Hôm nay,  

Trung Cộng: Rèn Cán, Chỉnh Quân, Đánh Mỹ?

20/10/200200:00:00(Xem: 4185)
Lịch sử vô tư. Chế độ bạo tàn, bạc ác cũng được ghi công lẫn tội. Thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, Nhà Tần đốt sách chôn học trò nhưng sư ûcho là có công đầu thành lập quốc gia Trung Hoa đúng nghĩa quốc gia của nó. Thế kỷ 20 sau Công Nguyên, Trung Cộng nô lệ hoá nhân dân nhưng có công làm cho người Trung Hoa thoát khỏi nạn đói trầm kha đời nào cũng bị và mở mang bờ cõi rộng lớn hơn bất cứ đời cực thịnh nào của Trung Hoa. Cái mộng làm vua trên bộ, làm chúa trên biển của vua chúa Trung Hoa sống lại mạnh với mảnh đất mầu độc quyền toàn trị của Đảng CS Trung Quốc đang kiểm soát một dân tộc đông nhứt hành tinh với nền văn minh lâu đời của nhân loại. Cái mộng ấy sống động hơn lên sau khi TC đổi mới kinh tế, giao thương, giao lưu kỹ thuật được với thế giới bên ngoài. TC trở thành Anh Cả Đỏ sau khi Liên xô sụp đổ. Và chính Mỹ là nước giúp cho Trung Cộng hiện đại hoá nhiều mặt trong đó có Quân đội. Và chính Quân Đội TC vì được hiện đại hoá nên trở thành nguy cơ cho Mỹ..
Trước nhứt, ba năm trở lại đây, Trung Cộng đã âm thầm điều chỉnh chiến lược, dùng kỹ thuật cao hy vọng làm liệt bại địch thủ, chớ không phải dùng chiến thuật biển người tấn công địch như thời Mao trạch Đông trong Chiến tranh Triều Tiên nữa. Trung Cộng đã có tia laser tấn công vệ tinh quân sự Mỹ dùng để chỉ huy chiến trận, có thể gây chấn động làm gián đoạn mạch từ trường bằng một vụ nổ lớn điện từ đề làm lạc hướng thông tin các computers hành quân của Mỹ.
Chiến lược mới của Trung Cộng, mục tiêu chánh là Mỹ, chớ không phải Đài Loan. Đài Loan là chuyện nhỏ, chuyện nhà của Trung Cộng; Trung Cộng có thể thống nhứt với Đài Loan bằng kinh tế, như với Hồng kông, họp tình nghĩa dân tộc hơn là đánh nhau. Còn nếu đánh Đài Loan, đó chỉ là nhử cho Mỹ nhảy vào tròng để Trung Cộng có lý do đánh Mỹ hầu chia quyền làm chúa biển Thái Bình Dương của Mỹ. Quan niệm chiến lược mới này thay đổi 180 độ quan niệm xưa cách đây 20 năm, thời Trung Cộng không đương cự nổi với Mỹ. Một tùy viên quân sự Tây Phương ở Bắc Kinh gần đây đánh giá, "Trung Cộng có thể tấn công Đài Loan trước khi Mỹ can thiệp nhanh và hạn chế."
Quan niệm mới này đã được chiến lược gia Trung Cộng đối chiếu và rút kinh nghiệm từ chiến tranh của Mỹ ở Vùng Vịnh, Nam Tư và Phi châu. Bom tinh khôn của Mỹ có thể chui vào các lổ thông hơi của các chiến lũy Iraq, giết hàng loạt người làm cho chiến thuật biển người của Trung Cộng trở thành một cách nướng quân vô ích. Nhưng Trung Cộng rút ra được bài học từ thất bại của Iraq: Iraq đã sai lầm không tấn công Mỹ khi dàn quân ở Á rập Saudi. Kết luận của Trung Cộng là đối với Mỹ phải "tiên hạ thủ vi cường."
Ở Yougoslavia và Phi châu, nơi nào Mỹ bị tấn công, thương vong cao đến mức nào đó là nhân dân Mỹ trở thành phản chiến và Quốc Hội Mỹ thường phản ứng đòi chánh quyền phải rút quân. Nếu Trung Cộng tấn công nhanh bằng hoả tiển, bom, pháo kích vào Nhựt, Đài Loan, Nam Hàn, và tạo số thương vong đu cao, nhân dân và Quốc Hội Mỹ có khuynh hướng đòi Tổng thống Mỹ phải triệt thoái quân lực đã trú đóng các nước ấy.
Mỹ ở xa Trung Cộng. Nếu Trung Cộng tấn công trước, Mỹ cần phải có đủ thì giờ để can thiệp.Trung Cộng sẽ vừa đánh vừa đàm, lấy chiến trường làm bàn cho hội nghị, thắng lợi sẽ nghiêng về Trung Cộng.

Thứ hai, Trung Cộng hiện đại hải quân để giành thế hải thương với Mỹ ít nhứt là ở Thái Bình Dương. Trung Cộng đã có trong tay 2 và sắp nhận thêm vài chục diệt lôi hạm loại tân tiến nhứt của Nga với hoả tiển SSN 22 Sunburn được Quốc Hội Mỹ đánh giá, không có hải quân nước nào ở Á châu có thể hạ được. Trung cộng cũng đang kiện toàn từ 50 đến 60 tàu ngầm đã có và đã mua thêm 2, sắp được giao 6 chiếc nữa loại không tiếng động, chạy bằng dầu cặn và điện của Nga. Trung Cộng chưa tạo nổi hàng không mẩu hạm nhưng đã có 40 chục phản lực cơ SU 30 MKK hộ tống, có trang bị rada giúp việc phóng hoả tiển không đối đia, đốiø hải chính xác. Trung Cộng còn có cả một kho quân nhu, quân cụ đề phòng, ngốn một phần lớn ngân sách quốc gia của TC.
Trung Cộng đã vẽ lại và phát hành bản đồ Biển Trung Hoa bao gồm bờ biển VN, Phi, Borneo, Đài Loan. Quần đảo Trường Sa nằm trong vùng biển của TC, tức thuộc TC. TC là nước nhập cảng dầu nhiều nhứt từ Trung Đông, muốn hay không cũng tranh thủ kiểm soát Eo Biển Mã lai. Nói gọn hiện tại không hải quân nước Á châu nào so nổi với hải quân TC, kể cả của Nhựt dưới dạng lực lượng tư vệ vì Nhựt bị cấm có quân đội do hiệp ước đầu hàng trong Thế chiến 2. Nỗ lực Trung Cộng hiện đại hoá mạnh hải quân, Đài loan chỉ là mục tiêu phụ, Mỹ mới chánh.
Người Trung Hoa nói riêng và Đông phương nói chung không thích phân tích vần đề ra từng mảnh như Tây phương, không ưa cách nói trắng trợn, thẳng thừng của Mỹ. Hàm ý, gợi ý, gợi hình, vòng vo Tam quốc một chút, nhẹ nhàng và dễ đi vào lòng người hơn. Để làm nổi bật nỗ lực hiện đại hoá hải lực chống Mỹ, gần đây Đảng và Nhà Nuớc Trung Cộng làm sống lại truyền thuyết hào hùng Oâng Bổn. Trước đây 600 năm vào thời cực thịnh của Nhà Minh, Ô. Zeng He chỉ huy một hạm đội gồm 62 tàu chiến và 30 ngàn thủy thủ đi từ Hoàng Hải Trung Hoa, qua biển Á rập, vòng quanh Phi châu. Dân Trung Hoa hải ngoại và người đia phương kháo nhau rằng Ô. Đô đốc Zeng He, người cao 2 mét 13, đem lại phồn thịnh, tin tưởng, và hy vọng nên lấy Oâng làm Oâng Bổn Mạng cho dân Trung Hoa hải ngoại. Truyên thống Oâng Bổn có từ đó và nơi nào có cộng đồng hải ngoại Trung Hoa là có chùa Oâng Bổn. Truyền thống đó được Đảng, Nhà Nước TC làm sống lại với lễ tiếp rước linh đình, đầy cờ quạt, vang bèn la chập chả ở Trung Cộng. Chiếc diệt ngư lôi hạm Qingdao của Quân đội Nhân Dân Trung Cộng sau chuyến hải hành 4 tháng vòng quanh thế giới, trở về ngày 23 tháng 9, năm 2002. Nhơn khi tinh thần Trung hoa lên như diều gặp gió này, nhiều người Trung Hoa còn tự hào Oâng Bổn Trung Hoa đã từng đi vòng quanh thế giới nhiều thập niên trước khi Kha Luân Bố tìm ra được châu Mỹ.
Việc Ô. Giang Chủ tịch đến nghỉ mát với TT Bush tại trang trại ở Texas là để ra giá làm cho TC vươn lên khi Mỹ đang bối rối vì cuộc chiến chống khủng bố, chớ không phải để tiếp đồng minh. TC chưa bao giờ xem Mỹ là đồng minh, chỉ cùng lắm là đối tác thôi.
Chừng nào cuộc đối đầu lịch sử giành thế hải thượng trên Thái Bình Dương giữa hai siêu cường, một mới lên là Trung Cộng và một khá cũ là Mỹ, xảy ra đây"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.