Hôm nay,  

Tt Clinton Thăm Hà Nội, Cần Hỗ Trợ Cựu Lính Vnch

25/10/200000:00:00(Xem: 3706)
BOSTON (KL) – Bài của Kevin Bowen được đăng trên báo Boston Globe số 24/10/2000 được chuyển ngữ như sau - với những từ như 'chúng tôi' (we) trong bài viết này sẽ được chuyển ngữ thành dân Hoa kỳ.

Vào tháng mười một này, Tổng thống Hoa kỳ Clinton sẽ cùng với số người Hoa kỳ còn đang tăng lên để làm chuyến công du Việt Nam, tất cả sẽ tái lập lại quan hệ có ý nghĩa nào đó đối với Việt Nam.

Kể từ năm 1980, mặc dầu có sự chống đối, có đôi khi của chính phủ Hoa kỳ, có đôi khi của các phe cựu chiến binh hay phe người Việt Nam tỵ nạn. Trong các nhóm này, người dân thường Hoa kỳ cũng có, các cựu chiến binh từng tham dự chiến tranh Việt Nam cũng có , các goá phụ và các con cái của những người từng chiến đấu và đã chết tại Việt Nam cũng có, các vận động viên chống chiến tranh cũng có, kể cả những gia đình Việt Nam đã đau thương phải bỏ xứ sở ra đi vì sự thô bạo và tàn ác của CSVN đã đối xử với các người bên kia giới tuyến. Tất cả những người trong các phe nhóm này đã tìm cách tự mở đuờng riêng theo một tinh thần xây dựng cho xứ sở Việt Nam.

"Chúng tôi không cần biết các anh là ai, chúng tôi chỉ biết các anh là người đứng bên kia, hàng ngũ của kẻ thù," câu trả lời của cán binh cộng sản cho những ai còn thắc mắc trong việc bị đi cải tạo.

Đúng vào thời gian lịch sử, Tổng thống Hoa kỳ Clinton sẽ là vị tổng thống Hoa kỳ còn tại chức sang viếng thăm Việt Nam sau 30 năm. Cuộc viếng thăm của tổng thống này sẽ đánh dấu việc nỗ lực thấy rõ về những giải pháp ủng hộ hòa bình cho những cuộc xung đột đã kéo dài tại các vùng như Trung Đông, biển Balkans, Bắc Ái Nhĩ Lan và châu Phi. Vì có quyết định của vị tổng thống này nên tên Việt Nam đã nằm vào trong danh sách để giải quyết hòa bình, vị tổng thống này đáng đuợc hoan nghênh hay cổ võ. Vì tinh thần hay tâm khảm của đại đa số người dân Hoa kỳ, việc làm này đánh dấu một sự công nhận quan trọng là Hoa kỳ vẫn còn nằm trong cuộc chiến tranh đối với Việt Nam hiện nay.

Việc làm hòa với Việt Nam chưa bao giờ được coi như là một chuyện dễ dàng. Ngôn từ thực sự như “giải pháp” và “hòa bình”, những ngôn từ này Hoa kỳ thường không dùng để nói chuyện về Việt Nam. Nhưng qua kinh nghiệm trong nỗ lực trợ giúp Trung Đông, Ái Nhĩ Lan, biển Balkans và các phần khác trên thế giới, Tổng thống Hoa kỳ Clinton biết rõ hầu hết các cuộc làm hoà không phải là một công việc làm dễ dàng như người ta đã tưởng. Tổng thống biết rằng sự làm hòa này cần đòi hỏi như phải xắn ống tay áo lên : Công tác khó khăn về vật chất an ủi cho những người bị thương và những người còn thương tích đầy mình trong sự xung đột, công tác gay go về trí tuệ để nhìn thẳng vào các nguyên cớ và các kết quả có thực sự, công tác tỉ mỉ về tinh thần như giúp đỡ mọi người làm thế nào hàn gắn lại được vết thương trong lòng. Tổng thống cũng hiểu mục tiêu cuối cùng của sự làm hoà để giải phóng các thế hệ tương lai thoát ra khỏi sự đè nặng vì có các mối hận thù trong quá khứ.

Trong suốt cuộc viếng thăm tại Việt Nam, Tổng thống Hoa kỳ Clinton có thể mới bắt đầu lập được một công tác hạ tầng của một nền hòa bình thực sự cho các thế hệ tương lai. Tổng thống có thể làm việc này bằng cách đề nghị dân chúng Hoa kỳ cũng như dân chúng Việt Nam cùng nhau chú tâm thẳng vào những công việc chưa làm xong của cuộc chiến. Tổng thống có thể được phép khởi sự bằng vài nỗ lực thiết thực nào đó, chẳng hạn như : (1) nỗ lực trợ giúp việc làm sạch các vùng đã bị ô nhiễm vì chất hóa học và các vũ khí của Hoa kỳ tại Việt Nam; (2) nỗ lực giúp dân Việt Nam tìm ra và chôn cất thi thể của cả hàng trăm và hàng ngàn lính của hai miền, lính của miền Nam và cán binh miền Bắc của Việt Nam đã bị mất tích trong các trận đánh; (3) nỗ lực thăng tiến việc trao đổi văn hoá và giáo dục, thông thạo ngôn ngữ, và gia tăng sự hiểu biết trong giới trẻ của cả hai quốc gia.

Tổng thống Hoa kỳ Clinton phải lấy dịp này để các người trong nước cũng cam kết đi theo. Thiếu sự hỗ trợ dành cho các cựu chiến binh của Quân lực Miền nam Việt Nam, đó là một trong những di chứng đau thương còn lại sau cuộc chiến tranh này.

Những ai đã từng chiến đấu bên cạnh Hoa kỳ và bị đau thương trong lúc ở trại tù, họ phải được công nhận và săn sóc xứng đáng. Đối với những người xứng đáng này phải có các chương trình hỗ trợ như y tế, giáo dục, huấn luyện việc làm và cố vấn do chính các đồng đội của họ ïlà người Việt Nam quản trị. Các hỗ trợ này có thể cho phép hàn gắn được một số nào vết thương cho một cộng đồng có một số người phải chịu hậu quả sau 40 năm của cuộc chiến tranh, việc hỗ trợ phải làm sao cho những người này không còn cảm thấy sự phản bội của cả đôi bên.

Qua cuộc công du của tổng thống, Tổng thống Clinton còn có thể nhìn thấy rõ nhân dân Viêt Nam nhiều hơn, để nhìn thấy có những gì hiện nay : một quốc gia đã trải suốt qua ba lần thay đổi chiến tranh đau thương và đã tiến lên, không còn có khó khăn như thời gian có chiến tranh và bị cô lập, thời gian mà mọi tự do của con người đã bị cấm đoán, các cựu chiến binh còn bị bắt tù, thời gian mà cuộc sống có khó khăn, thời gian mà nhà thương không có đủ các loại thuốc cần thiết và các dụng cụ y khoa, thời gian các trường học thiếu sách vở và có nhiều những tài liệu nhồi sọ chịu ảnh hưởng của Liên bang Sô viết; bước sang giai đoạn mới, tức là giai đoạn hiện nay các thanh thiếu niên được học tiếng Anh và được hiểu biết về các nền kinh tế, các nhà văn được quyền viết chỉ trích quá khứ , chỉ trích những lãnh tụ già nua và chỉ trích về đường lối lãnh đạo chiến tranh quá khích không hợp thời.

Trong cuộc hành trình của tổng thống qua ba miền Nam Trung và Bắc của Việt Nam, Tổng thống Hoa kỳ Clinton có thể cuối cùng được phép cho dân chúng Hoa kỳ được biết rằng không có hội đàm, không có trao đổi, không có giáo dục và không có sự làm việc tha thiết; không thể nào có được một hạ tầng cơ sở cho nền hòa bình để thay thế cho một miền bị lãng phí đầy đau khổ, đầy sự hiểu lầm và còn nhiều thù hận. Dân chúng Hoa kỳ phải ủng hộ tổng thống Hoa kỳ trong cuộc công du này, theo gót tổng thống trong nỗ lực kiến tạo hoà bình kèm theo những gì của dĩ vãng còn lại.

Chú thích: Ông Kevin Bowen là giám đốc của Trung tâm William Joiner, trung tâm chuyên nghiên cứu về Chiến tranh và Các hệ quả xã hội của trường đại học U. Mass-Boston, nơi đang có nhiều hoạt động hòa giải giữa Mỹ và CSVN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.