Hôm nay,  

Dự Thi Đề Tài Người Việt Trên Đất Úc - Một Lần Đi Cho Bình Minh Lên Sớm - Phần Ii

16/09/200000:00:00(Xem: 5149)
Nhưng qua tìm hiểu tôi mới thấy những phồn vinh, náo nhiệt kia chẳng khác gì những lớp phấn son được sơn trét lên mặt những cô gái một cách vộại vã để cố tình xóa lấp đi những nỗi ám ảnh của một quá khứ quá khủng khiếp. Thực vậy, lên đến Songkhla và có dịp nghe những câu chuyện thương tâm khác của đồng hương, tôi mới thấy chuyến đi của mình còn may mắn chán. Tôi nghe nhiều câu chuyện về cướp biển vô cùng khủng khiếp, mà chữ nghĩa có khi không tả hết được những tang thương người Việt Nam đã trải qua và gánh chịu. Có nhiều trường hợp cả tàu bị thảm sát trên biển cả. Có trường hợp bọn cướp biển làm nhục phụ nữ ngay trước mặt người thân. Nhiều người bị bệnh tâm thần khi lên đến trại này. Tôi không nghĩ là mình có thể quên được những câu chuyện thương tâm của nạn nhân bọn cướp biển Thái Lan. Nếu tôi phải dùng một từ ngữ mạnh, đó là: không bao giờ quên và cũng không bao giờ tha thứ. Có thể nói tội ác của người Thái đối với người tỵ nạn Việt Nam tương đương với bọn Đức Quốc Xã đối v ới người Do Thái, với bọn Pol Pot với dân Campuchea. Thế giới đã nghe nhiều về "holocaust", "killing field" (cánh đồng chết) nhưng thế giới chưa nghe hay biết nhiều về "killing sea" (sát hải) (7). Vùng biển Thái Lan là nơi đã từng chôn vùi biết bao thân xác của đồng hương ta. Theo ước tính của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), có hơn 100 ngàn người tỵ nạn Việt Nam bị cướp biển sát hại trên đường vượt biên. Thành ra, không phải ngẫu nhiên mà Thi sĩ Du Tử Lê muốn mang xác mình ra biển khi qua đời:


Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Nước ngược dòng sẽ đẩy xác tôi đi
Bên kia biển là quê hương tôi đó
Rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

...

Khi tôi chết hãy mang tôi ra biển
Đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
Những năm trước bao người ngon miệng cá
Thì sá gì thêm một xác cong queo (8).

Tôi không có kỷ niệm gì đẹp, nếu không muốn nói là xấu, về Trại Songkhla. Thoát chết trên biển, người tỵ nạn vào đây lại chịu dưới sự gông cùm của lính và công an Thái Lan. Ngoài một số rất nhỏ có hiểu biết và thông cảm với người tỵ nạn, đại đa số những người lính và công an này có ác cảm, và do đó đã đối xử một cách tàn nhẫn với người Việt Nam. Họ ngang nhiên và hống hách đánh đập người tỵ nạn một cách vô cớ. Một số phụ nữ tỵ nạn thoát khỏi bạo hành trên biển cả lại bị những người lính Thái làm nhục ngay trong trại tỵ nạn!

Có thể nói, trại tỵ nạn Songkhla là một nước Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thu nhỏ. Về mặt tổ chức, các cơ cấu quản lý của VNCH cũ được thu nhỏ lại thành những Ban Trật tự, Ban Thông tin Văn hóa, Ban Bưu tín, ban chuyên lo về thực phẩm, thức ăn, v.v... Nếu ngày xưa VNCH có hối lộ và tham nhũng, thì ngày nay ngay trong trại tỵ nạn bé nhỏ này, cũng có tham ô và hối lộ. Có khi cường độ tham nhũng còn trắng trợn hơn. Theo qui chế của Cao Ủy Tỵ Nạn lúc đó, chúng tôi, những người mới nhập trại, đáng lẽ được cấp cho một cái áo thun, một cái quần, và vài lít gạo để sống. Nhưng nhóm Budi của chúng tôi chẳng được một món nào. Biết được người em họ nhập trại trước tôi đang làm trong ban phân phát hàng hóa, tôi hỏi nó tại sao tôi không được phát gì cả. Ông em tôi ôm bụng cười ha hả như chưa bao giờ vui hơn, và nói đại ý là "Ở đây, tụi nó bán hết rồi, anh làm gì có được mấy thứ đó! Anh có tiền thì mới mua được." Tôi càng ngao ngán hơn và nghĩ chả lẽ mình phải chết đói ở đây.

Nhưng ông em tôi chạy đi đâu một lúc và mang về ba lít gạo cho anh em tôi đủ sống ít ngày. Ban Bưu Tín cũng là một trung tâm khét tiếng ăn chận, ăn cắp hay nói đúng hơn là ăn cướp, tiền bạc của người tỵ nạn. Có nhiều thư từ và tiền bạc từ nước ngoài chẳng bao giờ tới tay thân nhân trong trại. Và nếu có tới người thân thì cũng bị cắt xén, ăn chận. Tôi cũng là một nạn nhân cắt xén của Ban Bưu tín này. Trong khi các Ban có cơ hội ăn hối lộ, ăn chận đồng hương thì cũng có ban đáng lẽ ra là bảo vệ, nhưng trên thực tế lại hành hạ, đồng hương. Một người nào đó nếu không may bị mang nhãn hiệu ôCộng sảnọ (không cần biết đúng hay sai, có bằng cớ hay không) là tương đương với mang một bản án tử hình trong trại. Không biết bao nhiêu người tỵ nạn vô tội đã là nạn nhân của nhóm người hung thần, thâm độc, nhưng được mệnh danh là ôBan Trật tựọ này. Những hận thù cá nhân từ lúc ở Việt Nam cũng được thanh toán ở đây bằng những thủ đoạn chụp mũ và theo sau là những trận bạo hành.

Ở trong một môi trường khủng khiếp như thế, ai cũng mong mình được đi định cư ở một nước thứ ba càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần nghe Khánh Ly hát ôNgày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về àọ (9) là mỗi lần tôi buồn cho thân phận mình, chẳng biết bao giờ mới được đi, hay sẽ đi đâu. Theo định kỳ, nhân viên từ các tòa đại sứ ở Bangkok (mà người trong trại quen gọi là ôphái đoànọ) xuống tận trại để chọn người định cư ở nước họ. Trong số các nước quan tâm tới người tỵ nạn, Mỹ, Úc, Gia Nã Đại, và Pháp thường hay phái nhân viên xuống trại phỏng vấn và làm thủ tục định cư. Sau khoảng ba tháng ở trại, tôi nghe tin qua loa phóng thanh, có phái đoàn tòa đại sứ Úc xuống làm việc ở trại. Lúc bấy giờ, Úc là một nước tương đối khắc khe với người tỵ nạn; ngoài các tiêu chuẩn về nghề nghiệp, học vấn, v.v... họ yêu cầu người xin định cư phải viết một lá đơn bằng tiếng Anh, nói rõ tại sao muốn đi Úc. Lúc đó tôi không có lựa chọn hay ý niệm gì cụ thể là mình sẽ đi nước nào định cư. Nhưng vì Úc là phái đoàn đầu tiên xuống đây [sau ngày tôi nhập trại], và tôi đã quá chán ngán với cảnh đời tỵ nạn trong trại, nên tôi quyết định xin gặp phái đoàn để hy vọng được đi Úc [hay bất cứ nước nào, miễn là rời khỏi cái trại khốn khổ này]. Nhưng trình độ tiếng Anh của tôi lúc đó quá dở, không đếm nổi từ một đến mười thì làm gì viết nổi một lá đơn xin tỵ nạn! Càng không may cho tôi: lúc bấy giờ, chú Ba Trung Tá đã được chuyển sang trại khác để chờ ngày đi Mỹ. Tôi đành nhờ hết người này đến người khác viết đơn dùm tôi, nhưng chẳng ai có thiện chí giúp tôi. Người thì nói bận. Người thì đòi tiền. Có người còn mắng tôi như tát nước vào mặt: ôSao hông chịu học tiếng Anh hồi ở bển, học lớp mấy rồi mà dở quá vậy"ọ Lúc đó, tôi thấy sự độc lập quả thật là quý báu. Bị dồn vào đường cùng, tôi lầm lũi lên thư viện trại, ngồi cả ngày lật quyển từ điển cũ kỹ [Anh-Việt Việt-Anh của Nguyễn Văn Khôn] chuyển từ tiếng Việt sang tiếng Anh lá đơn của tôi. Tôi dịch từng chữ một, không chia động từ hay theo một quy tắc văn phạm nào cả. Cuối cùng tôi cũng có một lá đơn.

"Tại tôi muốn... Nhìn thấy con kangaroo"

Vài hôm sau, loa phóng thanh kêu tên tôi lên gặp phái đoàn Úc để phỏng vấn. Trong thời gian ngắn ở trại, tôi đã từng nghe qua nhiều câu chuyện về những người đi trước bị các phái đoàn từ chối cho đi định cư chỉ vì trả lời phỏng vấn không thông, hay vì những lý do vớ vẩn, ngẫu nhiên. Vì thế, tôi hồi hộp bước vào phòng phỏng vấn trong ánh mắt theo dõi của nhiều đồng hương khác đang chờ. Anh chàng nhân viên sứ quán Úc cao, to, râu ria xồm xoàm, nhìn lá đơn của tôi và hỏi qua anh thông dịch viên: ôAi viết lá đơn này"ọ Tôi trả lời, cũng qua anh thông dịch viên: ôDạ, tôi viết.ọ Anh ta mỉm cười. ôAnh có bao giờ học tiếng Anh chưa"ọ ôDạ chưa,ọ tôi rụt rè trả lời. ôAnh muốn qua Úc làm gì"ọ ôDạ, đi học hay làm ruộng.ọ ôTiếng Anh như vầy sao đi học được" Anh cũng không đủ tiền làm ruộng đâu!ọ Tôi ngỡ ngàng trước câu bình phẩm của anh ta: làm ruộng mà cũng cần tiền ư; cảm thấy thất vọng: đúng, tiếng Anh của tôi quá dở; và nghĩ rằng cái mộng đi Úc tiêu tan rồi. Nhưng anh ta hỏi tiếp : ôNgoài những lý do anh nêu trong đơn, anh còn có lý do nào khác để xin đi Úc không"ọ Tôi nhớ thời còn đi học có thấy con chuột túi Kangaroo và ước mơ có ngày được nhìn nó tận mắt. Tôi bèn thực tình nói: ôTại tôi muốn... nhìn thấy con Kangaroo!ọ Anh ta trợn mắt nhìn tôi một lúc, rồi đột nhiên bật cười ha hả, chìa một tay ra bắt tay tôi, tay kia anh đóng mạnh con dấu xuống tờ đơn làm vang tiếng ôrầmọ, và nói ôOK, tôi nhận anh. Qua bên kia làm thủ tục mau đi!ọ Trời ạ! Tôi hơi sững sờ và chưa kịp nói lời cám ơn, thì anh ta đã khoát tay cho tôi đi qua phía bàn bên kia làm thủ tục khác. Đa tạ anh Úc! Đa tạ! Tôi không thể nào quên anh Úc này mà tôi coi như một ân nhân. Đời người có khi được quyết định trong một vài giây lát như thế.

Lúc tôi vào trại Songkhla thì cũng là lúc trại sắp đóng cửa. Sau khi được phái đoàn Úc nhận khoảng ba tháng, tôi được chuyển đi một trại ôchuyển tiếpọ (transit camp) thuộc tỉnh Phanatnikhom ở miền bắc Thái Lan. Từ Songkhla đến Phanatnikhom khoảng một ngày đường (bằng xe buýt). Xe tôi đi qua những đồng ruộng, đồi núi chập chùng của Thái Lan mà tôi cho là rất đẹp, không thua gì cảnh đồi núi miền Trung Việt Nam. Đang chiêm ngưỡng vẻ đẹp của rừng núi chưa tới đâu, tôi giật mình nhận ra một tai nạn kinh hoàng trong đoàn xe búyt. Chiếc xe buýt phía sau xe tôi, không rõ do anh tài xế bất cẩn hay ngủ gục, bị lật xuống đường ruộng. Một anh đồng hương tỵ nạn trẻ tuổi ngồi ở cửa sổ bị đứt lìa một cánh tay khi chiếc xe chạm vào đường nhựa và kéo lê cả mười thước. Tôi xuống xe nhìn thấy anh ta đang nằm bất tỉnh bên lề đường, cánh tay bị đứt lìa đã biến thành màu nâu đen nằm lăn lóc bên đường lộ. Đó là lần đầu tiên tôi được học bài học cơ thể học rất thực tế và bi thảm. Sau này, tôi nghe nói anh bạn trẻ đó được đền 50 ngàn bhat! Người ta đối xử với người tỵ nạn rẻ rúng như thế.

Phatnatnikhom là một trại thuộc vùng giữa nơi ôđồng không hiu quạnhọ, rất ít cây xanh, và đất cát vàng như sa mạc. Trại này cũng được đặt dưới quyền điều hành của quân đội và cảnh sát Thái Lan. Và cũng giống như tình trạng ở Songkhla, lính và cảnh sát Thái ở đây cũng rất tàn ác với người tỵ nạn. Những hành động chèn ép, những trận đánh người vô cớ, những vụ hãm hiếp phụ nữ, v.và xảy ra hầu như hàng ngày. Trại này lớn hơn trại Songkhla nhiều, có thể chứa tới cả hàng năm mươi ngàn người. Không giống như Songkhla, trại này có nhà hẳn hoi cho người tạm trú. Hàng ngàn dãy nhà được xây cất bằng các vật liệu như fibro, tole, và xi măng. Mỗi nhà chứa khoảng 10 đến 15 người, và cũng không có ngăn chia phòng ốc gì cả. Lúc chúng tôi mới đến, trại vừa mới xây xong, trong nhà hoàn toàn trống tuếch. Chúng tôi phải ngủ dưới sàn xi-măng, nhưng như vậy đã là quá sang trọng rồi! Hàng ngày, mỗi người tạm trú được cung cấp khoảng 15 lít nước dùng cho vệ sinh cá nhân, giặt giũ và các nhu cầu k hác. Thức ăn do các nhà thầu Thái nấu và cung cấp, và vì thế mà phẩm chất rất tồi tệ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua những mảng cơm nhão như cháo hay thiu, cùng những ômón ănọ gà và cá kho ôlựu đạnọ (tức là chỉ có xương), người ta có thể được tha thứ nếu nghĩ đó là một một loại thức ăn cho thú vật, chứ không phải cho con người.

Khi lên trại này, tôi mới thực sự có cơ hội đi học tiếng Anh. Lúc đầu tôi ghi danh vào một lớp dạy tiếng Anh do nhân viên thuộc các tổ chức từ thiện giảng dạy. Không biết vì chính sách hay vì không rành phương pháp sư phạm, họ dạy rất thực tế, không chú trọng đến văn phạm, cú pháp, mà chỉ qua những câu đàm thoại thông thường như: ôHow are youọ, ôI am fine, thank youọ, ôMy name is ...ọ, v.v... Chỉ một tuần theo học, tôi đã chán ngấy và bỏ học. Tôi xin được một việc làm thủ thư trong thư viện của tổ chức tôn giáo có tên là ôAssembly of Godọ ngay trong trại. Hàng ngày, tôi âm thầm vui với công việc xếp sách cho có thứ tự, lúc rảnh rỗi thì học tiếng Anh một mình ở một góc nhỏ của thư viện. Mỗi sáng, tôi gom góp những tờ báo tiếng Anh cũ dùng để gói rau cải, xếp lại cho phẳng; tôi tìm những chữ mình muốn học, vào thư viện tra từ điển xem nghĩa là gì, cách dùng như thế nào, nguồn gốc của chữ đến từ đâu, cách phát âm ra sao, v.v... Có khi suốt ngày tôi để tâm học chỉ một chữ! Tôi gh i chép rất cẩn thận và chi tiết những quy luật về văn phạm tiếng Anh. Sau vài tháng tự học, tôi thấy cuốn sổ tay của mình đã trở thành một cuốn sách văn phạm tiếng Anh, và tôi cũng thấy mình tự tin hẳn lên, mặc dù nói chưa được nhiều, và vì thế, phát âm vẫn còn là một vấn đề.

Ở trại Phanatnikhom được khoảng 6 tháng, tôi được tổ chức ICM (Inter-governmental Committee for Migration) dàn xếp lên đường đi định cư. Trong chuyến đi Úc có tất cả 54 người. Sau khoảng 5 giờ đường bằng xe búyt, chúng tôi đến thành phố Bangkok. Sau cả năm trời bị giam cầm trong các trại tỵ nạn ở rừng sâu núi thẳm, tôi đến Bangkok bằng một tâm trạng của một người nhà quê ra tỉnh. Lần đầu tiên trong đời thấy xa lộ chồng chéo lên nhau và xe ô tô con chạy như mắc cửi, tôi mới thấy ôHòn ngọc Viễn Đôngọ Sài Gòn của Việt Nam quá ư là lạc hậu và thậm chí bé nhỏ! Ngồi trong phòng chờ đợi ở phi trường, trong lòng tôi lúc đó buồn vui lẫn lộn. Tôi không bao giờ có cảm tình (nếu không muốn nói là ghét) chính phủ Thái Lan, vì thái độ làm ngơ và sự bất nhẫn của họ trước thảm nạn trên biển Đông, hay có thể nói cho đúng hơn là sự ủng hộ ngầm của họ đối với những hành động giết người tỵ nạn Việt Nam hàng loạt trong vùng Vịnh Thái Lan. Nhưng dù sao đi nữa, đất Thái Lan cũng đã cưu mang tôi tron g thời gian khó khăn nhất; và vì đã có một sự gắn bó như vậy, tôi cảm thấy buồn buồn khi phải chia tay Thái Lan. Cuộc chia tay nào mà chẳng buồn. Vui là vì tôi biết sắp tới đây mình sẽ được tự do, và nhất là không còn bị giam cầm trong các trại tỵ nạn nữa. Chúng tôi được nhân viên ICM ôlùaọ lên chiếc máy bay khổng lồ (mà sau này tôi mới biết là Boeing 747) thuộc Hãng Hàng không QANTAS của Úc, và được sắp xếp ngồi ở những hàng ghế sau cùng trong máy bay. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi được đi máy bay to lớn như thế. Đang suy nghĩ miên man thì nhân viên mang đến cho chúng tôi khăn lau mặt thơm phức và ly nước cam vàng tươi vô cùng mát mắt. Sau nhiều tháng bị đối xử như tù nhân, đây cũng là lần đầu tiên tôi được phục vụ và đối xử tốt. Tôi đã thật sự xúc động và ngạc nhiên không hiểu sao họ lại tử tế với mình như thế!

"Chào mừng bạn đến Sydney, Úc Đại Lợi"

Suốt khoảng 8 giờ bay, tôi không hề, hay nói đúng hơn là không thể, chợp mắt ngủ dù chỉ một phút. Bao nhiêu suy tư về quá khứ, hiện tại và tương lai cứ quanh quẩn tâm trí tôi... Tôi sẽ làm gì và học gì với khả năng Anh ngữ nghèo nàn này, cuộc sống sẽ ra sao, gia đình và Ba Má tôi bên Việt Nam sẽ bị công an làm khó dễ thế nào, và hàng trăm câu hỏi khác mà tôi không cách gì trả lời được. Miên man chẳng bao lâu thì máy bay đang hạ dần cao độ. Tôi đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, thành phố Sydney đã hiện ra trong tầm mắt. Tôi sắp tới Úc. Cái ý tưởng đó làm cho tôi bồi hồi, xúc động một cách khó tả. Bánh xe rít trên phi đạo và máy bay từ từ giảm tốc độ. Trên máy bay vang lên tiếng nói của cô tiếp viên: ôChào mừng bạn đến Sydney, Úc Đại Lợiọ (Welcome to Sydney, Australia) và thông báo cho chúng tôi biết hôm nay là ngày 26 tháng 1 năm 1982. Ngày Quốc khánh của Úc. Sau khi làm thủ tục hải quan nhập cảnh, chúng tôi lên xe buýt đi về một trung tâm tạm cư được gọi là ôhostelọ ở vùng ngoạ i ô phía Tây Nam Sydney có tên là Cabramatta. Rời phi trường mát lạnh, bước vào cái nóng hừng hực ở phiá ngoài (42 độ C) làm tôi hơi sốc. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng nước Úc đang ở vào mùa hè!

Trên đường từ phi trường đến vùng ngoại ô Cabramatta, tôi để ý không thấy nhà cửa cao vút trời như ở Bangkok, mà chỉ toàn là nhà gạch đỏ ao, không sơn phết phía ngoài như nhà ở Việt Nam. Có lúc xe chạy ngang qua những khu cây cối um tùm mà tôi tưởng như đang đi trong rừng. Lúc đó, tôi đã hơi thất vọng, vì nước Úc không như mình nghĩ trong tâm tưởng là một xứ với nhà lầu cao trọc trời, văn minh, hiện đại. Xe buýt đổ bến Cabramatta Hostel, tôi đã thấy vài anh chị đang nằm trên bãi cỏ xanh rì đọc sách hay ngắm nhìn trời xanh ... Tôi để ý thấy đủ sắc dân ở đó mà sau này tôi được biết là họ đi từ Campuchea, Lào, Hồng Kông, Nam Dương, Ba Lan, Nam Tư, Tiệp Khắc, Liên Xô cũ, v.v...

Từ phía ngoài nhìn vào, Cabramatta Hostel có vẻ cũ kỹ; nhưng phía trong phòng lại đầy đủ tiện nghi không kém gì các tiện nghi trong khách sạn. Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng người Úc không chú trọng nhiều về hình thức bề ngoài, nhưng lại rất quan tâm đến nội dung, phía trong. Theo quy định của Hostel, chúng tôi không được nấu nướng trong phòng mà phải ăn ở phòng ăn của nhà bếp. Phòng ăn và nhà bếp rất lớn, có khả năng phục vụ cả vài trăm người. Lần đầu tiên vào phòng ăn, tôi bị choáng ngộp trước lượng thức ăn và sự dư thừa của thịt cá và trái cây ở đây. Tất cả thức ăn đều được bày đặt một cách cực kỳ ngăn nắp và sạch sẽ. Mỗi ngày có ba buổi ăn: điểm tâm, ăn trưa và ăn tối. Mặc dù thức ăn đầy rẫy, tôi vẫn không ăn được gì nhiều, một phần do nhớ nhà, một phần vì thức ăn không hợp khẩu vị (không có nước mắm hay các món kho, canh...), bởi vì thức ăn hoàn toàn do người Úc nấu theo kiểu [dĩ nhiên là] Úc. Mà cũng chẳng riêng tôi, hầu như người Việt Nam nào cũng có cùng cảm tưởng. Cứ mỗi lần nhà bếp phục vụ món thịt trừu thì phòng ăn có đầy người Tây phương và vắng mặt người Á châu; nhưng nếu bữa ăn có món thịt gà thì lại thấy hiện diện lố nhố những "đầu đen" trong hàng.

Vì mới tới Hostel, chưa đủ thời gian để chính phủ làm thủ tục trợ cấp an sinh xã hội, nên một hội từ thiện phát cho chúng tôi mỗi người 20 đô-la và một vé đi mua quần áo. Tôi mừng lắm, lần đầu tiên cầm trên tay 20 đô-la, nhưng cũng chẳng biết phải làm gì với số tiền này. Tôi bèn cuốc bộ đến tiệm bán đồ cũ của thuộc Hội St Vincent de Paul để mua hai bộ đồ và một đôi giày để thay đổi. Tuy là đồ cũ nhưng thực ra thì phẩm chất còn rất tốt đối với tôi. Tất cả chỉ tốn có 2 đô-la! Chao ôi, sao mà rẻ thế. Sau vài ngày ôquen nước quen cáiọ, tôi tìm đường cuốc bộ ra phố và thấy có một tiệm thực phẩm có tên là ôHồ Vị Anọ và một tiệm phở ôQuê Hươngọ. Chỉ nhìn thấy hai bảng hiệu có chữ Việt quen thuộc đó đã làm cho tôi mừng không tả được. Mừng như gặp được một cái gì thân thương. Mừng húm. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa dám vào quán phở ăn, vì thấy một tô phở giá tới 2 đô-la, tức tương đương giá hai bộ quần áo và đôi giày của tôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.