Hôm nay,  

Mối Tình Ngàn Dặm Tìm Nhau

26/06/200400:00:00(Xem: 4695)
- Sự kiên cường của một mối tình vượt bức tường gian nan của di trú
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Báo "The Capital Times" tại tiểu bang Wisconsin vừa phổ biến một bài viết rất cảm động của đôi tình nhân đã vượt biết bao thử thách của cơ quan di trú và Tổng lãnh sự Mỹ tại Việt Nam để được đoàn tụ tại Hoa Kỳ. Văn phòng RMI xin lược dịch bài viết này của ký giả David Callender để chia xẻ với những mối tình trong sáng nhưng phải vượt qua biết bao thử thách để được gần bên nhau...
Hầu hết những cặp tình nhân đều phải chứng minh tình yêu của họ trước khi kết hôn. Nhưng đối với anh Trần Tín và chị Vương Mỹ Trang thì phải chứng minh tình yêu của họ với các cơ quan chính phủ liên bang trước khi họ có thể đến gần nơi linh thiêng để thề nguyền kết nghĩa trăm năm.
Vào một ngày thứ Sáu, sau gần ba năm trải qua những thủ tục quan liêu hành chánh, đầy lo âu và những cú điện thoại vượt trùng dương, tình yêu của cuối cùng của họ mới được xác nhận!
Trong một buổi nghi lễ được tổ chức vào buổi trưa trong căn phòng hành chánh ở đường Park, ông chánh án Paul Lundsten đã chứng kiến sự thành hôn của đôi vợ chồng này.
Trước mặt anh Trần và chị Vương, duyên dáng trong chiếc áo dài Việt Nam truyền thống và trao nhẫn cưới cho nhau, chánh án Lundsten nói rằng những đòi hỏi hợp pháp về hôn nhân rất đơn giản, "nhưng nếu các bạn đo lường hôn nhân như sự dễ dãi của luật hôn nhân thì sự cam kết trang trọng và sự bền lâu sẽ bị xem thường".
Nhưng đối với trường hợp của anh Trần và chị Vương, chỉ riêng những đòi hỏi hợp pháp cũng đủ trắc nghiệm sự nồng thắm tình yêu của họ, khi anh Trần, một công dân Hoa Kỳ sinh trưởng ở Việt Nam, đã cố gắng vượt qua những khó khăn về thủ tục giấy tờ để xin chiếu khán (visa) cho chị Vương ở Việt Nam có thể sang Hoa Kỳ.
Cô Marilyn Fayram, vừa là bạn vừa là thầy giáo dạy Anh ngữ của anh Trần, nói rằng "Thật là gian nan. Nhưng Tín không bỏ cuộc. Anh luôn cố gắng hết sức mình".
Anh Trần cho biết anh không còn sự chọn lựa nào khác. Anh nói từ trái tìm mình: "Tôi yêu cô ấy. Cô ấy rất yêu tôi. Tôi không biết về luật và đây là một trở ngại. Nhưng mọi người đã giúp tôi".
*
Những rào cản: Họ gặp nhau năm 1999 khi anh Trần thăm gia đình ở Việt Nam. Lúc đó, anh đang có vợ nên anh và chị Vương chỉ là tình bạn. Sau khi anh Trần ly dị năm 2001, anh trở về Việt Nam để thăm gia đình và để quên đi cuộc hôn nhân đổ vỡ đã qua, tình bạn giữa anh và chị Vương càng thắm thiết hơn. Trong suốt bốn tháng thăm viếng, tình bạn của họ trở nên thơ mộng hơn. Nhưng trong thời gian này, anh Trần, từng bị bại liệt hai chân trong thời chiến tranh, đã ngã bệnh nặng. Anh Trần kể lại: "Tôi bị sốt cao. Cô ấy đã săn sóc và an ủi tôi. Tôi biết mình đã yêu cô ấy. Tôi xin kết hôn với cô và cô ấy đã ưng thuận".
Đôi uyên ương này đã làm nghi lễ kết hôn theo truyền thống tôn giáo với sự chứng giám của hai gia đình. Nhưng anh Trần đã quyết định đợi cho đến khi chị Vương sang Mỹ mới chính thức đi sống vợ chồng. Anh Trần cho biết "nhiều người nói bảo lãnh theo diện hôn thê - fiancee - thời gian chờ đợi ít hơn. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng chỉ cần chờ một thời gian thôi".
Anh Trần đã nộp đơn xin chiếu khán cho chị Vương vào tháng 4 năm 2001, và cơ quan di trú INS đã chấp thuận đơn của họ vào ngày 1 tháng 9 năm 2001. Chỉ còn chặng cuối là chị Vương sẽ có cuộc phỏng vấn với Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Anh Trần và chị Vương nghĩ rằng cuộc phỏng vấn chỉ là vấn đề hình thức thôi, nhưng cả hai đã lầm.
Sau biến cố khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước, nhiều tòa Tổng lãnh sự đã bắt đầu siết chặt tiêu chuẩn cấp chiếu khán.

Chị Vương đã có mặt trong cuộc phỏng vấn vào tháng 2 năm 2002, và kết quả rất xấu. Nhân viên phỏng vấn không nói tiếng Việt Nam.
Gần như thời gian mà hai người liên hệ với nhau và những chuyến thăm viếng Việt Nam gần đây của anh Trần đều không được chú ý tới. Nhân viên phỏng vấn cũng đã tra hỏi về sự chênh lệch tuổi tác của họ. Mặc dù hai người cùng sinh ngày 20 tháng 10 nhưng lại cách biệt nhau đến.... 20 tuổi. Trong phần ghi chú, nhân viên phỏng vấn ghi rằng "Trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam.... một cuộc hôn nhân cách nhau nhiều thế hệ được xem là không thích hợp". Mặc dù chị Vương đã trưng dẫn tất cả những hình ảnh nghi lễ đám cưới nhưng nhân viên phỏng vấn thản nhiên phán rằng "chúng tôi tin là sự liên hệ hiện nay (của qúy vị) chỉ thuần túy mục đích di dân mà thôi". Nói cách khác, viên chức Bộ Ngoại Giao này nghĩ rằng cuộc hôn nhân này chỉ là giả tạo.
*
Phản ứng của tình yêu: Chị Vương bị chấn động sau cuộc phỏng vấn. Anh Trần phẫn nộ với kết quả này. Trong một lá thư viết cho chị Vương sau khi chiếu khán bị từ chối, anh Trần nói rằng "anh thực tình không hiểu tại sao họ không tin sự liên hệ của chúng ta là chân thật! Em yêu, nếu chúng mình không có chiếu khán sớm, anh sẽ trở về Việt Nam để săn sóc em, vì nếu em ở bên đó thì anh không th làm gì được cả. Em phải tự lo cho mình mà không có anh cận kề chia sẻ".
Anh Trần, từng là cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong suốt thập niên 60 và 70, không thể hiểu được rằng tại sao quốc gia đang chấp nhận anh lại không muốn anh có một mái gia đình hạnh phúc. "Tôi sống với cô ấy bốn tháng và họ bảo rằng chúng tôi chả có liên hệ gì với nhau. Họ bảo chúng tôi dối trá, nhưng điều họ nói không đúng". Trong cuộc phỏng vấn vừa qua, anh Trần đã nói như vậy và cho biết thêm rằng "Họ đối xử với chúng tôi không giống như con người. Nhưng chúng tôi là con người". Anh Trần cho biết anh và chị Vương tiếp tục gọi điện thoại cho nhau thường xuyên, đôi khi mỗi ngày, và viết thư mỗi tuần một lần. Một người bạn đã giúp họ dịch những lá thư của họ, tràn ngập yêu thương với hai chữ "em yêu dấu"....
Nhưng mọi việc vẫn dậm chân tại chỗ....
Chị Vương kể lại rằng "tôi đã khóc rất nhiều và buồn vô cùng". Anh Trần đã phải viết thư nh sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Russ Feingold ở tiu bang Wisconsin, và dân biu tiu bang Spencer Black, cũng như nhiều bạn bè khác, và gửi thư kháng cáo đến Tổng lãnh sự, và nộp thêm những chứng cớ để giải thích từng đim một lý do tại sao chiếu khán chị Vương bị từ chối. Anh Trần thu thập thêm những xác nhận của bạn bè, hồ sơ tài chánh, thư tình, hóa đơn điện thoại để làm bằng chứng về mối liên hệ của hai người.
Vào giữa năm 2003, cơ quan di trú xét đơn bị trả về của anh và cho biết sẽ gửi đến Tổng lãnh sự để tái cứu xét. Chị Vương được gọi phỏng vấn một lần nữa vào tháng 12, và chị nhận được chiếu khán vào tháng Giêng.
Hiện nay, chị Vương đang ở thành phố Madison, đã trải qua những mùa nắng và mùa gió rét của mùa đông tiu bang Wisconsin. Chị nói mặc dù gia đình chị không muốn chị ra đi nhưng họ "rất thương anh Tín. Anh ấy là người rất tốt".
Anh Trần và chị Vương đều nhận được sự chúc mừng của tất cả bạn bè về cuộc hôn nhân tuyệt đẹp với họ. Anh Trần nói đây là ngày xứng đáng với từng nỗi lo âu của họ. Anh kết luận: "Cô ấy tuyệt đẹp và tôi rất hạnh phúc"...
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.