Hôm nay,  

Dự 2 Đêm Dợt Nhạc Thính Phòng Chương Trình Nhạc Tiền Chiến

10/02/200100:00:00(Xem: 4436)

Cách đây gần một tháng, trong buổi sinh hoạt của một hội đoàn, trong giờ giải lao tôi được nghe một số các anh chị bạn rủ nhau đi ghe nhạc thính phòng Tiền Chiến…!!"" Tôi ngạc nhiên vì mình được đọc nhiều báo Việt ngữ từ Quận Cam và San Jose mà có nghe thấy nhạc thính phòng Tiền Chiến hay Hậu Chiến gì đâu… mà các vị này lại rủ đi nghe một chương trình nhạc có vẻ hấp dẫn quá vậy! Hấp dẫn vì các lý do sau đây: Một là nhạc thính phòng với dàn nhạc giao hưởng nhẹ, hai là nhạc Tiền Chiến…
Đối với tôi, khi nghe và thưởng thức âm nhạc thì cũng chỉ thưởng thức ở mức độ trung bình. Trình độ thẩm âm và hiểu biết về âm nhạc cũng chỉ ở mức thưởng ngoạn chứ không dám đặt mình vào mức độ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các từ "Nhạc Tiền Chiến" khiến tôi nhớ tới những nhạc sĩ tiên khởi của một thời lãng mạn đã qua của giai đoạn 1930 - 1945 như Văn Cao, Doãn Mẫn, Hoàng Quí, Đặng Thế Phong, Dương Thiệu Tước, Tô Vũ, Phạm Duy, Nguyễn Hiền, Đoàn Chuẩn, Đỗ Nhuận… với các nhạc phẩm được coi như nhạc mới thuộc loại "cổ điển" Việt Nam được trân quí như Thiên Thai, Suối Mơ, Biệt Ly, Gọt Mưa Thu, Ngọc Lan, Bến Xuân, Lá Đổ Muôn Chiều…. Tuổi trẻ chúng tôi lớn lên trong một giai đoạn lịch sử mà quê hương gặp nhiều tai ương, biến loạn nhưng lại được ôm ấp, nâng niu trong dòng nhạc trữ tình lãng mạn đó của thời "Tiền Chiến". Nghe nhạc, thưởng thức một bài ca như thể để sống lại một giai đoạn lịch sử, một dấu chứng của thời gian. Nghe nhạc phải có lời như nghe bản cải lương Miền Nam thì phải vỗ tay khi nghệ sĩ xuống bảy câu vọng cổ!
Tôi thêm tò mò tìm hiểu. Thì ra các bạn tôi nghe được các buổi phát thanh, hội thoại về một nhóm anh chị em trẻ của Hội Nghệ Thuật Âm Nhạc California sẽ tổ chức hai đêm nhạc thính phòng với chủ đề "Nhạc Tiền Chiến" trình diễn ở San Jose vào ngày 04/02/2001 và tại Quận Cam vào đêm 17/02/2001. Và may mắn khác lại đến là tôi lại có một người bạn trẻ trong ban tổ chức mời tham dự một buổi tập dượt của chương trình Nhạc Tiền Chiến đêm 30/01/01 tại Westminster. Tôi cảm thấy sung sướng vì may mắn và có duyên vơi Nhạc Tiền Chiến Việt Nam.
Để được tham dự trọn vẹn buổi tổng dợt bắt đầu lúc 7:00 tối ở Quân Cam, chúng tôi phải rời vùng San Fernando Valley từ 4:00 chiều vì phải qua nhiều nút kẹt xe mới tới được Westminster. Đến được địa điểm là phòng nhạc của Trường Westminster Music School đúng bảy giờ, chúng tôi đã thấy ban nhạc đang dợt cùng ca sĩ Thái Hiền với các bài Suối Mơ, Bến Xuân. Phòng tập dợt ở lầu một. Tôi đã gặp, thấy và nghe với nhiều bất ngờ lý thú.
Tôi gặp các người bạn trong ban tổ chức là chị Vũ Thị Thơ và anh Phạm Duy Quang. Tôi được gặp họa sĩ Thái Tuấn, tuy đã 82 tuổi nhưng ông vẫn còn khỏe và cũng yêu nhạc "Tiền Chiến" nên được Chị Thơ và người con dâu của ông đưa đến tham dự buổi tập dợt. Tôi gặp Khánh Ly và phu quân là anh Nguyễn Hoàng Đoan ngồi yên lặng để nghe và chờ vợ tập dợt trong tư thế kiên nhẫn phó thác, trên tay cầm chiếc máy ghi âm mini. Tôi thấy Thanh Lan đến rất sớm để dợt cùng ban nhạc. Sau đó là Đinh Ngọc, Tuấn Ngọc rồi Quỳnh Giao lần lượt xuất hiện…
Ngạc nhiên lớn của tôi là nhạc trưởng Thomas Ngô và các nhạc sĩ viết hòa âm như Khánh Hồng, Đặng Xuân Thìn, Nhật Trung đều rất trẻ. Tôi ngồi yên nơi góc phòng để nghe và nhìn lối làm việc, điều khiển, nói năng của các nhạc sĩ trẻ này. Tôi lấy làm cảm phục sự say mê nghệ thuật của họ. Người thu hút sự chú ý của tôi nhiều hơn hết là "nhạc trưởng" Thomas Ngô. Thomas còn rất trẻ trong tư thế một nhạc trưởng và trông anh rất hiền lành, khiêm tốn, dịu dàng và nhẫn nại… miệng luôn nở nụ cười trong suốt buổi tập dợt, điều khiển cũng như khi nghỉ ngơi. Tôi lại được biết Thomas Ngô đã từng du học Aâu Châu, tốt nghiệp môn điều khiển dàn nhạc giao hưởng và French Horn. Anh từng là giảng viên Trường Quốc Gia Aâm Nhạc Saigon… Họ là những nhạc sĩ trẻ có tài và có lòng với quê hương, muốn làm sống lại dòng nhạc trữ tình "Tiền Chiến" trong kiểu trình diễn thính phòng với lối viết hòa âm, phối khí mới lạ cho một ban nhạc giao hưởng nhẹ gồm 8 violins, 2 cello, 1 piano, 1 keyboard, 1 guitar, 1 base, 1 Flute, 1 Clarinette, 1 Saxophone và 1 trống. Các nhạc sĩ hoà tấu có 5 người Mỹ là Mike Alarcon (trống), Rory Mazzela (saxophone), Jim Foschia (clarinette), Bob Morgan (flute) và Fernando Hahnl (cello), họ đã hài hòa trong lối điều khiển nhã nhặn của Thomas Ngô và dĩ nhiên là sự điều hợp tổng quát của "Bầu Thơ". Phải nói là họ thao dợt rất nghiêm túc. Trước đó ban nhạc đã có nhiều buổi hòa tấu tập dợt với nhau rồi và sau đêm nay, họ còn phải thao dợt vào tối Thứ Năm (2/2/01) cũng tại căn phòng này, rồi tổng dợt vào tối Thứ Bảy (03/2/01) tại San Jose với các M.C. Kim Oanh và Bùi Bảo Trúc (đến từ D.C.) trước khi ra quân vào chiều Chủ Nhật 4-2-2001.


Tôi đã nghe Thái Hiền hay Thanh Lan hay Khánh Ly hát nhiều rồi nhưng chưa bao giờ được nghe và nhìn các chị hát với một ban giao hưởng thính phòng như hôm nay. Phải nói là nghe lạ lắm và "đã" lắm; ở lối nhẹ nhàng êm ái trong phong cách tuyệt vời của một ban giao hưởng thính phòng. Tôi đã từng nghe Khánh Ly hát "Ca Khúc Da Vàng" tủi hờn bên một cây guitar thùng đơn sơ trên sân trường Văn Khoa Saigon hay tức tưởi với những bài ca tan nát chia ly trên sân khấu lộ thiên ở trại tỵ nạn Fort Chaffee 25 năm trước, hay bên đống lửa hồng bập bùng của một đêm trại hè công tác hay lâm ly với những bản tình ca của TCS trong sương mờ Đà Lạt… Tôi cũng từng bị cuốn hút và đau nhói tim cang khi nghe Khánh Ly nức nở hát "Kinh Khổ" của Trầm Tử Thiêng … Và đây là lần đầu, tôi được nghe Khánh Ly hát bên dàn nhạc giao hưởng. Cung cách và giọng hát của Khánh Ly lại càng thêm điêu luyện, thêm "liêu trai và ma quái" với "Biệt Ly" của Doãn Mẫn, "Trách Người Đi" của Đan Trường…! Người nghe cũng phải "thổn thức", "trách móc" hay hờn dỗi nhẹ nhàng diệu vợi theo với Khánh Ly. Thật tuyệt vời!
Tuấn Ngọc đã cho chúng tôi thưởng thức "Lá Đổ Muôn Chiều", "Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa" qua giọng hát khỏe và điêu luyện của anh. Khó có ai có thể diễn tả được bài "Lá Đổ Muôn Chiều" bên cạnh dàn nhạc giao hưởng như Tuấn Ngọc. Nhưng còn một điều lạ nữa trong lối hoà tấu của ban nhạc và cách diễn tả của Tuấn Ngọc với một bài hát rất quen thuộc trong các bài nhạc tiền chiến là "Cây Đàn Bỏ Quên" của nhạc sĩ Phạm Duy. Cứ tưởng sẽ lại được nghe bài hát như đã nghe các ca sĩ khác đã hát từ bao lâu. Không phải thế đâu! Lối hoà âm của Đặng Xuân Thìn và cách hòa tấu của ban nhạc nghe cũng lạ lắm. Tôi lại được nghe Thanh Lan trình bày bài nhạc giựt gân nhưng êm ái là "Bánh Xe Lãng Tử" của Trọng Khương với cách viết hòa âm và phối khí rất đặc biệt của nhạc sĩ trẻ Nhật Trung. Trẻ lắm. Nhưng rất có tài!
Tối thứ Năm, 2-1-01, cũng tại hội trường của trường âm nhạc Westminster này, là phần tập dợt của Trần Thái Hòa và Đinh Ngọc, là hai giọng nam rất trẻ trung , đầm ấm và quyến rũ. Nhìn hai người ca sĩ trẻ tập dợt và kiên nhẫn lắng nghe sự hướng dẫn của các nhạc trưởng Thomas Ngô và Nguyễn Khánh Hồng, tôi thấy lạc quan vì làng âm nhạc hải ngoại sẽ rất sớm biết tên hai người đang thi thố dọn đường bước vào thế giới âm nhạc với một dáng diệu tự tại và trầm tĩnh này.
Điều đáng ghi là âm hưởng và giai điệu của dàn nhạc hôm nay cũng khác vì hòa âm có đổi khác, đi đôi với nhịp điệu nhanh và dồn dập của những bản hợp ca và tam ca của ba giọng "tiền chiến" Mai Hương-Kim Tước-Quỳnh Giao. Cái mới lạ của hòa âm của Thomas Ngô, Đặng Xuân Thìn, Nhật Trung và Nguyễn Khánh Hồng là soạn hòa âm kỹ lưỡng mới lạ, chọn lọc từng câu từng nốt nhạc, theo âm hưởng và nhịp điệu của từng bài. Những nhạc sĩ trẻ này đã làm mới dòng nhạc tiền chiến cổ điển. Họ đã trau chuốt từng nét chấm phá, tùng câu từng đoạn độc tấu với những phối trí âm thanh lạ lẫm. Họ đã chú trọng nhiều đến những câu nhạc mở đầu để dìu tiếng hát ca sĩ vào giòng nhạc thật tự nhiên và lưu loát. Họ càng chú tâm hơn đến những hòa âm cho những đoạn kết của bản nhạc. Có khi là lâng lâng ray rứt cho những bài tình lãng mạn, có khi lại đột ngột dứt điểm trong những bài vui nhộn, gây ngạc nhiên và thích thú cho người nghe không ít.
Nghe hòa âm của họ tôi chợt nghĩ so sánh được ăn món súp hải sản Tây Bouillabaisse nấu từ gốc từ ngọn, từng gia vị từng vật liệu được kết hợp từ nguyên chất, đem so sánh với những hòa âm cứng nhắc và công thức của những "tác phẩm CD" nhạc thịnh hành sản xuất ở hải ngoại giống như ta phải ăn các món súp từ trong hộp khui ra.
Tôi nghĩ đến những vì sao lạ trong vòm trời âm nhạc Việt Nam hải ngoại. Cũng những ca sĩ quá quen thuộc, cũng những tên tuổi tưởng như nhàm chán nhưng đứng bên dàn nhạc giao hưởng này tiếng hát họ đổi khác, cung cách dáng điệu của người ca sĩ lại trở nên trang trọng lạ thường. Khán giả đi tham dự một buổi hát nhạc hay hoà nhạc thính phòng cỡ này cũng cảm thấy có cái gì khác hơn bình thường. Đến với nhạc thính phòng thường cho ta cái cảm giác yêu thương nhẹ nhàng và tâm hồn thoải mái hơn là đi xem một đại nhạc hội thông thường. Đến để thấy và nghe "Nhạc Thính PhòngTiền Chiến với Dàn Nhạc Giao Hưởng và Thomas Ngô...!" …rồi ra về với một niềm luyến nhớ bâng quơ…! (Đỗ Khanh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.