Hôm nay,  

Tái Xuất Giang Hồ

30/11/200200:00:00(Xem: 4055)
Một chính khách Mỹ lão thành 79 tuổi, tưởng đã rửa tay gác kiếm, không ngờ lại tái xuất giang hồ giữa lúc gió tanh mùi mưa máu của lục lâm khủng bố. Tổng Thống Bush đã bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger làm Chủ tịch một Ủy ban điều tra độc lập có nhiệm vụ tìm hiểu trong 18 tháng đầy đủ tình tiết tại sao Mỹ không biết mà đề phòng vụ khủng bố tấn công ngày 11-9. Kissinger là một trong những nhà ngoại giao nổi tiếng của thế kỷ 20. Riêng người Việt Nam không bao giờ quên ông Ngoại trưởng Kissinger với Hiệp định Đình chiến Paris và nhờ thành tích này, ông được giải thưởng Hòa bình Nobel chung với Lê Đức Thọ năm 1973.
Henry Kissinger là Cố vấn An ninh cho Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford từ 1969 đến 75. Ông đã làm nên lịch sử vào tháng 7 năm 1971 khi ông bí mật đến Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông để đi đến việc Mỹ thừa nhận Trung Cộng sau ba chục năm không có bang giao. Ông cũng là vị Ngoại trưởng duy nhất đã kiêm nhiệm Cố vấn An ninh từ 1973 đến 1975. Kissinger là người đã nỗ lực thực hiện sự bớt găng với Liên Sô. Đó là một sách lược nhằm tăng cường mối quan hệ kinh tế và giao thương với Moscow, khiến Liên Sô thấy cần phải duy trì một thế bang giao ổn định với Mỹ và do đó có thể ghìm giữ phần nào dã tâm bành trướng của khối Cộng sản. Như vậy Kissinger là người tượng trưng cho chủ trương hòa giải với Cộng sản chăng"
Sự thật sách lược của Kissinger có nhiều điểm quái gở, nhiều khi hắc bạch bất minh như hành động của một quái kiệt, lúc nắm tay bên phải, khi nắm tay bên trái, theo kiểu “song thủ hỗ bác”, hai tay đánh lẫn nhau nhưng cái thân ở giữa được lợi. Nói Kissinger là người thiên tả hay chủ hòa với Cộng sản chỉ là một nhận xét phiến diện. Bởi vì Kissinger đi cầu thân với Mao để làm rạn nứt thêm mối bất hòa giữa Liên Sô và Trung Quốc, đồng thời để Tổng Thống Nixon có thể rút quân an toàn ra khỏi Việt Nam theo chính sách “Việt nam hóa” chiến tranh. Nhưng khi có cơ hội, Kissinger cũng biết ra tay rất tàn độc. Dư luận cho rằng ông đã gây ra nhiều vụ giết chóc các nhân vật tả phái ở Chile và cuộc đảo chánh đẫm máu năm 1973 khi Tổng Thống thiên tả Allende bị bắn chết tàn nhẫn để thay thế bằng Pinochet, một tay độc tài khát máu đã bị lên án, nhưng Kissinger vẫn phủ nhận chuyện này. Những vụ oanh tạc Bắc Việt dữ dội bằng B-52 trong khi hội nghị Paris tiếp diễn và vụ bí mật oanh tạc Cam Bốt cũng bị coi như thủ đoạn của Kissinger. Khi đến London mấy tháng trước, Kissinger bị biểu tình lên án là tội nhân chiến tranh, vì vai trò của ông trong vấn đề Việt Nam và về những điểm nóng khác, khi ông nâng đỡ những chính quyền thối nát nhũng lạm để làm sao có lợi cho Mỹ. Tôi nghĩ sự lên án Kissinger cũng là chuyện thường tùy theo góc cạnh cái nhìn của mỗi người quan sát thời cuộc và cũng là phản ứng dễ hiểu từ những con người khi thấy quyền lợi bị mất, ước mơ bị tan và lý tưởng bị phản trong một tình thế rất phức tạp khi Mỹ phải tranh đấu sống còn với Liên Sô.

Kissinger bị chê tránh từ mọi phía, vậy ông có đáng khen ở điểm nào không" Tôi nghĩ có, đó là ông đã trung thành và tận lực phục vụ quyền lợi của nước Mỹ. Kissinger là người Đức gốc Do thái, năm 1938 ông đã theo gia đình qua định cư ở Mỹ khi ông mới có 15 tuổi để tị nạn Đức quốc xã. Ông là người di dân đã leo lên đến thượng đỉnh của chính quyền Mỹ và cũng là người đã góp phần quyết định vào việc hoạch định chính sách của Mỹ trong một giai đoạn gay go nhất của cuộc chiến tranh lạnh. Nước Mỹ trở thành một siêu cường duy nhất trên thế giới ngày nay cũng là nhờ những di dân có tài có trí như Kissinger.
Nhưng hãy trở lại hiện tại để nhìn xem chức vụ mới của Kissinger có ý nghĩa gì. Ủy ban điều tra về vụ 11-9 thật ra không phải chỉ tìm hiểu, rút kinh nghiệm về những gì đã xẩy ra, mà thật ra còn “rất quan trọng cho những chính quyền tương lai của Mỹ cho đến khi nào thế giới được an toàn trước hành động của những kẻ ác, thù ghét những lý tưởng của chúng ta”, như lời Tổng Thống Bush đã nhấn mạnh. Trước đây Bạch Cung có vẻ lạnh nhạt với việc thành lập một Ủy ban điều tra độc lập về vụ 11-9, cho rằng điều tra độc lập có thể làm phân tâm chính quyền trong nỗ lực chống khủng bố và làm tiết lộ những chi tiết gây trở ngại cho các hoạt động tình báo. Nhưng từ ngày kỷ niệm 11-9 năm nay, có những áp lực gia tăng từ phía gia đình các nạn nhân và các giới chức Quốc hội, Tổng Thống Bush đã phải đổi ý. Cử Henry Kissenger làm chủ tịch Ủy ban là một sự lựa chọn có tính toán, giữa lúc chính phủ Bush phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải ở Trung Đông, nhất là mối quan hệ với các nước Ả rập và khối Hồi giáo.
Ủy ban điều tra độc lập gồm 10 ủy viên chia đều 5 Cộng hòa và 5 Dân chủ. Nhưng Dân chủ vốn nghi ngờ các thủ đoạn “hắc bạch bất minh” của Kissinger nên đã chỉ định cựu Thượng nghị sĩ George Mitchell làm Phó Chủ tịch Ủy ban. Vấn đề trước mắt là sự phát hiện các đường dây chuyển tiền cho khủng bố xuất phát từ Saudi Arabia, khiến báo chí Mỹ đặt câu hỏi nước này là thù hay là bạn và không quên tố cáo chính quyền Saudi là thối nát. Trong khi khối Hồi giáo nhất tề bênh vực Palestine chống Israel, cuộc xung đột Do thái-Ả rập đang gia tăng cường độ đẫm máu. Người ta e ngại Kissinger là người gốc Do thái nên sẽ dùng thủ đoạn ngầm bênh vực Israel làm cho tình thế nổ thêm. Tôi nghĩ Kissinger có thể không quên cỗi rễ của mình hay có thể có cảm tình với “chính nghĩa Do-thái”, nhưng trước hết và trên hết ông vẫn là người Mỹ. Thủ đoạn là một chuyện, nhưng liêm sỉ tối thiểu của kẻ sĩ, khi đã tuyên thệ trung thành với nước đã nhân mình làm công dân, là phải giữ đúng lời thề đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.