Hôm nay,  

Luật Sư Phạm Viết Aùnh: Hệ Thống Luật Pháp Hoa Kỳ

10/11/200200:00:00(Xem: 4746)
Kể từ tuần này, Việt Báo số chủ nhật trân trọng giới thiệu với bạn đọc loạt bài đặc biệt về luật pháp Hoa Kỳ do Luật sư Phạm Viết Ánh, một luật gia được bà con tín nhiệm từ lâu tại California, phụ trách. Ngoài các bài viết, Luật sư Ánh cũng sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của bạn đọc Việt Báo về pháp luật.
Trước khi trình bày những đề tài luật pháp thiết thực trong đời sống vào tuần tới, tuần này Luật sư Ánh sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ.
*
Nếu không kể các quốc gia theo luật Hồi Giáo và các quốc gia thuộc khối Cọng Sản, Hệ thống luật pháp của các quốc gia tây phương và của những nước cựu thuộc địa của các quốc gia này được chia thành HAI nhóm. Nhóm thứ nhất gọi là CIVIL LAW SYSTEM. Nhóm thứ hai gọi là COMMON LAW SYSTEM. Nhóm Civil Law System gồm có Pháp (và Việt Nam chúng ta trước 1975) và các nước trong lục địa Âu Châu như Ý, Đức, Tây Ban Nha (và cựu thuộc địa của Tây Ban Nha là Mexico) ...vv. Nhóm Common Law System gồm có nước Anh và các cựu thuộc địa của Anh như Hoa Kỳ, Canada, Úc. .. vv.
Mặc dù luật của cả hai nhóm đều dựa trên Luật La Mã. Theo thời gian hai nhóm đã có những khác biệt. Một trong những khác biệt quan trọng nhất là học lý STARE DECISIS của Nhóm thứ hai. Theo tự diển Black's Law Dictionary, Stare Decisis là tiếng Latin có nghĩ là to abide by, or adhere to, decided caes. Nói một cách dể hiểu học lý này đòi hỏi các vụ xử sau phải tuân theo phán quyết của những cases đã xử trước (decided cases), chứ không được đi ra khỏi những nguyên tắc đã được lập. Những phán quyết này trở thành ÁN LỆ (precedent). Với nhóm Common Law System, án lệ có tính cách ràng buộc, hay nói cách khác án lệ là LUẬT. Với nhóm Civil Law System, án lệ không có tính cách ràng buộc (binding, controlling hay mandatory), mà chỉ có giá trị tham khảo mà thôi (persuasive). Hay nói cách khác án lệ không phải là LUẬT. (lẻ dĩ nhiên bản án này có hiệu lực chấp hành đối với những bên đương sự của vụ án đó, nhưng khác với nhóm common law system, nó không ràng buộc những vụ án sau)
Nước Mỹ thuộc nhóm Common Law System. Do đó những bản án PHÚC THẨM của các tòa Kháng Án (appeal) và Tòa Án Tối Cao (supreme court) sẽ trở thành LUẬT. Luật này đươc gọi là Judge Made Law hay Case Law. Như quý vị có thể thấy, do các vị chánh án có thể làm luật bằng NHỮNG ÁN LỆ, luật lệ của những nước theo nhóm Common Law System sẽ quá nhiều cũng như sẽ thay đổi liên tục.
Luật pháp nước Mỹ lại nhiêu khê hơn các nước cùng nhóm vì Hoa Kỳ theo chế độ Liên Bang (Federalism). Trong chế độ liên bang này, chúng ta có hệ thống luật liên bang (federal law), cùng lúc với 50 hệ thống luật riêng biệt của 50 tiểu bang. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một cách tổng quát hệ thống này.

I. BẢN HIẾN PHÁP LIÊN BANG (US CONSTITUTION)
Cũng như đại đa số các quốc gia khác, Hoa Kỳ cũng có một bản hiến pháp cho toàn liên bang. Hiến pháp Liên Bang là luật pháp tối thượng của đất nước Hoa Kỳ (Supreme Law of the Land). Nó cũng là nền tảng cho hệ thống luật pháp Hoa Kỳ (foundation of American legal system). Điều này có nghĩa là tất cả các luật lệ được làm ra, bởi liên bang hay tiểu bang, phải dựa trên nền tảng này và không được đi ngược lại với các điều khoản của bản Hiến Pháp này. Bản hiến pháp Hoa Kỳ quy định một hình thức chính quyền liên bang (federalism form of government) và sự phân quyền giữa các ngành khác nhau của chính quyền (separation of powers between the various branches of government).

II. CHẾ ĐỘ LIÊN BANG (FEDERALISM)
Sau khi thắng nước Anh trong cuộc Chiến Tranh Dành Độc Lập, 13 cựu thuộc địa, sau những bàn cải khó khăn, đã cùng nhau thành lập một quốc gia là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Mặc dù đại biểu và người dân của 13 cựu thuộc địa này biết và đồng ý với nhau rằng họ cần phải có một chính quyền trung ương cho quốc gia mới mẻ của họ. Họ lại không thể đồng ý với nhau một cách dễ dàng tầm vóc của chính quyền trung ương này. Những đại biểu có cái nhìn không thiện cảm thì muốn chính quyền này chỉ có tính cách tượng trưng thôi. Với họ quyền hành thực sự vẫn thuộc chính quyền tiểu bang của họ (nhóm này được gọi là Antifederalist). Đại biểu của một số cựu thuộc địa khác được gọi là federalist thì ủng hộ một chính quyền trung ương mạnh mẽ hơn để có thể lo toan chuyện người da đỏ, người Anh, người Pháp đang dòm ngó quốc gia non trẻ của họ. Sau đó hai phe phải thỏa hiệp để ký cho được Bản Hiến Pháp Liên Bang và các tu chính án nhằm bảo vệ QUYỀN của các tiểu bang và người dân đối với chính quyền liên bang.
Như quý vị cũng biết chính quyền cấp nào cũng cần có quyền làm luật trong lảnh thổ của mình. Do đó Section 1, Article I của bản Hiến Pháp Liên Bang quy định như sau: "All legislative powers herein granted shall be vested in a Congress of the United States ..." Tạm dịch: tất cả những quyền lập pháp ban cấp ở đây (tức là ở trong bản Hiến Pháp) sẽ được hành xử bởi Quốc Hội Hoa Kỳ. Điều khoản này có hai vế cần phải lưu ý. Vế thứ nhất là ban quyền lập pháp cho quốc hội. Vế thứ hai là chỉ ban những quyền lập pháp được ban cấp mà thôi.
Và để hạn chế quyền của chính quyền trung ương, Tu Chính Án số 10 quy định nguyên văn như sau: "The powers not delegated to the United States by the Constitution, nor prohibited by it to the States, are reserved to the States respectively, or to the people." Chúng tôi xin lược dịch như sau: Những quyền nào không được ủy thác cho Hoa Kỳ (ở đây có nghĩa là chính quyền liên bang) bởi Hiến Pháp, hoặc không bị cấm bơỉ Hiến Pháp để giao cho Các Tiểu Bang, thì sẽ dành cho Các Tiểu Bang hay cho người dân. Nói một cách dể hiểu chính quyền Liên Bang chỉ được ban cho một số quyền nhất định mà thôi. Những quyền nào không giao cho chính quyền Liên Bang sẽ giao cho chính quyền Các Tiểu Bang. Như vậy ngoài các lảnh vực được liệt kê thì chính quyền Liên Bang không được can dự vào những lảnh vực khác hay sao" Và những lảnh vực này sẽ thuộc thẩm quyền (power or jurisdiction) của các tiểu bang phải không " Có lẻ mới đầu những người Antifederalist cũng nghỉ như vậy khi họ chịu thỏa hiệp để ký vào bản Hiến Pháp thành lập chính quyền liên bang. Tuy nhiên không lâu sau khi ký bản Hiến Pháp này thì đã xảy ra tranh chấp giữa những người federalist và những người antifederalist. Cao điểm của sự tranh chấp là cuộc Nội Chiến (Civil Law) không lâu sau đó.
Vậy đâu là câu trả lời cho câu hỏi ở trên đối với chúng ta hiện nay. Câu trả lời là KHÔNG HOÀN TOÀN ĐÚNG NHƯ VẬY. Càng ngày chính quyền liên bang càng bành trướng và xen vào nhiều lảnh vực thuộc quyền của tiểu bang. Nhất là sau cuộc Đại Giảm Phát năm 1930, lúc mà các tiểu bang đã không đủ sức để lo cho người dân của họ. Với chính sách An Sinh Xã Hội được ban hành ngay sau đó bởi tổng thống Franklin D. Roosevelt, chính quyền liên bang đã đi vào lảnh vực mà trước đây thuộc thẩm quyền tiểu bang là police power. Police power là quyền giữ gin và thăng tiến sự an toàn, sức khỏe, vệ sinh, luân lý đạo đức, va øan sinh xã hội cho người dân (to promote safety, health, moral and general welfare). Dựa trên đạo luật an sinh xã hội này chính quyền liên bang đã tham dự vào những chương trình như SSI hay AFDC hiện nay. Như vậy hiện nay đâu là ranh giới chia thẩm quyền giữa tiểu bang và liên bang. Hay nói một cách cụ thể hơn ngành luật nào do liên bang và ngành nào do tiểu bang soạn.

III. THẨM QUYỀN CỦA LIÊN BANG VÀ TIỂU BANG
Hiện nay đã có một sự phân chia quyền hành tương đối rõ ràng giữa chính quyền liên bang và tiểu bang (chúng tôi chỉ dám nói là tương đối vì trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2000 vừa qua, cũng đã có sự tranh luận về sự liên hệ giữa luật tiểu bang và liên bang trong vụ đếm phiếu ở Florida). Thẩm quyển làm luật của liên bang vàtiểu bang được phân chia làm 3 lảnh vực như sau: 1) Những lảnh vực thuộc độc quyền của liên bang, 2) Những lảnh vực thuộc độc quyền của tiểu bang; 3) Những lảnh vực mà cả liên bang và tiểu bang đều có quyền,


1. LÃNH VỰC THẨM QUYỀN HOÀN TOÀN CỦA LIÊN BANG (Exclusive federal powers)
Section 8, Article I của Bản Hiến Pháp liệt kê các lảnh vực mà quyền ban bố luật được giao cho chính quyền liên bang. Chúng tôi chỉ xin trưng dẩn những lãnh vực mà quý vị quen thuộc như Luật Di Trú và Luật Phá Sản (clause 4 section 8), Luật về quyền phát minh sáng chế (Patent Law, clause 8 section 8). Vì những lảnh vực này thuộc độc quyền của liên bang, các tiểu bang không được làm luật liên quan đến những lảnh vực này. Ngoài những quyền được liệt kê một cách rõ ràng ở section 8, Article I, clause 18 của section 8 này còn cho chính quyền liên bang thẩm quyền làm tất cả mọi luật cần thiết và thích hợp (necessary and proper) để thực thi những quyền được liệt kê. Với điều khoản này và một vài điều khoản khác trong bản hiến pháp, qua sự giải thích của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang, chính quyền liên bang hầu như có thể can thiệp vào gần hết mọi lảnh vực.
2. LẢNH VỰC THẨM QUYỀN HOÀN TOÀN CỦA TIỂU BANG
(Exclusive state powers)
Có thể kể một vài lảnh vực thuộc quyền tiểu bang mà quý vị quen thuộc như Luật Gia Đình, Luật về tài sản, luật về thừa kế ...v.v. Những quyền này được gọi chung là police power. Đây là lảnh vực mà theo tinh thần của bản Hiến Pháp chính quyền liên bang không được làm luật. Tuy nhiên chính quyền liên bang có thể can thiệp dựa vào những phương pháp sau: 1) Xét tính cách hợp hiến của luật tiểu bang: ví dụ có một tiểu bang làm luật về thừa kế chỉ cho nam giới được làm người chấp hành di chúc (executor). Mặc dù đây là một lảnh vực hoàn toàn thuộc quyền tiểu bang. Tuy nhiên nó không được mâu thuẩn với Hiến Pháp Liên Bang. Tu Chính Án số 14 đòi hỏi các tiểu bang phải đối xử nam nữ bình đẳng với nhau. Mà đạo luật của tiểu bang này đã kỳ thị nữ giới do đó bị coi là vi hiến và sẽ không có hiệu lực. 2) Cho tiểu bang fund và đòi tiểu bang phải làm luật thuộc thẩm quyền tiểu bang theo ý mà chính quyền liên bang muốn. Ví dụ luật cấm uống rượu những người dưới 21 tuổi. Luật này thuộc loại safety law và thuộc quyền tiểu bang. Để cho các tiểu bang làm luật này, chính quyền liên bang cấp một khoản tiền nào đó để làm freeway cho tiểu bang, với điều kiện các tiểu bang phải làm luật cấm những người dưới 21 tuổi không được uống rượu, với lý do là những người này có thể uống rượu rồi DUI trên xa lộ xây bằng tiền của liên bang; 3) Dùng những quyền ban cấp cho liên bang có tính cách rộng rãi và mơ hồ như loại luật vì cần thiết và thích hợp nói trên (necessary and proper), chính quyền liên bang đã nhảy vào những lảnh vực mà theo truyền thống là thuộc quyền tiểu bang. Chúng tôi trình bày xu hướng bành trướng quyền của liên bang cũng như những cách can thiệp như vậy với mục đích minh họa cho quý vị thấy là luật liên bang có ảnh hưởng khá nhiều trên luật tiểu bang. Và khuynh hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.

3. LẢNH VỰC CẢ HAI CẤP ĐỀU CÓ QUYỀN LÀM LUẬT
(Concurrent federal
and state powers)
Đây là một lảnh vực khá rắc rối và rất là chuyên môn. Chúng tôi xin đưa một ví dụ như lảnh vực thương mại (interstate and intrastate commerce). Vấn đề này thực sự ra là vấn đề phân chia lảnh thổ mà thôi Ví dụ một công ty may mặc ở California. Vì nó nằm trên lảnh địa của California, nó phải tuân theo những luật lao động, luật dân sự .vv..cũa tiểu bang này (intrastate commerce). Tuy nhiên sản phẩm của nó có thể phân phối đi các tiểu bang khác (interstate commerce), hay xuất khẩu. Những giao dịch này sẽ bị chi phối bởi luật liên bang vì nó liên quan đến nhiều tiểu bang. Trường hợp này luật tiểu bang và liên bang hiện diện song hành với nhau. Nếu có mâu thuẩn giữa hai luật thì thường thường luật liên bang sẽ có hiệu lực cao hơn dựa trên supramacy clause được quy định ở Section 2 Article VI của bản Hiến Pháp.

IV. PHÂN QUYỀN GIỮA BA NGÀNH (SEPARATION OF POWER)
1. NGÀNH LẬP PHÁP (THE LEGISLATIVE BRANCH)
Vì đề tài là thẩm quyền làm luật, chúng tôi sẽ bắt đầu với ngành Lập Pháp. Article I, section 1 của bản Hiến Pháp Hoa Kỳ ban quyền làm luật cho ngành Lập Pháp. Chúng tôi xin trích nguyên văn section này: "All legislative Powers herein granted shall be vested in a Congress of the United States which shall consist of a Senate and House of Representatives." Điều khoản này có lẻ cũng giống như nhiều quốc gia khác và cũng không cần phải giải thích gì hơn. Với thẩm quyền hiến định này, Quốc Hội Hoa Kỳ có quyền làm ra những Đạo Luật (Statute) có hiệu lực pháp lý chỉ thua bản Hiến Pháp Hoa Kỳ mà thôi. Như đã trình bày ở phần Chế Độ Liên Bang (Federalism) ở trên, Quốc Hội Liên Bang chỉ được làm luật trong những lảnh vực dành riêng cho liên bang mà thôi. Ngoài nhiệm vụ làm luật, Quốc Hội Mỹ còn làm những việc, mặc dù không nhiều, không có tính cách lập pháp như điều tra (ví dụ vụ Enron), xét xử (vụ tổng thống Clinton).
2. NGÀNH HÀNH PHÁP (THE EXECUTIVE BRANCH)
Section 1, Article II ban quyền hành pháp cho một vi tổng thống của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ("The executive Power shall be vested in a President of the United States of America). Ngoài quyền hành pháp, tổng thống và ngành hành pháp cũng có quyền lập pháp bằng những cách sau: 1) bằng sự ủy quyền của Quốc Hội: tổng thống có thể làm những executive orders và các bộ, sở có thể làm những regulation (qui định), 2) Gián tiếp bằng cách phủ quyết (veto) những luật quốc hội đã thông qua mà tổng thống không vừa ý, 3) Thật ra một số lớn dự thảo luật được đưa ra tại lưỡng viện quốc hội là từ ngành hành pháp, bằng biện pháp này, ngành hành pháp đã góp phân vào tiến trình làm luật bằng những đề nghị của họ. Có thể nói là ngành hành pháp cũng đảm nhiệm quyền tư pháp qua những tòa án như Tòa Án về Thuế (Tax Court), Tòa Án Di Trú...vv.
3. NGÀNH TƯ PHÁP
(THE JUDICIAL BRANCH)
Như đã nói ở phần giới thiệu về hệ thống common law system, những bản án phúc thẩm của tòa kháng án và tối cao pháp viện sẽ trở thành luật, gọi là case law. Bởi vì những đạo luật do quốc hội làm ra rất tổng quát, những ÁN LỆ là những phán quyết của tòa áp dụng cho những sự kiện của một vụ kiện riêng biệt. Nó trở thành luật và các vụ xử sau đó phải theo những nguyên tắc đã được thiết lập trong ÁN LỆ. Lẻ dĩ nhiên ÁN LỆ có hiệu lực thấp hơn là ĐẠO LUẬT do Quốc Hội làm ra. Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ còn có một quyền khác gọi là judicial review. Với quyền này các tòa án có quyền xem xét tính cách hợp hiến (constitutional) của các luật lệ được làm ra bởi ngành Lập Pháp và Hành Pháp.
Chúng tôi vừa trình bày về sự phân quyền (separation of powers) giữa BA Ngành của chính quyền liên bang. Về đại thể thì sự phân quyền của BA Ngành của chính quyền tiểu bang cũng tương tự như vậy. Các ngành của tiểu bang cũng có quyền ban hành luật lệ trong phạm vi tiểu bang của mình. County, City và các Special District cũng có quyền làm luật (ordinance hay regulation) trong quản hạt của mình.
Sau khi đọc phần trình bày ở trên quý vị có thể thấy rất nhiều luật lệ của rất nhiều ngành, rất nhiều cấp chính quyền ảnh hưởng đến chúng ta. Một hành động của quý vị mà chúng tôi gọi là hành vi pháp lý, có thể có NHỮNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ khác nhau cùng một lúc. Ít có hành vi pháp lý nào chỉ có một hậu quả pháp lý. Ví dụ một cư dân California qua đời với một di sản (estate) khoản $1,000,000.00 trong đó có một căn nhà ở California và một căn ở Oregon. Nếu người này không có một living trust thì phải làm thủ tuc probate (thủ tục thanh lý tài sản người quá cố) tại cả California và Oregon. Sau đó lại phải khai thuế di sản (estate tax) với liên bang nữa.
Chúng tôi hy vọng là đã trình bày một cách dễ hiểu đề tài phức tạp này. Nếu quý vị cần tham khảo thêm xin thư hay email cho chúng tôi.
Luật Sư Phạm Viết Ánh
9938 Bolsa Ave, #215
Westminster CA 92683
Tel: 714-689-2499
Email: Phamvietanh@aol.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.