc có mặt.

Chuyện tham nhũng đã trở thành công khai ở Việt Nam, đến độ báo Quân đội Nhân Dân cũng nói đến tham nhũng buôn bán với nhau trên cấp cao của đảng và nhà nước. Chuyện công khai như vậy, lẽ nào Clinton không nói đến" Chẳng cần phải đả kích hay tố cáo, chỉ cần một lời khuyên nhẹ nhàng đầy tình "thân hữu": Xét ra nguyên nhân của nạn tham nhũng chỉ vì Việt Nam có môt đảng duy nhất cầm quyền, không có đối lập. Đây là chuyện bàn góp ý kiến của một người bạn về cách đối phó với tham nhũng chớ không phải là "xen vào việc nội bộ". Nhưng đây cũng là cái trớn để "người bạn" nói đến nhân quyền và tự do tôn giáo là căn bản của một chế độ đa nguyên.

Nhưng cái sợ thấu đến ruột gan tim phổi của mấy tay lãnh đạo đảng là cuộc viếng thăm của Clinton sẽ tạo chấn động ngầm đến một vấn đề khác nghiêm trọng hơn. Đó là việc sắp xếp lại nhân sự trong kỳ Đại hội đảng lần này. Theo thông lệ, cứ 5 năm một lần đại hội đảng, một phần ba trong số Trung ương đảng phải về hưu. Ai ở ai đi vốn là chuyện lớn. Nhưng lần này nó gay go hơn vì đảng bắt buộc phải chọn một người kiêm nhiệm chức Chủ tịch Nhà nước và Tổng bí thư đảng để chính thức sang thăm nước Mỹ. Chưa biết ai sẽ nắm quyền thống nhất này, nhưng tình thế đang dồn ép chế độ Hà Nội phải "đổi mới" cơ chế đảng, một việc chưa từng có kể từ thời Hồ Chí Minh. Trong tình trạng tham nhũng từ trên nóc và rạn nứt nội bộ về tư tưởng, thật khó nói màn kịch tuyển lựa tài tử này sẽ diễn biến như thế nào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.