Hôm nay,  

4 Bác Sĩ Mỹ Sẽ Đi Vn Năm Nay Giải Phẫu Giúp Trẻ Em Nghèo

12/01/200300:00:00(Xem: 3929)
WASHINGTON -- Một nhóm 4 bác sĩ Mỹ dự trù đi Việt Nam năm nay, để tiếp tục giúp trẻ em nghèo đang bị các chứng bệnh, hay dị dạng, về xương và khớp xương.
Nhóm này sẽ do bác sĩ Robert Veith hướng dẫn. Ông là bác sĩ giải phẫu của trung tâm khoa chỉnh hình Valley Orthopedic Association ở Renton.
Mới năm ngoái đây, bác sĩ Veith và 3 bác sĩ giải phẫu khoa chỉnh hình về xương và khớp xương, cũng có đi Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tổ chức gắn bộ phận giả của Việt Nam và nhóm chỉnh hình bàn chân American Orthopaedic Foot and Ankle Society của Mỹ.
Hồi đó - bác sĩ Veith kể lại - nhóm ông từ Hà Nội đi Vinh là thành phố bị dội bom nặng nhất trong chiến cuộc Việt Nam, để làm việc chung với trung tâm khoa chỉnh hình và hồi phục chức năng ở Vinh. Ông đã khám và chữa trị cho các em bị chứng hình thùy bàn chân " club feet," và các dị dạng gây ra bởi bệnh viêm tủy xám "polio," liệt não và còi xương.
Ông nói : thật tuyệt diệu là làm sao để gia đình các em có mặt ngay tại phòng hồi phục, để khi các em tỉnh lại thì được thấy họ bên cạnh.
Hẳn nhiên dân chúng Việt Nam rất vui mừng được giúp đỡ về y khoa. Đời sống của của các bậc phụ huynh các em cũng sẽ được cải thiện một khi các em bình phục, và các bác sĩ Việt Nam cũng được học hỏi thêm qua việc phụ giúp đồng nghiệp Mỹ trong các cuộc giải phẫu.

Sang tuần lễ thứ nhì, bác sĩ Veith trở lại Hà Nội, để lo gắn chân tay giả cho người tật nguyền ở trung tâm gắn bộ phận giả. Phân nửa số người này bị mất tay chân vì mìn, nửa còn lại là vì tai nạn, mà nhiều nhất là bị xe gắn máy đụng trên những con đường lưu thông vô trật tự.
Một nhóm bất vụ lợi khác - gọi là " tái tạo nụ cười" (Operation Smile) - gồm các bác sĩ giải phẫu và gây mê Mỹ, trong đó có bác sĩ Nguyễn Mạnh, cũng từng đi Việt Nam trước đây, để chữa trị các tật sứt môi và hở vòm miệng tại Cần Thơ.
Bác sĩ Mạnh, khoa gây mê của trung tâm y khoa Valley Medical Center, nhắc lại : ông đã chăm sóc khoảng 150 đến 180 bệnh nhân khi ở Việt Nam. Ông nghĩ việc chữa trị này sẽ có ảnh hưởng lâu dài đối với gia đình của họ, vì Việt Nam thiếu sự chăm sóc sức khoẻ có phẩm chất, và số người cần chữa trị đang bị tồn đọng. Theo bác sĩ, chẳng có gì lạ khi nghe nói có gia đình phải đi bộ bốn, năm ngày, và phải dựng lều để chờ đợi.
Bác sĩ tâm sự : văn hóa Việt Nam quí trọng thầy giáo và y sĩ, tạo thành mối gắn bó giữa y sĩ và bệnh nhân. " Chẳng bao giờ tôi cảm thấy tôi là bác sĩ, chỉ là một người bạn đang giúp đỡ."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.